banner
Chăm sóc mắt
/uploads/2023/07.2023/mat-troi-la-gi-thumbnail.jpg_202311040911SS.jpg

Đa số chúng ta đều dễ dàng biết mình thuận tay trái hay tay phải. Nhưng liệu có biết mình thuận hay trội mắt nào hay không? Câu trả lời gần như là không vì chúng ta thường sử dụng cả hai mắt cùng nhau nên sẽ không chú ý tới mắt trội là gì. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng Eyemiru tìm hiểu về mắt trội và những cách giúp bạn tìm được mắt trội của mình.

Mắt trội là gì?

Dominant eye hay mắt trội là khái niệm đề cập tới việc một trong hai mắt chiếm ưu thế hơn mắt còn lại. Hầu như bất kỳ ai sinh ra cũng đều có tay thuận và mắt cũng vậy. Đa số mọi người đều có mắt trội tương ứng với tay thuận của họ. Ví dụ, nếu bạn thuận tay trái thì rất có thể mắt trái sẽ chiếm ưu thế hơn so với mắt phải. Người thuận tay phải cũng có thể thuận mắt trái nhưng tỷ lệ này không phổ biến.

Mắt trội không phải lúc nào cũng có nghĩa là có tầm nhìn tốt hơn. Khi nhìn thấy bất kỳ thứ gì, mắt sẽ truyền thông tin đến vỏ não thị giác. Đây là nơi chứa các dải tế bào thần kinh được gọi là cột mắt. Và mắt trội có nhiều kết nối thần kinh đến khu vực này hơn so với mắt còn lại. Vì vậy, các cột mắt sẽ ưu tiên phản ứng với đầu vào từ mắt này. Từ đó tạo nên mắt trội hay mắt thuận. Mắt trội có thể khác nhau ở mỗi người. Một người có thể cảm nhận rõ ràng sự chiếm ưu thế của một trong hai mắt, trong khi người khác lại ít có sự khác biệt hơn.

Hầu hết chúng ta đều có mắt trội

Hầu hết chúng ta đều có mắt trội

Tại sao lại cần biết mắt trội của mình?

Việc biết mắt trội sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn trong cuộc sống như khi chơi thể thao, chụp ảnh… Một nghiên cứu về lợi ích của mắt trội trong thiện xạ súng trường ở trang Pubmed cho thấy tỷ lệ sử dụng mắt trội có trình độ bắn tốt hơn so với sự trội chéo.

Lợi ích của việc sử dụng mắt trội khi chơi thể thao

Trong một số môn thể thao, việc tận dụng tối đa lợi thế của mắt trội là rất quan trọng, đòi hỏi bạn phải xác định vị trí của đầu đúng cách để làm được điều này. Golf và bóng chày là hai ví dụ điển hình.

Khi chơi golf, việc quay đầu, sử dụng mắt trội là chìa khóa quan trọng để căn chỉnh chính xác mọi cú đánh bao gồm cú gạt bóng, cú công bóng và cú đánh trên fairway.

Với bóng chày, bạn cần quay đầu sao cho đủ để mắt trội có thể nhìn rõ vị trí góc quay, tốc độ của quả bóng đang đến gần khi đánh bóng. Đây là cách duy nhất và tốt nhất nếu bạn muốn đánh được quả bóng.

Xem thêm: Các bài tập mắt có giúp cải thiện thị lực không?

Mắt trội và chụp ảnh

Mắt trội đóng vai trò quan trọng trong việc chụp shooting các mục tiêu đang di chuyển. Nếu nhận thấy mình đang gặp khó khăn khi thực hiện việc này, bạn có thể thực hiện các bài test để tìm ra mắt trội để cải thiện vấn đề.

Sự trội chéo giữa mắt và tay có thể khiến việc shooting gặp khó khăn hơn. Vì vậy nếu biết bản thân có sự trội chéo sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều chỉnh vị trí và kỹ thuật, đồng thời biết nên sử dụng mắt nào để cải thiện độ chính xác khi chụp.

Ngoài ra, biết mắt trội có thể giúp thiết lập ảnh khi nhìn qua ống kính của máy ảnh. Bằng cách sử dụng mắt trội, bạn sẽ xem trước ảnh chính xác hơn và căn chỉnh tốt hơn. Trong khi việc sử dụng mắt không thuận có thể khiến một số chi tiết bị dịch chuyển.

Mắt trội trong bắn súng

Trong việc thực hiện bắn súng, hiểu rõ về mắt trội có thể là yếu tố quyết định giữa việc đạt được mục tiêu hoặc thất bại. Khi mắt trội và tay trội không hoàn toàn phù hợp với nhau, việc nhắm bắn một mục tiêu di động trở nên khá thách thức. Ví dụ, nếu bạn là một xạ thủ thuận tay phải, nhưng mắt trái của bạn lại chiếm ưu thế hơn so với mắt phải, bạn có thể cảm thấy như mình đang bắn từ phía sau mục tiêu di động từ trái sang phải hoặc đằng trước mục tiêu từ phải sang trái.

Tuy nhiên, việc nhận biết được sự không phù hợp giữa mắt trội và tay trội là bước quan trọng đầu tiên để cải thiện kỹ năng bắn của bạn. Khi nhận ra điều này, bạn sẽ có cơ hội điều chỉnh và cải thiện kỹ năng nhắm bắn của mình. Bằng cách hiểu rõ hơn về cách mà mắt và tay tương tác, bạn có thể tìm ra các phương pháp và kỹ thuật tối ưu để đồng bộ hóa chúng, giúp nâng cao độ chính xác, đạt được kết quả tốt nhất khi tham gia các hoạt động bắn súng.

