banner
Chăm sóc mắt
/uploads/2024/nuoc-mat-thum.jpg_202404011704SS.jpg

Khóc là một hành động phổ biến của con người và được kích hoạt bởi nhiều cảm xúc khác nhau. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khóc có thể mang lại lợi ích cho cả cơ thể và tâm trí của bạn, bắt đầu từ khi mới sinh ra. Dưới đây là những tác dụng giúp bạn trả lời thắc mắc “khóc có tốt không”.

Lợi ích bất ngờ của việc khóc đối với sức khỏe

Nếu bạn biết, khóc ngoài thể hiện cảm xúc còn có tác dụng tự chữa lành cho chính “đương sự”. Dưới đây là những lợi ích của việc khóc mà bạn đọc có thể tham khảo:

Khóc giúp giải độc cho cơ thể

Có 3 loại nước mắt bao gồm: Nước mắt phản xạ, nước mắt tự nhiên và nước mắt xúc động. Và trong tất cả những loại nước mắt này đều có tác dụng giải độc cho cơ thể, giúp loại bỏ khói, bụi khỏi mắt, giúp bôi trơn hạn chế nhiễm trùng và mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe.

Khóc giúp tự xoa dịu và chữa lành cho bản thân

Khóc được xem là một cơ chế hữu hiệu để bạn tự xoa dịu và tự chữa lành cho chính bản thân. Hệ thống thần kinh đối giao cảm (PNS) sẽ được kích hoạt khi bạn khóc, từ đó giúp cơ thể bạn được nghỉ ngơi ngay lập tức.

Khóc tạo ra sự thoải mái

Khi bạn khóc, cơ thể sẽ giải phóng những chất tạo cảm giác dễ chịu có tên là oxytocin và opioid nội sinh, giúp xoa dịu nỗi đau cả về thể chất và tinh thần, mang lại sự thoải mái.

Khóc giúp cải thiện tâm trạng

Một lợi ích của việc khóc khác nữa là xoa dịu nỗi đau, từ đó có thể nâng cao tinh thần của bạn. Bạn không chỉ khóc khi gặp phải những chuyện buồn, thỉnh thoảng cũng là khi chúng ta cực kỳ hạnh phúc, sợ hãi hoặc căng thẳng. Lúc đó, việc khóc có thể giúp bạn khôi phục trạng thái cân bằng cảm xúc.

Khóc còn có lợi ích trong việc giúp cải thiện tâm trạng

Khi ta khóc sẽ giúp giảm stress

Khóc là một cách an toàn và hiệu quả để giải tỏa stress mà nếu không có thể dẫn đến những vấn đề như đau đầu hoặc cao huyết áp. Nó giúp bạn đương đầu tốt hơn với những cảm giác tiêu cực, căng thẳng và thất vọng, cho dù hoàn cảnh vẫn y nguyên như vậy. Nguyên nhân là những giọt nước mắt do stress tạo ra sẽ giúp cơ thể đào thải những chất làm tăng cortisol, một hoóc môn stress.

Giúp con người gần nhau hơn

Hầu như khi vui, người ta rất ít khi rơi lệ. Vì thế, chỉ khi quá buồn, người ta mới khóc. Khóc lúc này là dấu hiệu của nhu cầu cần được giúp đỡ và chia sẻ. Điều này khiến mọi người gần gũi và hiểu nhau hơn. Những người bên cạnh sẽ giúp đỡ và xoa dịu cảm xúc, tạo ra một mối quan hệ khăng khít và gắn bó.

Tất cả những điều trên cho thấy nước mắt giúp con người gột rửa cả thể xác lẫn tâm hồn, vì vậy hãy cứ rơi lệ tự nhiên khi cần, chứ đừng kìm nén nữa nhé.

Khóc – cơ chế tự phục hồi sau đau buồn

Khóc là trạng thái rất quan trọng trong giai đoạn đau buồn. Thậm chí, việc khóc có thể giúp bạn đối phó và chấp nhận được một sự mất mát nào đó.

Khóc giúp cải thiện thị lực

Cuối cùng, lợi ích của việc khóc là giữ ẩm cho mắt và ngăn màng nhầy không bị khô mỗi khi chúng ta chớp mắt.

Tiếng khóc đầu đời giúp trẻ sơ sinh hô hấp

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng cất tiếng khóc đầu đời sau khi được sinh ra. Lúc đó, tiếng khóc ngoài sự báo hiệu sự có mặt của bạn đối với xung quanh mà còn là động tác hỗ trợ cho việc trẻ sơ sinh tự thở. Không những thế, khóc cũng giúp trẻ sơ sinh đào thải ra ngoài những chất lỏng thừa trong phổi, miệng và mũi.

Khóc - giúp trẻ nhỏ ngủ ngon hơn

Đối với trẻ nhỏ, sau khi khóc sẽ có giúp trẻ ngủ ngon hơn và hạn chế được số lần trẻ thức giấc.

Tại sao một số người khóc nhiều hơn so với người khác?

Thực tế cho thấy, có một số người lại dễ khóc hơn so với những người khác. Đầu tiên, phụ nữ thường có xu hướng sẽ khóc nhiều hơn nam giới lên đến 60%. Dưới đây là lời lí giải mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Đàn ông có ống dẫn nước mắt nhỏ hơn so với phụ nữ.
  • Đàn ông có nhiều testosterone hơn trong việc có thể ức chế việc khóc.
  • Cánh mày râu có ít prolactin – một loại hormone có thể thúc đẩy nước mắt.
  • Đàn ông thường được khuyến khích không được khóc.