Ngoài ra, để khắc phục sự trội chéo này, bạn có thể mở cả hai mắt cho đến ngay trước khi thực hiện phát súng. Điều này giúp bạn sử dụng 100% thị lực ngoại biên và khả năng nhận thức chiều sâu để sẵn sàng cho phát bắn.

Xác định mắt trội rất quan trọng trong bắn súng

Xác định mắt trội rất quan trọng trong bắn súng

Mắt trội trong điều chỉnh thị lực

Việc biết mắt trội sẽ giúp bác sĩ đưa ra quyết định lâm sàng khi điều trị một số vấn đề về thị lực, chẳng hạn như nhược thị hay còn gọi là mắt lười và mắt lác. Ngoài ra, đây cũng làm một cân nhắc quan trọng khi điều trị cho những người cần các kiểu điều chỉnh khác nhau ở mỗi mắt. Ví dụ một mắt cần đeo kính để điều chỉnh tầm nhìn xa và mắt kia là tầm nhìn gần.

Mắt trội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch phẫu thuật đục thủy tinh thể và các phẫu thuật thị lực khác. Mắt thuận thường là mắt được ưu tiên khi thiết lập khoảng cách trong quá trình phẫu thuật. Theo một nghiên cứu năm 2015, trong một số trường hợp, khả năng điều khiển của mắt có thể thay đổi sau phẫu thuật.

Các bài test giúp xác định mắt trội

Dưới đây là hai phương pháp kiểm tra mắt trội đơn giản và thú vị mà bạn có thể thử:

Phương pháp 1

- Chuẩn bị: đứng hoặc ngồi thoải mái, duỗi hai cánh tay ra phía trước mặt. Tạo ra hình tam giác giữa ngón cái và ngón trỏ bằng cách đặt hai bàn tay vào nhau theo một góc 45 độ.

- Tập trung vào điểm xa: mở cả hai mắt và điều chỉnh sao cho đối tượng ở xa nằm chính giữa trung tâm của lỗ tam giác này, ví dụ như đồng hồ treo tường hoặc tay nắm cửa

- Nhắm mắt trái.

- Xác định mắt trội: nếu đối tượng vẫn nằm ở trung tâm của hình tam giác, mắt phải (mắt đang mở) sẽ là mắt trội của bạn. Ngược lại, nếu đối tượng không nằm giữa hình tam giác khi bạn nhắm mắt trái, mắt trái sẽ là mắt trội của bạn.

Cách kiểm tra mắt trội đơn giản

Cách kiểm tra mắt trội đơn giản

Phương pháp 2

- Chuẩn bị: duỗi một cánh tay ra và giữ cho ngón cái của bạn ở tư thế thẳng đứng hoặc bạn có thể sử dụng ngón trỏ thay thế cho ngón cái.

- Tập trung vào điểm xa: mở cả hai mắt và tập trung vào một đối tượng ở xa. Đặt ngón cái hoặc ngón trỏ của bạn lên đối tượng đó. Đừng lo lắng nếu có vẻ như một phần ngón cái của bạn biến mất, đây là hiện tượng bình thường.

- Nhắm lần lượt mắt trái và mắt phải.

- Xác định mắt trội: mắt mà vẫn giữ cho ngón cái hoặc ngón trỏ ở ngay trước đối tượng trong khi mắt còn lại đang nhắm sẽ là mắt trội của bạn.

Xem thêm: Những cách giúp mắt sáng hơn mà bạn nên biết

Việc xác định mắt trội chỉ là một phần nhỏ trong quá trình thử nghiệm thị lực của bạn. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về tầm nhìn hoặc sức khỏe mắt, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn cụ thể về tình trạng của mình. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về mắt trội là gì và cách xác định mắt trội của mình. Để tham khảo các thông tin khác về mắt và thuốc nhỏ mắt Eyemiru, hãy theo dõi Eyemiru mỗi ngày nhé!

/uploads/2023/07.2023/tac-hai-cua-thuoc-la-doi-voi-suc-khoe-mat-thumbnail.jpg_202311022111SS.jpg

Hút thuốc là một thói quen phổ biến của phần đông nam giới và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả người hút và những người xung quanh. Không chỉ hệ hô hấp chịu tác động trực tiếp từ thuốc lá mà còn cả những bộ phận khác của cơ thể như thị lực. Vậy thuốc lá có ảnh hưởng như thế nào đến thị lực và sức khỏe mắt? Hãy cùng Eyemiru tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây.

Hút thuốc lá ảnh hưởng đến mắt như thế nào?

Hút thuốc lá không chỉ là thói quen gây hại cho hệ hô hấp mà còn gây ra một loạt các vấn đề lớn đối với sức khỏe mắt. Trong khi nhiều người có thể không nhận ra, nguy cơ mất thị lực ở những người hút thuốc lá cao gấp đôi so với những người không hút thuốc. Hút thuốc lá có thể gây ra và làm trầm trọng thêm nhiều bệnh về mắt, trong đó có những căn bệnh có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Một trong những cách mà thuốc lá tác động tiêu cực đến sức khỏe mắt là thông qua các chất độc hại có trong khói thuốc lá. Những chất này không chỉ kích thích giác mạc, mà còn gây ra nhiều vấn đề với các cấu trúc mắt khác. Cụ thể, thành phần trong khói thuốc lá có thể gây ra tình trạng co thắt cấp tính của các động mạch cơ thể mi (ciliary), làm giảm lưu lượng máu đến mắt.