Tại sao có người lại khóc mà không có lý do?

Khóc là trạng thái bình thường trong một số tình huống nhất định như đau buồn, sung sướng hay hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên chảy nước mắt mà không rõ lý do, đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng cần được thăm khám.

Trong trường hợp nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang khóc mỗi ngày trong tất cả các hoạt động, bạn có nguy cơ bị trầm cảm. Dưới đây là những triệu chứng đi kèm với khóc không rõ nguyên nhân:

  • Bạn cảm thấy cuộc sống quá tuyệt vọng, bạn bất lực và buồn bã.
  • Bạn mất hứng thú, mất niềm tin vào cuộc sống.
  • Bạn chán ăn hoặc ngược lại bạn ăn quá nhiều.
  • Bạn bị mất ngủ trầm trọng.
  • Xuất hiện cảm giác tội lỗi hoặc bạn cảm thấy mình vô giá trị quá mức.

Khi bạn khóc kèm theo những triệu chứng này, hãy nhanh chóng nói chuyện và trao đổi với bác sĩ sớm nhất để có phương án điều trịp thời bạn nhé!

/uploads/2024/ngua-mat-thum.jpg_202404011704SS.jpg

Chứng ngứa mắt hay còn có tên gọi khác là viêm ngứa mắt, thường xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do dị ứng và nhiễm trùng. Tùy theo từng nguyên nhân, việc điều trị chứng ngứa mắt có thể khác nhau.

Ngứa mắt dị ứng

Nếu chứng ngứa mắt của bạn diễn ra đều đặn có chu kì vào cùng một thời điểm hàng năm, điều này cho thấy bạn có khả năng cao bị dị ứng theo mùa. Một cách để nhận biết dễ dàng hiện tượng này là bạn sẽ có thêm một số phản ứng dị ứng khác, ví dụ như hắt hơi, nghẹt mũi...

Thông thường, các triệu chứng dị ứng được kích hoạt bởi Histamine – một loại hợp chất sản xuất từ các tế bào nhằm chống lại các tác nhân gây dị ứng. Đồng thời, Histamine cũng gây ra phản ứng viêm và chứngngứa mắt dị ứng.

Để hạn chế hoặc giảm bớt mức độ dị ứng, bạn cần:

  • Chú ý đến các dự báo thời tiết và nên ở trong nhà khi thời tiết có sự thay đổi gây phản ứng tiêu cực với cơ thể (trời quá lạnh, nhiều mưa...)
  • Thường xuyên tắm rửa, giặt quần áo...
  • Bạn có thể sử dụng thêm một số thuốc kháng histamin không kê đơn để giảm bớt triệu chứng.

Nhiễm trùng mắt

Mắt bị ngứa cũng có thể đến từ nguyên nhân mắt đang bị nhiễm trùng bởi các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm...

Một trong những bệnh nhiễm trùng mắt gây ngứa mắt phổ biến là viêm kết mạc. Khi gặp phải bệnh lý này, mắt của bệnh nhân sẽ chuyển sang màu hồng, mắt bị ngứa và khô dữ dội, đem đến cho bệnh nhân cảm giác khó chịu, mệt mỏi.

Thông thường, viêm kết mạc sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh, cùng với kháng viêm đó là steroid khi cần thiết.

Trong trường hợp tình trạng viêm nhiễm diễn biến nghiêm trọng, một số loại thuốc ức chế miễn dịch sẽ được sử dụng.

Viêm mí mắt

Đôi khi, mắt bị ngứa và đỏ cũng có khả năng xảy ra do viêm mí mắt (còn có tên gọi khác là viêm bờ mi). Tình trạng này xảy ra khi các tuyến dầu nhỏ ở gốc lông mi bị tắc nghẽn. Bên cạnh chứng ngứa mắt, đỏ mắt..., viêm mí mắt cũng có thể gây ra một số biểu hiện khác như sưng đau, chảy nước mắt...

Viêm mí mắt không gây suy giảm thị lực, nhưng nó có thể trở thành một vấn đề mãn tính có thể dẫn đến viêm kết mạc và một số biến chứng khác.

Ở trường hợp nhẹ, viêm mí mắt có thể được khắc phục bằng cách giữ mí mắt sạch sẽ. Ở trường hợp nặng, bạn cần tìm đến bác sĩ để có kiểm tra cụ thể. Lúc này, một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm sẽ được áp dụng.

Sử dụng kính áp tròng

 

Một số bệnh nhân bị ngứa mắt do mang kính áp tròng quá lâu trong mắt hoặc không vệ sinh và thay kính thường xuyên. Điều này gây kích ứng mắt, dẫn đến phản ứng ngứa mắt dị ứng và đỏ mắt.

Vì vậy, nếu như bạn có sử dụng kính áp tròng, hãy thực hiện các bước chăm sóc tròng mắt một cách cẩn thận, thay kính thường xuyên... để tránh tình trạng trên.