Ngoài ra, nicotine và carbon monoxide, hai chất hóa học chính trong thuốc lá sẽ làm tăng quá trình xơ vữa động mạch và can thiệp vào cân bằng nội môi lipid, dẫn đến việc tạo ra cặn mỡ trong các mạch máu. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ gắn kết của tiểu cầu và đông máu mà còn gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ ở mắt nếu những quá trình này ảnh hưởng đến mạch máu thị giác của hệ thống động mạch cảnh (carotid vasculature).

Hơn nữa, khói thuốc lá cũng chứa các gốc tự do làm khả năng tự bảo vệ của các chất chống oxy hóa. Do đó có thể gây ra tổn thương cho võng mạc - một bộ phận quan trọng của mắt. Ngoài ra, các kim loại nặng như cadmium, chì và đồng trong khói thuốc lá có thể tích tụ trong thủy tinh thể, gây ra bệnh đục thủy tinh thể - căn bệnh đe dọa đến khả năng nhìn của chúng ta.

Thuốc lá là kẻ thù của sức khỏe

Thuốc lá là kẻ thù của sức khỏe

Các bệnh về mắt liên quan đến việc hút thuốc lá

1. Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (ADM)

Thoái hóa điểm vàng là tình trạng người bệnh bị mất khả năng nhìn rõ ở vùn trung tâm (vùng điểm vàng) do tổn thương trên võng mạc. Đây là một căn bệnh phổ biến ở những người trên 50 tuổi. Mặc dù họ vẫn có thể tham gia vào các hoạt động hàng ngày nhưng việc đọc sách hoặc lái xe có thể bị ảnh hưởng đáng kể.

Các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng ở những người hút thuốc cao gấp 3 lần so với những người không hút thuốc. Đặc biệt, đối với phụ nữ trên 80 tuổi vẫn duy trì thói quen hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 5 lần. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mù hòa ở những người trên 55 tuổi. Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho hệ hô hấp mà còn là một nguyên nhân lớn gây tổn thương cho mắt, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và thị lực.

Xem thêm: Những điều cần biết để bảo vệ mắt đúng cách

2. Bệnh về mắt liên quan đến bệnh Graves

Tình trạng này có liên quan đến lượng thuốc lá hút mỗi ngày. Bệnh Graves là khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp gây ra vấn đề cho nhiều bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là mắt. Sự dư thừa hormone tuyến giáp có thể gây lồi mắt, nhìn đôi và các vấn đề về cơ mắt. Đôi khi còn dẫn đến suy giảm thị lực vĩnh viễn.

3. Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là hiện tượng thủy tinh thể của mắt tăng dần độ dày và mất đi độ trong suốt. Tình trạng này có liên quan đến sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi 50 - 60. Bệnh đục thủy tinh thể có được cải thiện bằng cách phẫu thuật nhưng vẫn ảnh hưởng đáng kể đến thị lực của người bệnh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể cao gấp đôi người không hút. Sự hình thành thủy tinh sẽ diễn ra nhanh hơn do sự tích tụ của kim loại nặng có trong khói thuốc lá.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể

4. Bệnh thần kinh thị giác (optic neuropathy)

Nếu hút thuốc bạn có nguy cơ mắc bệnh thần kinh thị giác cao gấp 16 lần và sớm hơn tới 12 lần so với không hút thuốc. Đây là tình trạng mất thị lực thường xuyên dẫn đến mù vĩnh viễn. Bệnh xảy ra khi mạch máu đến mắt bị tắc hoàn toàn hoặc một phần.

5. Viêm dây thần kinh thị giác (optic neuritis)

Viêm dây thần kinh thị giác được cho là do thiếu oxy vì hít khí carbon monoxide từ khói thuốc lá. Bệnh này xảy ra khi các sợi thần kinh trong dây thần kinh thị giác truyền thông tin từ mắt đến não bị viêm và dẫn đến tổn thương thị lực. Hút thuốc làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn và gây ra các vấn đề về màu sắc ở mắt.

6. Bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng về mắt liên quan đến bệnh tiểu đường. Trong đó các mạch máu của võng mạc bị tổn thương do lượng đường trong máu cao. Khi những mạch máu này bị tổn thương, chúng có thể “rò rỉ” chất lỏng hoặc máu và phát triển mô sẹo làm biến dạng hình ảnh mà võng mạc gửi đến não, cuối cùng dẫn đến mù lòa. Hút thuốc là một nguy cơ đáng kể làm phát triển bệnh thần kinh tiểu đường do lượng oxy cung cấp cho mắt giảm, đồng thời lượng carbon monoxide tăng lên tương ứng. Hút thuốc cũng làm tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường. Đo đó khiến việc kiểm soát bệnh tiểu đường trở nên khó khăn hơn.

Hút thuốc thụ động có ảnh hưởng đến sức khỏe mắt không?

Hút thuốc thụ động đã được chứng minh là có hại tương đương với việc hút thuốc thực sự khi nói đến sức khỏe và thị lực của mắt. Đặc biệt có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Hút thuốc hoặc bị ảnh hưởng từ khói thuốc lá khi đang mang thai sẽ làm em bé có nguy cơ bị viêm màng não cao gấp 5 lần khi còn nhỏ. Đây là tình trạng các mô xung quanh não sưng lên, viêm màng não có thể gây nhiễm trùng mắt và các vấn đề về thị lực khác.

Ngoài ra, hút thuốc khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh con quá sớm. Sinh non có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng về mắt được gọi là bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (retinopathy of prematurity). Trẻ em cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi khói thuốc thụ động. Theo AAO, một nghiên cứu mới cho thấy trẻ em từ 6 tuổi đã có dấu hiệu bị tổn thương mắt.

Xem thêm: Bảo vệ mắt như thế nào khi bước vào giai đoạn lão hóa?

Hút thuốc thụ động có tác hại tương đương với hút thuốc thực sự

Hút thuốc thụ động có tác hại tương đương với hút thuốc thực sự

Ngừng hút thuốc sẽ mang đến những lợi ích gì cho sức khỏe mắt?

Ngừng hút thuốc không chỉ giúp bạn tránh được nhiều vấn đề sức khỏe, mà còn mang lại những lợi ích đáng kể đối với các bệnh về mắt như:

- Giảm nguy cơ phẫu thuật đục tinh thể.

- Giảm tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng (AMD)

- Giảm nguy cơ mắc bệnh thần kinh thị giác

- Cải thiện khả năng cơ thể phản ứng khi điều trị  bệnh về mắt liên quan đến bệnh Graves.

Với những thông tin trên, việc ngừng và không hút thuốc là một trong những cách tốt nhất mà bạn có thể làm cho sức khỏe của mình. Không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc lá. Một khi từ bỏ thói quen này, cơ thể sẽ bắt đầu tự chữa lành, trở nên khỏe mạnh hơn và đẩy lùi bệnh tật, trong đó có các vấn đề về mắt.

/uploads/2023/07.2023/loan-sac-to-mong-mat-la-gi-thumbnail.jpg_202311012011SS.jpg

Đôi khi trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể vô tình bắt gặp một người có đôi mắt với màu sắc khác nhau dù khá hiếm. Sự đa dạng này trong màu mắt xuất hiện do một hiện tượng y học được gọi là Heterochromia, hay chứng loạn sắc tố mống mắt. Vậy chính xác chứng loạn sắc tố mống mắt là gì và liệu có nguy hiểm gì không? Hãy cùng Eyemiru khám phá sâu hơn về điều này trong bài viết dưới đây

Heterochromia là gì?

Heterochromia là một hiện tượng đặc biệt mô tả sự khác biệt về màu sắc của mống mắt hoặc tròng mắt của một người. Chứng loạn sắc tố mống mắtnày được chia thành ba loại chính.

Loại đầu tiên là heterochromia iridis (loạn sắc tố một phần), trong đó một phần nhỏ của một mắt có màu sắc khác biệt so với phần còn lại. Ví dụ, một người có thể có mắt màu nâu chứa một vùng màu xanh lam hoặc ngược lại.

Loại thứ hai được gọi là heterochromia iridum (loạn sắc tố toàn phần), biểu hiện bằng việc màu sắc của tròng mắt ở một mắt khác nhau so với mắt kia. Điều này có thể dẫn đến tình trạng như mắt trái màu đen trong khi mắt phải lại có màu xanh.

Loại cuối cùng là heterochromia trung tâm, một trạng thái khi phần trung tâm của đồng tử mắt có màu sắc khác biệt so với phần còn lại của mắt. Ví dụ, một đồng tử màu nâu có thể có một vùng màu xanh lam tỏa ra từ trung tâm.

Người mắc heterochromia thường không gặp vấn đề sức khỏe nào liên quan và điều này không ảnh hưởng đến tầm nhìn của họ. Điểm đặc biệt và vô hại của việc có đôi mắt có màu sắc khác nhau thường khiến họ trở nên đặc biệt và thu hút sự chú ý từ người khác.

Heterochromia rất hiếm

Heterochromia rất hiếm

Nguyên nhân gây ra chứng loạn sắc tố mống mắt là gì?

1. Đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến màu mắt

Đột biến gen cách ly và không gây hại là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự xuất hiện của chứng loạn sắc tố mống mắt. Điều này liên quan đến các biến đổi ở cấu trúc gen di truyền, ảnh hưởng đến các gen được sử dụng trong quá trình tạo ra, vận chuyển và lưu trữ melanin - chất sắc tố quyết định màu sắc của mắt.

Một số người sinh ra với đột biến gen mà không rõ nguyên nhân cụ thể, khiến cho màu mắt của họ trở nên đặc biệt. Ngược lại, có những trường hợp, đặc điểm heterochromia được thừa hưởng từ các thế hệ trước đó như một đặc điểm trội trong quá trình truyền gen. Dù bằng cách nào các đột biến gen liên quan đến chứng loạn sắc tố mống mắt không dẫn đến bất kỳ triệu chứng nào khác, không gây hại cho sức khỏe của mắt. Chúng cũng không phải là một phần của bất kỳ tình trạng bệnh lý nào và không ảnh hưởng đến khả năng nhìn của người mắc phải.

Xem thêm: Duy trì sức khỏe mắt bằng các biện pháp giữ vệ sinh mắt hàng ngày

2. Do bẩm sinh hoặc mắc phải

Đôi khi các tình trạng bẩm hoặc mắc phải có thể gây ra chứng loạn sắc tố mống mắt. Bẩm sinh là khi sinh ra bạn đã có, còn tình trạng mắc phải là xuất hiện Heterochromia ở giai đoạn sau này. Nhiều tình trạng khác nhau có thể ảnh hưởng đến các tế bào hắc tố, là những tế bào chuyên biệt sản xuất melanin. Một ví dụ phổ biến là hội chứng Horner. Có em bé sinh ra đã mắc phải chứng này trong khi một số người lớn lại mắc phải ở thời điểm sau này trong cuộc sống.