Để có đôi mắt khỏe mạnh, các bác sĩ khuyên rằng:

  • Tránh dụi mắt: Khi mắt bị đau hoặc ngứa, cần cố gắng kiềm chế hành động dụi mắt. Điều này làm gia tăng khả năng và mức độ nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu như không có bệnh về mắt, hành động dụi mắt cũng không được khuyến khích.
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin A và acid béo Omega 3.
  • Sử dụng các loại kính bảo vệ mắt khi phải tiếp xúc với cát, bụi hay tác nhân gây dị ứng...

Nhìn chung, vấn đề ngứa mắt là một trong những hiện tượng xảy ra nhiều trong cuộc sống. Đôi khi, triệu chứng này xảy ra do có vật thể lạ xâm nhập vào mắt như cát, bụi... nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý ở mắt. Vì vậy, nếu tình trạng đau ngứa mắt kéo dài, hãy tìm đến bác sĩ để có đánh giá chính xác nhất.

Khô mắt

Nước mắt là hỗn hợp của nước, dầu và chất nhầy, có tác dụng giữ cho đôi mắt duy trì độ ẩm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mắt của bạn có thể sẽ ngừng tiết ra nước mắt, khiến cho mắt bị khô và dẫn đến chứng ngứa mắt.

Tình trạng khô mắt thường xuất hiện phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Lúc này, việc sản xuất nước mắt có xu hướng suy yếu dần.Tương tự như vậy, một số bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp... cũng gây ra tình trạng thiếu nước mắt.

Khô mắt cũng có tần suất xảy ra cao ở nhóm người sử dụng các loại thuốc:

  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc tránh thai.
  • Thuốc hạ huyết áp.
  • Thuốc thông mũi...

Đối với các trường hợp khác, khô mắt sẽ xảy ra nếu bạn làm việc quá nhiều hoặc ở trong môi trường có độ ẩm thấp, nhiều gió... Ngoài ra, nếu tuyến lệ bị tắc, mắt cũng sẽ bị khô và ngứa.

Tình trạng khô mắt có thể được khắc phục bằng một số loại thuốc nhỏ mắt phù hợp, đặc biệt là nước mắt nhân tạo không kê đơn. Bạn cần thực hiện việc nhỏ mắt theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ.

 

 

/uploads/2024/mat-can-thum.jpg_202404011704SS.jpg

Tầm nhìn của bạn sẽ trở nên hạn chế khi bị cận thị. Vậy, làm thế nào để mắt cận không tăng độ? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về cách chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của mình. Hãy tìm hiểu và áp dụng nhé!

Đeo kính cận đúng độ

Để mắt cận không tăng độ, việc đầu tiên mà bạn nên làm là đeo kính đúng với độ của mắt. Tuyệt đối không đeo kính có độ thấp hoặc cao hơn, vì như vậy sẽ khiến mắt dễ bị mỏi và lên độ nhanh. Đây chính là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất đối với người cận thị.

Nhằm hạn chế tình trạng lệ thuộc vào kính, những lúc không làm việc hoặc làm những việc đơn giản bạn nên tháo kính để mắt được nghỉ ngơi. Đối với người cận nhẹ, dưới 0,75 hoặc từ 1 - 2 độ thì có thể đeo kính khi nhìn các vật ở xa mà không cần phải đeo thường xuyên.

Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi

Theo khuyến cáo của các chuyên gia nhãn khoa, cứ 30 - 45 phút nên để mắt nghỉ ngơi một lần khoảng 2-5 phút. Những lúc nghỉ ngơi, bạn nên nhắm mắt lại khoảng 10 giây, tránh nhìn vào màn hình tivi, máy tính, điện thoại, ... có phát ra ánh sáng xanh có hại cho mắt là một trong những cách chăm sóc mắt cận tốt được các chuyên gia khuyên dùng.

Đồng thời, bạn có thể đứng lên đi bộ 5 đến 10 phút, hướng tầm mắt ra xa khoảng 20m vào các khoảng không gian xanh. Màu xanh lá sẽ giúp dịu mắt, mát mắt hơn so với các gam màu khác như đỏ, cam hoặc vàng. Đó là do sự hấp thụ và phản xạ ánh sáng của màu xanh lá cây tương đối trung tính nên hệ thống thần kinh, vỏ não và võng mạc của con người cũng dễ thích ứng hơn, giảm bớt sự kích thích đối với mắt.

Thường xuyên đeo kính chống nắng

Tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời khi tiếp xúc thường xuyên với mắt sẽ làm biến đổi cấu trúc và tỷ lệ thành phần các protein của thủy tinh thể, gây đục thủy tinh thể. Ngoài thủy tinh thể ra, mi mắt, kết mạc, giác mạc và võng mạc cũng bị ảnh hưởng.

Bên cạnh tác dụng chống tia cực tím, việc thường xuyên đeo kính chống nắng khi ra ngoài cũng giúp hạn chế khói bụi, hóa chất, dị vật bay vào mắt trong quá trình di chuyển.

Thực hiện các bài tập massage cho đôi mắt

Thực hiện các bài tập massage cho đôi mắt là cách bảo vệ mắt cận được các chuyên gia khuyên dùng. Với các thao tác đơn giản sẽ giúp cho đôi mắt của bạn đỡ mệt mỏi, được thư giãn, đôi mắt khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, massage mắt còn giúp ngăn ngừa tăng độ, nhìn đỡ “dại” hơn và không bị sụp mí .