Những người mắc chứng Horner có tổn thương thần kinh tiềm ẩn ảnh hưởng đến một bên mặt. Tổn thương thần kinh này ảnh hưởng đến màu mắt vì các tế bào sản xuất melanin (melanocytes) dựa vào sự kích thích từ hệ thống thần kinh giao cảm để hoạt động.

Sự gián đoạn đường truyền tín hiệu thần kinh trên khuôn mặt khiến các tế bào hắc tố sản xuất ít melanin hơn. Kết quả là mống mắt ở phần mặt bị ảnh hưởng có ít melanin hơn. Do đó, mống mắt này có màu nhạt hơn (càng có nhiều melanin thì mống mắt càng sẫm màu).

Ngoài hội chứng Horner còn có nhiều tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến tế bào hắc tố hoặc gây ra những thay đổi khác dẫn đến Heterochromia. Tuy nhiên nhiều tình trạng trong số này rất hiếm.

Một số nguyên nhân bẩm sinh của chứng loạn sắc tố mống mắt như hội chứng Horner bẩm sinh, hội chứng Waardenburg, hội chứng Parry-Romberg, hội chứng Sturge-Weber, bệnh hắc tố mắt…

Còn nguyên nhân mắc phải của Heterochromia như hội chứng Horner mắc phải, viêm mống mắt dị sắc Fuchs, tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, bệnh tăng nhãn áp, sưng do viêm màng bồ đào…

Chấn thương mắt hoặc biến chứng do điều trị

Các nguyên nhân khác của Heterochromia bao gồm:

- Chấn thương hoặc tổn thương ở mắt.

- Thuốc nhỏ mắt Latanoprost, điều trị bệnh tăng nhãn áp.

- LATISSE - phương pháp điều trị thẩm mỹ giúp lông mi phát triển.

Central Heterochromia

Central Heterochromia - Phần trung tâm của đồng tử mắt có màu sắc khác biệt so với phần còn lại của mắt

Heterochromia được điều trị như thế nào?

Các chuyên gia y tế không có phương pháp điều trị cụ thể cho Heterochromia vì đây là một biến thể vô hại của màu mắt. Tuy nhiên các tình trạng cơ bản gây ra chứng dị sắc do các nguyên nhân như u nguyên bào thần kinh (neuroblastoma) cần được điều trị khi chúng xuất hiện. Do đó cần nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám mắt toàn diện và được chẩn đoán chính xác.

Ngoài ra, bạn có thể chọn đeo kính áp tròng để có màu mắt giống nhau nếu bạn thích. Trong trường hợp này, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thông thường sẽ cần đơn thuốc cho các điểm tiếp xúc màu ngay cả khi chúng không có tác dụng điều chỉnh thị lực. Điều quan trọng cần nhớ là việc tự ý sử dụng kính áp tròng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ là không an toàn và có thể gây ra tổn thương mắt nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia y tế về mắt nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về màu mắt hoặc hình dáng bên ngoài của mắt. Heterochromia do bẩm sinh như hội chứng Horner có thể xuất hiện sớm ở trẻ em. Các bậc cha mẹ khi nhận thấy trẻ có màu mắt khác nhau hoặc các dấu hiệu thị giác khác như đồng tử nhỏ, mí mắt sụp xuống, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị khi cần thiết.

Xem thêm: 9 tips bảo vệ đôi mắt cho trẻ mà bố mẹ không thể không biết

Heterochromia không phải là bệnh lý mắt

Heterochromia không ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe mắt

Nhìn chung, Heterochromia không phải là bệnh lý mắt và không ảnh hưởng đến thị lực. Với bài viết trên hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về chứng rối loạn sắc tố mống mắt. Để tham khảo các thông tin khác về mắt và thuốc nhỏ mắt Eyemiru, hãy theo dõi Eyemiru mỗi ngày nhé!

/uploads/2023/07.2023/uong-dau-ca-co-tot-cho-mat-khong-thumbnail.jpg_202310312010SS.jpg

Dầu cá là chất béo được chiết xuất từ các loại cá giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá trích, cá mòi… Và thường được sử dụng dưới dạng viên uống hoặc chất lỏng để bổ sung omega-3 vào chế độ ăn hàng ngày. Omega-3 có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là cải thiện thị lực mắt. Tuy nhiên bạn đã hiểu hết về omega-3, tác dụng của omega-3 là gì và uống dầu cá có tốt cho mắt không? Hãy cùng Eyemiru khám phá về chủ đề này qua bài viết sau.

Omega-3 là gì, có lợi ích gì đối với sức khỏe?

Omega-3 là một loại axit béo không no, được gọi là "omega" do có một liên kết hóa học đặc biệt tại vị trí thứ ba từ đầu của chuỗi carbon trong phân tử axit béo. Có ba loại chính của omega-3 được tìm thấy trong thức ăn là:

- ALA (axit alpha-linolenic): đây là loại omega-3 chính được tìm thấy trong các nguồn thực vật như hạt lanh, hạt bơ và các loại hạt khác. Cơ thể con người không tự sản sinh ALA nên chúng ta cần lấy bổ sung từ các loại thực phẩm hàng ngày.

- EPA (axit eicosapentaenoic): EPA là một loại omega-3 chính được tìm thấy trong cá, đặc biệt là cá biển như cá hồi. EPA có ảnh hưởng đáng kể đối với sức khỏe của não và hệ thống tuần hoàn máu.