Bạn có thể thực hiện bài tập cho mắt cận bằng cách sau:

  • Động tác 1 - Thư giãn và làm dịu đôi mắt: Bạn xoa 2 lòng bàn tay vào nhau để làm ấm, sau đó áp 2 lòng bàn tay vào 2 mắt và giữ như vậy khoảng 10 giây, bạn nên lặp lại động tác này 3 lần.
  • Động tác 2 - Làm giãn cơ mắt, chống mỏi mắt: Bạn xoa 2 lòng bàn tay để làm ấm tương tự động tác 1, sau đó đảo mắt theo chiều kim đồng hồ rồi lại đảo ngược lại, bạn nên lặp lại 36 vòng. Lưu ý: Nêu đảo chập rãi, không nên đảo quá nhanh.
  • Động tác 3 - Giúp máu lưu thông tốt hơn: Đặt tay lần ở 4 điểm xung quanh của mắt (chân mày, đuôi mắt, bọng mắt và hốc mắt), ở mỗi điểm dừng lại và massage nhẹ nhàng 5 giây, nên lặp lại khoảng 30 lần.

Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt cận

Theo các chuyên gia nhãn khoa, việc bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cũng là cách chăm sóc mắt cận, giúp đôi mắt khỏe hơn và hạn chế tăng độ. Vì các loại vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường thị lực, chống lại quá trình oxy hóa. Tuy nhiên, bạn không được tùy tiện sử dụng vitamin mà không có sự chỉ định của bác sĩ nhãn khoa .

Các loại vitamin như A, C, E tốt cho mắt, có nhiều trong các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như cà rốt, đu đủ, gấc, cà chua, rau ngót, rau dền, đu đủ, các loại trái cây mọng nước như cam, quýt, bưởi…

Kẽm: Kẽm giúp máu lưu thông dễ dàng từ đó ngăn ngừa chứng khô, rát, mệt mỏi, khó chịu… Kẽm có nhiều trong thịt bò, thị gà, sò, lòng đỏ trứng…

Ngoài ra, bạn cần bổ sung crom trong thịt bò, gan động vật, đậu, nấm; thực phẩm giàu canxi như tôm, sò, cua, cá biển, sữa, trứng…

Tạo thói quen bảo vệ mắt trong học tập và làm việc

Cách bảo vệ mắt khi bị cận tốt nhất không thể bỏ qua việc tạo thói quen tốt cho mắt trong học tập và làm việc. Bạn cần giữ khoảng cách an toàn từ mắt đến sách vở là 30cm, giữ khoảng cách 50cm từ mắt đến máy tính khi làm việc. Tư thế ngồi thẳng lưng, thoải mái, không ngồi bắt chéo chân, không cúi sát màn hình, sách vở, cũng như không nằm trên giường hay sàn nhà khi đọc sách. Chỉ làm việc và học tập ở những nơi đầy đủ ánh sáng để bảo vệ mắt và hạn chế tăng độ cận.

Tham gia các hoạt động ngoài trời

Tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời là một trong những cách bảo vệ mắt cận được các chuyên gia nhãn khoa khuyên dùng. Các tia UVB trong ánh sáng mặt trời có tác dụng kích thích sự hoạt hóa của các tế bào nhất định trong mắt, với tác dụng tích cực, giảm độ cận với những người bị cận thị, phòng tránh cận thị với những người chưa mắt. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào trong ngày bạn cũng tiếp xúc được với ánh nắng mặt trời, bạn chỉ nên cho mắt tiếp xúc với ánh nắng có lợi (thời gian sáng sớm hoặc cuối giờ chiều).

Tránh thói quen dụi mắt

Thói quen dụi mắt khi ngứa, khi mỏi hay có vật thể lạ lọt vào có thể giúp bạn giảm cảm giác ngứa và khó chịu ngay lúc đó nhưng dụi mắt thường xuyên có thể dẫn đến trầy xước, biến dạng giác mạc. Đặc biệt nhiều chuyên gia nhãn khoa cho biết, dụi mắt có thể dẫn đến tổn thương thị lực, làm tăng độ cận và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về mắt.

Sử dụng kính áp tròng đúng cách

Nếu bạn sử dụng kính áp tròng cận thị cần lưu ý sử dụng đúng cách, vệ sinh sạch sẽ và đặc biệt tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa trước khi sử dụng. Vì việc sử dụng kính áp tròng không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều tác hại, có thể gây trầy xước, viêm loét hay nhiễm trùng, gây ra bệnh lý biểu mô. Đặc biệt, những người bị cận thị không những gây 

Xây dựng thói quen khám mắt định kỳ

Mặc dù đôi mắt được ví như cửa sổ tâm hồn, nhưng người Việt chúng ta lại chưa xây dựng được thói quen khám mắt định kỳ), lơ là khi mắt gặp các triệu chứng như khô mắt, mỏi mắt, nhìn mờ…

Việc khám mắt định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện các bệnh lý mắt nguy hiểm để có hướng hỗ trợ cải thiện phù hợp. Riêng với người bị cận thị, cần được khám kiểm tra (soi) đáy mắt ít nhất mỗi năm 01 lần để phát hiện sớm và hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ bong võng mạc. Đây là nguyên nhân chính gây mù ở người cận thị.

 

 

/uploads/2024/do-ngot-thum.jpg_202404011704SS.jpg

Ăn nhiều đồ ngọt có thể gây ảnh hưởng đến thị lực do lượng đường trong máu tăng cao làm giảm áp lực thẩm thấu các chất dịch trong cơ thể và thay đổi tính chất của các phản ứng chuyển hóa của các tế bào tại mắt.

Ăn ngọt có giảm thị lực không?

Việc thường xuyên tiêu thụ đồ ăn ngọt có thể gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe của đôi mắt. Những thực phẩm chứa nhiều carbohydrate đơn giản, như fructose, galactose và glucose, thường được tìm thấy trong các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn, có khả năng làm tăng đột ngột mức đường huyết. Điều này gây ra sự giảm áp lực thẩm thấu của cơ thể, đồng thời làm suy giảm khả năng thị lực và tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến mắt.

Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc không kiểm soát việc tiêu thụ đồ ngọt có thể gây ra tình trạng tăng đột ngột của mức đường huyết và sự tích tụ đường trong cơ thể, điều này tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm các vấn đề về sức khỏe mắt như bệnh võng mạc tiểu đường.

Các vấn đề liên quan đến thị lực mà có thể phát sinh từ việc tiêu thụ đồ ngọt quá mức bao gồm bệnh võng mạc tiểu đường, đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp và thoái hóa điểm vàng. Bằng cách kiểm soát lượng đồ ngọt tiêu thụ, người ta có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề này và bảo vệ sức khỏe mắt.

Mặc dù việc kiềm chế ăn đồ ngọt không phải là điều dễ dàng, nhưng hiểu rõ về hậu quả của việc tiêu thụ nhiều đồ ngọt đối với sức khỏe mắt là quan trọng để xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thân thiện với mắt, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến mắt trong tương lai.

Mẹ bầu ăn nhiều đồ ngọt có thể làm giảm thị lực của em bé trong bụng hay không?

Ăn nhiều đường và đồ ngọt không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ mà còn khiến thị lực của thai nhi bị suy giảm. Thực tế, khi ăn đồ ngọt nhiều làm tích tụ đường trong máu, mà đường lại cần một lượng lớn vitamin nên việc tích đường có thể gây hao vitamin, không đủ để cung cấp cho các cơ quan khác trong cơ thể. Trong khi đó, các tế bào mắt cũng đòi hỏi một lượng vitamin tương đối lớn để hoạt động tốt.

Đối với phụ nữ mang thai, việc hấp thu quá nhiều đường không những gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi, có thể dẫn đến hiện tượng sinh non, lưu thai...

Hơn nữa, sau khi sinh thì sản phụ còn có thể mắc chứng tiểu đường, còn em bé có khả năng mắc bệnh béo phì, cận thị, hoặc chậm phát triển tư duy hơn những trẻ cùng lứa tuổi. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên bà bầu nên chú ý đến lượng đường trong món ăn trong suốt thai kỳ.

Dựa vào hàm lượng đường có trong thành phần, người ta chia thực phẩm làm 3 loại: nhiều đường, ít đường và không đường. Thực phẩm có lượng đường cao gồm các món ăn chế biến từ đường và các loại ngũ cốc. Thực phẩm có lượng đường thấp bao gồm: rau xanh, hoa quả và các loại thịt. Thực phẩm không đường gồm các món ăn sử dụng dầu thực vật. Mẹ bầu nên chú ý tránh loại thực phẩm có hàm lượng đường cao... Ngoài ra cũng không nên ăn nhiều các món chế biến từ nội tạng động vật.

Làm gì để giảm lượng đường vào cơ thể?

Để chăm sóc mắt tốt cần một chế độ dinh dưỡng cân bằng, chế độ này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, bền bỉ. Vì thế, hãy bắt đầu giảm lượng đường bằng một vài cách đơn giản như:

  • Uống nhiều nước
  • Lựa chọn các loại trái cây giàu vitamin C và có chỉ số đường huyết thấp như các loại quả mọng, quả anh đào, quả sung, quả lê, táo, đào, bưởi...
  • Hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao: Bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây, mì ống, ...
  • Chọn thực phẩm ngũ cốc nguyên cám và thực phẩm có lượng chất xơ dồi dào, vì chúng có chứa chỉ số đường huyết thấp.
  • Theo dõi thành phần của tất cả các loại thực phẩm chế biến hàng ngày để đảm bảo lượng đường tiêu thụ ở mức cho phép và tránh thêm đường tùy tiện vào món ăn.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế ăn một số thực phẩm chứa nhiều đường như nước mía, siro, nước ép trái cây cô đặc, mật ong, mạch nha, mật mía, ...

Ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, nội tiết, tiểu đường. Vì thế, bạn hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây để giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.

 

/uploads/2024/kham-mat-thum.jpg_202404011504SS.jpg

Khám mắt định kỳ là việc cần thiết giúp bạn bảo vệ thị lực cho chính mình. Các kết quả đo khám thị lực có thể sàng lọc một phát hiện sớm và kịp thời các vấn đề tiềm ẩn về thị lực, từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất.

Khám mắt là gì?

Khám mắt là quá trình thực hiện nhiều bài kiểm tra khác nhau để đánh giá chức năng của mắt. Từ đó, phát hiện sớm các vấn đề về thị lực, tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn có các vấn đề về thị lực như: Cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị,… thì kiểm tra mắt xác định xem bạn cần đeo kính hay không và độ kính cần đeo là bao nhiêu.