- DHA (axit docosahexaenoic): DHA là một loại omega-3 khác được tìm thấy chủ yếu trong cá biển. DHA có vai trò quan trọng trong sự phát triển của não, đặc biệt là ở trẻ em và thai nhi.

Omega-3 rất quan trọng để cơ thể hoạt động bình thường

Omega-3 rất quan trọng để cơ thể hoạt động bình thường

Omega-3 rất quan trọng đối với sức khỏe, không có chất béo cơ thể không thể hoạt động bình thường. Tế bào, cơ, dây thần kinh và các cơ quan cần axit béo để vận hành. Các hợp chất giống hormone giúp điều chỉnh huyết áp, nhịp tim và đông máu cũng dựa vào axit béo. Theo Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ cho thấy omega-3 có tác động tích cực đến các tình trạng như:

- Bệnh tim và mạch máu.

- Chứng mất trí nhớ.

- Bệnh Alzheimer.

- Ngăn ngừa ung thư.

- Viêm khớp dạng thấp.

- Sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, nếu không có chất béo tốt như omega-3 trong chế độ ăn uống, sức khỏe mắt của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Xem thêm: Khám phá lợi ích của vitamin và khoáng chất đối với thị lực mắt

Lợi ích của omega-3 đối với sức khỏe mắt

Ở người trưởng thành, các nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 có thể bảo vệ mắt khỏi các bệnh như thoái hóa điểm vàng, hội chứng khô mắt, bệnh tăng nhãn áp. Trong 3 dạng của omega-3, đôi mắt cần nhiều EPA và DHA.

Omega-3 và bệnh thoái hóa điểm vàng

Trong một nghiên cứu, những người tham gia ăn cá có dầu (nguồn cung cấp DHA và EPA) ít nhất một lần mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt chỉ bằng một nửa so với những người ăn cá ít hơn.

Một nghiên cứu khác của Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ sử dụng dữ liệu từ Age-Related Eye Disease Study (AREDS) cho thấy những người tham gia khảo sát có hàm lượng axit béo omega-3 cao nhất trong chế độ ăn uống có nguy cơ phát triển điểm vàng ở mắt thấp hơn so với những người cùng lứa tuổi. Vào năm 2013, Viện này đã công bố kết quả tiếp theo của AREDS đó là những người tham gia bổ sung chế độ ăn uống 1.000mg omega-3 mỗi ngày (350mg DHA, 650 EPA) không có thấy nguy cơ thoái hóa điểm vàng trong 5 năm.

Những kết quả này cho thấy omega-3 có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác. Đặc biệt là khi bổ sung chúng từ thực phẩm ăn uống hàng ngày thay vì thực phẩm chức năng. Ngoài ra, một chế độ ăn uống lành mạnh chứa nhiều omega-3 cùng với các chất dinh dưỡng quan trọng khác trong thời gian dài có khả năng bảo vệ sức khỏe tốt hơn so với việc bổ sung dinh dưỡng từ nguồn khác trong 5 năm.

Xem thêm: Làm thế nào để cải thiện thị lực mắt khi già đi?

Thoái hóa điểm vàng là tình trạng gây mất thị lực dần dần ở trung tâm tầm nhìn

Thoái hóa điểm vàng là tình trạng gây mất thị lực dần dần ở trung tâm tầm nhìn

Omega-3 có tác động như thế nào đến hội chứng khô mắt?

Axit béo omega-3, đặc biệt là EPA và DHA có thể giữ ẩm cho mắt và giảm viêm nhiễm. Đây là hai yếu tố quan trọng trong việc giảm nhẹ các triệu chứng của hội chứng khô mắt:

- Giữ ẩm cho mắt: omega-3 giúp duy trì sự linh hoạt của màng tế bào mắt và giữ cho nước mắt dày hơn, giảm nguy cơ bị mắt khô và cảm giác đau rát.

- Giảm viêm nhiễm: một số nghiên cứu chỉ ra rằng omega-3 có thể giảm viêm nhiễm, các triệu chứng đỏ, sưng và đau do hội chứng khô mắt gây ra.

Omega-3 làm giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp

Các axit béo thiết yếu cũng có thể giúp chất lỏng bên trong mắt thoát ra ngoài đúng cách và giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. Điều này xảy ra khi áp lực bên trong mắt quá cao.

Trong một nghiên cứu, chuột được cho ăn kết hợp dầu cây rum, hạt lanh và cá  ngừ. Tất cả đều có hàm lượng omega-3 cao. Kết quả cho thấy chế độ ăn uống giúp điều chỉnh dòng của chất lỏng bên trong mắt - một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa áp lực mắt cao. Điều thú vị là kết quả ở những con chuột chỉ được cho ăn dầu cây rum (có hàm lượng ALA cao nhưng không có EPA hoặc DHA) gần như không khả quan bằng ở những con chuột được ăn kết hợp EPA, DHA và ALA.

Omega-3 và sự phát triển thị giác ở trẻ sơ sinh

Theo phân tích của tạp chí Pediatrics về những nghiên cứu được thực hiện bởi Harvard School of Public Health, các tác giả nhận thấy rằng trẻ sinh non khỏe mạnh được nuôi bằng sữa công thức DHA sẽ có thị lực tốt hơn đáng kể ở thời điểm 2 và 4 tháng so với trẻ sinh non được nuôi bằng sữa công thức không bổ sung omega-3.