Tầm quan trọng khi khám mắt tổng quát

Khám mắt định kỳ rất quan trọng, giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt và ngăn các biến chứng gây tổn thương đến thị lực. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có hơn 2,2 tỷ người trên thế giới đang gặp vấn đề về thị lực, trong đó có 1 tỷ trường hợp có thể điều trị.

Các bệnh về mắt như: Đục thủy tinh thể, glaucoma, bệnh võng mạc và các tật khúc xạ gây suy giảm thị lực hoặc thậm chí mù lòa. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị kịp thời rất cần thiết.

Theo chỉ định của bác sĩ như sau:

  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi nên được kiểm tra mắt lần đầu.
  • Khi trẻ 2 – 3 tuổi nên thực hiện kiểm tra mắt toàn diện.
  • Trước khi trẻ bắt đầu đi học (5 tuổi) nên thực hiện một cuộc kiểm tra mắt.
  • Từ 6 tuổi trở đi nên kiểm tra mắt định kỳ từ 6 tháng – 1 năm.
  • Người trưởng thành sau 40 tuổi nên khám mắt mỗi 2 năm để phát hiện sớm các bệnh như glaucoma và lão thị.
  • Người sau 65 tuổi nên khám mắt hàng năm.

Khi nào nên đi khám mắt

Khám mắt thường được tiến hành sau khi phát hiện vấn đề bất thường từ các cuộc kiểm tra mắt định kỳ hoặc khi bệnh nhân có một số dấu hiệu bất thường ở mắt.

Một số dấu hiệu sau cho thấy đôi mắt của bạn cần được kiểm tra:

Nhìn mờ

Nếu trong khoảng cách 10 bước, đôi mắt không thể nhìn rõ người đối diện hoặc bạn không thể đọc được rõ chữ ở khoảng cách gần, khả năng cao đôi mắt đã bị các tật khúc xạ như cận thị hoặc viễn thị. Đôi khi có thể là loạn thị - ba tình trạng phổ biến có liên quan đến độ cong của thấu kính và giác mạc.

Ở trường hợp nhìn hơi mờ, bạn nên ngừng các công việc hiện tại và nghỉ ngơi, giữ nước cho đôi mắt. Tuy nhiên, nếu sau thời gian nhiều ngày mà tầm nhìn không cải thiện, bạn cần lên lịch để kiểm tra thị lực và khám mắt chi tiết hơn.

Khó nhìn vào ban đêm

Nếu tầm nhìn của bạn trở nên mờ đục và suy giảm vào ban đêm, đây là dấu hiệu đáng lo ngại của một bệnh về mắt nguy hiểm: bệnh đục thủy tinh thể sớm. Hãy thực hiện kiểm tra càng sớm càng tốt để có các biện pháp điều trị kịp thời.

Nhạy cảm với ánh sáng

Nếu như từ trong bóng tối nhìn ra ánh sáng có cảm giác khó chịu và cần nhiều thời gian để thích nghi với sự thay đổi này, điều này có khả năng là do các cơ mống mắt đang có dấu hiệu co giãn suy yếu. Biểu hiện nhạy cảm trên có thể đến từ nguyên nhân tuổi tác hoặc cũng có thể là do vấn đề về thị lực.

Đau mắt, mỏi mắt

Thời gian hoạt động của mắt đột nhiên giảm mạnh. Ví dụ như trước đây bạn có thể xem máy tính hoặc đọc sách liên tục trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, nhưng hiện tại chỉ có thể duy trì hoạt động đọc trong khoảng 20 phút là đôi mắt đã mỏi. Cùng với đó, để tập trung nhìn, bạn cần phải thường xuyên nheo mắt hoặc chớp mắt liên tục...

Những vấn đề trên thường xảy ra ở những đối tượng phải hoạt động mắt nhiều trong thời gian dài, khiến mắt căng thẳng. Do đó, bạn có thể nghỉ ngơi, tránh để ánh sáng quá chói chiếu vào mắt cũng như đảm bảo uống đủ 1.5 lít nước mỗi ngày để tránh mỏi mắt.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau mỏi mắt kéo dài và ngày càng xuất hiện nhiều, bạn cần đến khám bác sĩ mắt để có các kiểm tra cụ thể.

Nhức đầu thường xuyên

Đôi khi, các cơ chế giúp giác mạc tập trung nhìn vào hình ảnh sẽ bắt buộc các cơ trong mắt hoạt động mạnh mẽ hơn. Hệ quả của việc này là tình trạng căng mắt, cùng với đó là trạng thái đau nhức đầu.

Tầm nhìn đôi

Nhìn đôi có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng của các bệnh về mắt, đặc biệt là ở giác mạc. Đồng thời, nhìn đôi cũng là một biểu hiện của chứng đục thủy tinh thể. Do đó, bạn cần phải thực hiện khám mắt ngay lập tức.

Nhìn đôi có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng của các bệnh về mắt

Tầm nhìn lượn sóng

Những vật dụng xung quanh bạn đột nhiên trở nên giống như đang ở dưới nước, các đường thẳng bị biến dạng và màu sắc nhạt dần so với thực tế? Đây là dấu hiệu rõ nhất của bệnh thoái hóa điểm vàng – sự thoái hóa tập trung ở võng mạc và là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.

Có áp lực từ sau mắt

Đây là dấu hiệu của chứng tăng nhãn áp. Sự tích tụ áp lực này có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác truyền hình ảnh đến não bộ. Do đó, hãy kiểm tra mắt trong trường hợp này.

Nhìn thấy quầng sáng xung quanh vật thể

Hiện tượng này báo hiệu sự phát triển của đục thủy tinh thể. Các quầng sáng có xu hướng rõ hơn đối với các vật thể trong khu vực tối.

Tầm quan trọng của khám mắt định kỳ

Một cuộc khám mắt định kỳ khá đơn giản và diễn ra mỗi năm 1 lần (có thể ít hơn). Đợt kiểm tra này có thể hỗ trợ kiểm tra thị lực, từ đó thay đổi tròng kính cho phù hợp với mắt. Ngoài ra, một số bệnh về mắt cũng sẽ được sàng lọc.

Các bệnh về mắt là rất đa dạng nhưng các biểu hiện tương đối nhẹ nhàng ở giai đoạn đầu, rất ít người bệnh nhận ra những dấu hiệu này. Do đó, việc khám mắt định kỳ là một quá trình quan trọng nhằm phát hiện sớm vấn đề bất thường ở mắt, từ đó cho phép các bác sĩ có những nghi ngờ và thực hiện các kiểm tra cụ thể, từ đó chẩn đoán chính xác bệnh.

Bao lâu nên khám mắt định kỳ một lần?

Ở người trưởng thành hay trẻ em đều cần duy trì một lịch khám mắt thường xuyên để đảm bảo theo dõi sức khỏe của đôi mắt:

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Các tật lé mắt, lác mắt, nhược thị, cận loạn bẩm sinh... cần được kiểm tra thường xuyên. Ngoài ra, một số tầm soát cũng sẽ được tiến hành để phòng ngừa nguy cơ các bệnh về mắt hiếm gặp ở trẻ em như đục thủy tinh thể, khối u mắt...

Trẻ em từ 6 – 17 tuổi: Mỗi năm nên kiểm tra mắt định kỳ 2 lần, nếu trẻ bị tật khúc xạ như cận loạn, cần đo kính để lấy độ phù hợp.

Người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên: mỗi năm nên kiểm tra mắt ít nhất 1 lần.

Đôi mắt chính là "cửa sổ của tâm hồn", vì thế khi có tiền sử mắc các bệnh lý về mắt hoặc có những dấu hiệu cơ thể bất thường thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và được tư vấn điều trị kịp thời.

/uploads/2024/tia-cuc-tim.jpg_202404011504SS.jpg

Nếu nhìn vào ánh sáng mặt trời thì điều đó càng nguy hiểm hơn. Tia cực tím (hay còn gọi là tia UV, tia tử ngoại) gây bỏng mắt, ảnh hưởng giác mạc, đục thủy tinh thể… Đặc biệt hiện nay, tia cực tím xuất hiện ngày càng nhiều khiến các bệnh về mắt có nguy cơ tăng cao hơn.

Tia cực tím là gì?

Tia cực tím hay còn gọi là tia tử ngoại là tia do mặt trời phát ra có tia có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng nhìn thấy được và dài hơn so với tia X, bước sóng của tia UV từ 10nm đến 380nm. Liên quan đến sức khỏe của con người và dựa vào bước sóng tia UV được chia làm 3 loại:

UVA: Bước sóng từ 380 đến 315 nm

UVB: Bước sóng từ 315 đến 280 nm: Tia UVB kích thích quá trình chuyển hóa Melanin (sắc tố da) làm cho da đen và sạm đi.

UVC: Bước sóng <280nm: sóng ngắn có tính tiệt trùng.

Ngoài tia cực tím do mặt trời phát ra còn có các tia cực tím nhân tạo như tia cực tím từ máy hàn phát ra, từ các thiết bị như máy tính, điện thoại, tivi.

Tia cực tím gây gai hại gì cho mắt?

Theo nghiên cứu khoa học, tia cực tím xuất hiện ở ánh nắng mặt trời, nằm ở dải sóng 400-100nm. Đây là loại bước sóng dài hơn tia X-quang (tia xuyên qua cơ thể để chẩn đoán, khám chữa bệnh). Ngày nay, trái đất hứng chịu tia cực tím ngày càng nhiều do tầng ozone bị thủng ngày càng lớn. Do đó, những bệnh tật mà tia cực tím hay còn gọi là tia UV xuất hiện cũng nhiều hơn.

Tác hại đầu tiên của tia cực tím có thể gây bỏng mắt. Nếu đứng ngoài nắng lâu và không có sự bảo hộ bằng kính râm, nón che đầu, chúng ta dễ mắc phải bệnh này. Triệu chứng của bệnh là nóng rát mi mắt, cảm thấy cộm, ngứa, khô mắt và chớp mắt liên tục, phỏng rộp các tế bào loại mô. Hiện tượng này xảy ra nhiều có thể dẫn đến tình trạng mờ, lòa, nặng hơn sẽ bị mù.

Lúc đầu tia cực tím chỉ ảnh hưởng mi mắt, giác mạc. Nếu bị nặng, tia UV sẽ ảnh hưởng thủy tinh thể, dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể. Ngoài ra, việc phá hỏng các tế bào nội mô của võng mạc sẽ dẫn đến việc thoái hóa điểm vàng.