Lượng DHA và các omega-3 khác trong chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển thị lực bình thường của trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Có nên chăm sóc mắt em bé với nước nhỏ mắt chất lượng cao không?

Nên bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 vào chế độ ăn hàng ngày

Nên bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 vào chế độ ăn hàng ngày

Các loại thực phẩm giàu omega-3

Cả axit béo omega-3 và omega-6 đều đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nhưng quan trọng là phải giữ mức cân bằng cho cả 2. Omega-6 là một nhóm các axit béo không no có cấu trúc hóa học chứa một liên kết đặc biệt tại vị trí thứ 6 từ đầu chuỗi carbon trong phân tử axit béo. Chúng thường được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm các dạng dầu thực vật, thịt gia cầm và thịt bò. Omega-6 là một phần quan trọng của chế độ ăn uống, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều omega-6 so với omega-3 có thể gây ra sự mất cân bằng axit béo, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như viêm nhiễm và bệnh tim mạch. Theo các chuyên gia, tỷ lệ omega-6 và omega-3 trong chế độ ăn uống lành mạnh nên ở mức 4/1 hoặc thấp hơn.

Một trong những bước tốt nhất để cải thiện chế độ ăn uống là ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3 và ít thực phẩm omega-6 hơn. Các thực phẩm chứa nhiều omega-3 như:

- Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ trắng, cá trích…

- Hạt lanh, dầu hạt lanh.

- Quả óc chó.

- Hạt chia.

- Đậu nành, dầu đậu nành.

Để giảm lượng omega-6 nên tránh tiêu thụ các thực phẩm chiên và chế biến sẵn. Nhiều loại dầu ăn có hàm lượng axit béo omega-6 rất cao như dầu hướng dương. Nhiệt độ nấu cao cũng tạo ra các axit béo “xấu”.

Có nên uống dầu cá để bổ sung omega-3 tốt cho mắt không?

Nếu bạn không thích ăn cá, có thể bổ sung thêm dầu cá vào chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên việc uống một viên dầu cá có thực sự mang lại hiệu quả như một khẩu phần cá hồi tươi không? Theo Tiến sĩ Howard LeWine của Harvard Health Publishing, điều này thật khó xác thực và tùy thuộc vào từng người. Tuy nhiên chúng ta đều biết ngoài việc bổ sung omega-3, ăn cá còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tự nhiên khác như vitamin D, canxi, kẽm, sắt, magie… Do đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc uống dầu cá để mang lại hiệu quả tốt và tránh những tác dụng phụ tiềm ẩn khác.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dầu cá để bổ sung omega-3

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dầu cá để bổ sung omega-3

Có thể thấy cách để có sức khỏe mắt và sức khỏe tổng thể tốt hơn là có một chế độ ăn uống lành mạnh từ các loại thức ăn tự nhiên. Bắt đầu từ một số thay đổi đơn giản như thay thế dầu ăn có nhiều omega-6 bằng dầu oliu, ăn nhiều rau quả trái cây, tránh thực phẩm chiên, chế biến sẵn và hạn chế tiêu thụ thịt đỏ. Eyemiru chúc bạn đọc sẽ trải nghiệm một cuộc sống có sức khỏe dồi dào và thị lực tốt hơn từ việc lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh này.

/uploads/2023/07.2023/di-ung-mat-la-gi-thumbnail.jpg_202310302110SS.jpg

Mỗi khi thay đổi thời tiết thay đổi hay giao mùa, nhiều người dễ mắc phải tình trạng dị ứng mắt. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra vấn đề này. Vậy dị ứng mắt là gì, có giống với đau mắt đỏ không và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Hãy cùng Eyemiru tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Dị ứng mắt là gì?

Dị ứng mắt hay còn gọi là viêm kết mạc khá phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi mắt tiếp xúc với các chất gây kích ứng (được gọi là chất gây dị ứng). Khi đó mắt sẽ sản xuất ra một chất gọi là histamine để chống lại chất gây dị ứng này và gây ra những triệu chứng như ngứa, đỏ, rát… Không giống như các loại viêm kết mạc khác, dị ứng mắt không lây từ người này sang người khác. Dị ứng mắt cũng thường sẽ đi chung với dị ứng mũi, ngứa, nghẹt mũi và hắt hơi. Đây là tình trạng liên quan đến dị ứng theo mùa hay do thay đổi thời tiết. Ngoài ra, bạn có thể bị dị ứng do lông thú cưng, bụi, phấn hoa, khói, nước hoa hoặc thậm chí là thức ăn.

Dị ứng mắt (eye allergy) xảy ra khi mắt tiếp xúc với các chất gây kích ứng

Dị ứng mắt (eye allergy) xảy ra khi mắt tiếp xúc với các chất gây kích ứng

Nguyên nhân gây dị ứng mắt là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng mắt. Việc hiểu rõ về các nguyên nhân này không chỉ giúp xác định nguồn gốc của vấn đề mà còn đưa ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

1. Phấn hoa

Đối với những người dị ứng mắt với phấn hoa, mùa hoa nở thường là cơn ác mộng. Phấn hoa dù nhỏ đến mức không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại chứa những chất kích thích mạnh mẽ. Hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với phấn hoa như một mối đe dọa và gây ra các triệu chứng như đỏ, ngứa, chảy nước mắt.

2. Mạt bụi

Mạt bụi thường xuyên xuất hiện ở những nơi như giường, thảm và tranh. Mặc dù chúng không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại gây ra những triệu chứng khó chịu như hắt hơi, ho, nghẹt mũi, dị ứng mắt.