Tổn thương ở mắt có thể là tức thời hoặc lâu dài sau khi hấp thụ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Ở mi mắt, ánh nắng có thể gây nên một số loại u mi, đặc biệt là ung thư mi như ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố ác tính.

Thông thường, sau khi bị tia cực tím chiếu, từ 6-15 giờ, bệnh nhân có những rối loạn thị giác như giảm thị lực, nhìn thấy quầng bao quanh các nguồn sáng. Sau đó, người bệnh sẽ cảm thấy như có dị vật ở trong mắt, chảy nước mắt, rất sợ ánh sáng. Thông thường, nếu tiến triển tốt, sau 8 giờ, những triệu chứng này sẽ tự khỏi.

Trường hợp cơ thể tiếp xúc với ánh nắng nhiều lần trong thời gian dài, tia cực tím còn có khả năng gây các chứng bệnh về mắt trầm trọng hơn, như suy hoại võng mạc, cườm mắt, lòa thậm chí mù mắt.

Những biện pháp tránh tác hại của tia cực tím với mắt

Biện pháp quan trọng nhất để tránh tác hại của ánh nắng đối với mắt là tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, tránh thời gian mà lượng tia UV nhiều nhất, như từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều, hoặc mùa hè…

Nếu bắt buộc phải làm việc dưới nắng, chúng ta phải tìm cách hạn chế nắng xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều cách khác nhau như đọi mũ, nón rộng vành, che kín mặt… Chúng ta cần chăm sóc mắt bằng cách đeo kính chống tia cực tím mỗi khi ra đường.

Để chống được tia UV phải là những loại kính tốt, thường có giá thành đắt. Nếu là kính râm thông thường còn có khả năng bị bệnh nặng thêm. Cụ thể, khi đeo kính râm thông thường sẽ làm đồng tử mắt giãn to, trong khi tia tử ngoại từ bên ngoài vẫn đâm xuyên qua bình thường. Kết hợp hai yếu tố này khiến mắt bị bệnh do tia UV gây ra rõ ràng nặng hơn.

Bảo vệ mắt ngay cả khi trời râm hoặc nhiều mây: tia xạ trong ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua mây mù, gây hại cho chúng ta quanh năm chứ không phải chỉ riêng ngày hè nắng.

Xem nhật thực bằng kính chuyên dụng chứ tuyệt đối không xem bằng mắt thường.

Sử dụng kính râm chuyên dụng ngăn tia UV (ngăn được cả tia UV A và UV B, kính gắn mác UV400 hoặc 100% UV Protection). Nên mua loại kính có gọng to và sát phía bên để ngăn được những tia sáng đến từ phía bên. Những người mang kính tiếp xúc cũng phải chọn kính tiếp xúc chống tia UV nếu muốn ra ngoài nắng.

Cảnh giác với tia UV đậm độ cao: ở một số khung giờ nhất định trong ngày, bức xạ UV ở mức cao nhất và gây ra nhiều tác hại đối với da. Hạn chế ra ngoài vào khoảng thời gian từ 10 – 16 giờ vì đây là thời gian tia UV hoạt động cao điểm nhất.

Đặc biệt, trẻ em dành nhiều thời gian hoạt động ngoài trời, gần gấp đôi thời gian tiếp xúc với tia UV dẫn đến võng mạc của trẻ dễ bị tổn thương. Giác mạc của trẻ trong hơn người lớn cho phép các tia này đi sâu vào mắt. Do đó hãy đảm bảo việc bảo vệ mắt cho trẻ bởi những kính mát có chất lượng tốt khi trẻ ở ngoài trời. Bên cạnh đó hãy khuyến khích trẻ đội mũ đế giảm bớt sự tiếp xúc với các tia UV.

Cách xác định lượng tia cực tím

Thời gian trong ngày: Tia UV mạnh nhất vào buổi trưa (khi mặt trời mọc cao nhất trên bầu trời) và yếu hơn vào buổi sáng sớm và chiều tối.

Mùa: Tia UV mạnh nhất vào mùa hè (tháng 5-8), yếu hơn vào mùa xuân, thu và yếu nhất vào mùa đông.

Lượng mây che phủ: Đám mây dày chắn tia UV. Khi mây mỏng dễ dàng để phần lớn tia UV đi qua. Mây càng sậm màu, thì UV càng ít. Cẩn thận khi ở dưới đám mây mỏng – tuy các đám mây mỏng không gây ra cảm giác nóng, nhưng chúng ta vẫn bị cháy nắng vì chúng không chặn được tia UV.

Bề mặt bạn đang đứng: Bạn hấp thụ nhiều tia UV trên cát, nước hoặc bê tông, do những bề mặt này phản xạ tia nắng mặt trời lên da bạn, như một tấm gương. Bề mặt càng sáng thì càng nhiều tia UV bị phản xạ lại càng nhiều .

Độ cao: Bạn hấp thụ nhiều UV khi bạn ở trên núi hơn ở độ cao thấp hơn, do không khí trong và mỏng hơn.

Bạn ở dưới ánh nắng mặt trời bao lâu: Bạn càng ở ngoài nắng lâu, bạn càng hấp thụ nhiều tia UV…