3. Tiếp xúc với khói

Khói từ thuốc lá và môi trường ô nhiễm không chỉ gây ra vấn đề cho sức khỏe tổng thể mà còn là nguyên nhân gây dị ứng mắt. Khói này khiến cho hệ miễn dịch phản ứng ngay lập tức, tạo ra cảm giác cay cay, chảy nước mắt và đỏ mắt.

4. Tiếp xúc với nước hoa

Nước hoa mặc dù thường được sử dụng để tạo hương thơm dễ chịu nhưng lại chứa những hợp chất có thể kích ứng mắt và hệ hô hấp. Khi tiếp xúc với các thành phần không rõ ràng trong nước hoa, mắt có thể đỏ, ngứa, chảy nước mắt, thậm chí gây đau đầu.

5. Tiếp xúc với vật nuôi

Thú cưng như chó và mèo thường mang lại niềm vui cho gia đình nhưng lông, nước bọt hay phân của chúng lại có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Protein trong nước bọt, nước tiểu của chúng cũng có thể kích ứng mắt, gây đỏ, ngứa và chảy nước mắt.

6. Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa và mỹ phẩm

Hóa chất trong mỹ phẩm, sản phẩm tẩy rửa hàng ngày có thể khiến cho mắt và da trở nên đỏ, ngứa và sưng. Các triệu chứng thường xuất hiện 24-48 giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng.

Các triệu chứng khi bị dị ứng mắt là gì?

Dị ứng mắt biểu hiện qua một loạt các triệu chứng khác nhau, không chỉ gây ra sự không thoải mái mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi mắt bị dị ứng:

Mắt đỏ

Mắt đỏ là dấu hiệu rõ ràng của việc mắt phản ứng với các tác nhân kích ứng. Các mạch máu nhỏ giữa màng cứng và kết mạc trong mắt có thể sưng lên do tiếp xúc với khói, bụi hoặc các chất hóa học.

Chảy nước mắt

Khi mắt phản ứng với các chất gây kích ứng, cơ thể tạo ra histamin để chống lại tác nhân gây hại, gây chảy nước mắt.

Nhạy cảm với ánh sáng

Nhạy cảm với ánh sáng là tình trạng mắt khó chịu khi ánh sáng gây ra cảm giác chói lọi. Đây không phải là bệnh về mắt mà là triệu chứng của nhiễm trùng hoặc dị ứng mắt.

Ngứa ngáy

Ngứa mắt thường là do các chất kích ứng như bụi, khói, phấn hoa hoặc lông động vật. Khi ngứa chúng ta thường sẽ dụi mắt, dù không gây hại nhiều nhưng việc dụi mắt nhiều có thể gây sưng giác mạc và giảm thị lực.

Nóng rát

Cảm giác nóng rát xuất hiện khi mắt tiếp xúc với các chất kích ứng từ môi trường bên ngoài như khói thuốc, mạt bụi hoặc các hóa chất trong sản phẩm hàng ngày.

Sưng mí mắt

Sưng mí mắt thường đi kèm với đỏ, đau, ngứa mắt. Biểu hiện của tình trạng này là sưng phù ở 1 hoặc 2 mí mắt trên và mí mắt dưới.

Cảm giác cộm và đau mắt

Cảm giác cộm thường xuất hiện khi có bụi hoặc dị vật rơi vào mắt. Điều này thường kèm theo chảy nước mắt, cảm giác cay và mô máu trên bề mặt mắt hiện rõ. Những triệu chứng này có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt cùng với các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, nhiều khi có cả cảm giác nóng rát.

Bạn có thể bị sưng mí mắt ở 1 hoặc 2 mắt khi bị dị ứng

Bạn có thể bị sưng mí mắt ở 1 hoặc 2 mắt khi bị dị ứng

Sự khác biệt giữa dị ứng mắt và đau mắt đỏ là gì?

Nhãn cầu được bao phủ bởi một màng mỏng gọi là kết mạc. Khi kết mạc bị kích ứng hoặc viêm thì sẽ gây ra bệnh viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ. Tình trạng này khiến mắt bị ngứa, chảy nước mắt, có màu đỏ hoặc hồng. Mặc dù đau mắt đỏ và dị ứng mắt đều gây ra những triệu chứng tương tự nhau nhưng đây là hai bệnh lý khác nhau.

Dị ứng mắt là do phản ứng của hệ miễn dịch. Còn đau mắt đỏ là do dị ứng mắt cùng nhiều nguyên nhân khác như do vi khuẩn, virus, hóa chất… Ngoài ra, đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc virus gây ra thường tiết ra dịch tích tụ ở mắt, đặc biệt là vào ban đêm và rất dễ lây lan. Tuy nhiên, dị ứng mắt thì không lây lan.

Dị ứng mắt được điều trị như thế nào?

Chìa khóa để điều trị dị ứng mắt là hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Điều này bắt buộc bạn cần phải biết chính xác những chất sẽ làm mắt bị dị ứng. Nếu cần thiết bạn có thể đến các trung tâm y tế để thực hiện xét nghiệm da hoặc máu để xác định các chất cụ thể sẽ gây dị ứng.

Tránh các tác nhân gây dị ứng

Nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa thì nên tránh ra ngoài trời càng nhiều càng tốt khi tới mùa hoa nở hay thời điểm có lượng phấn hoa cao nhất, thường là vào buổi sáng và đầu buổi tối. Ngoài ra, nên đeo kính râm để ngăn phấn hoa bay vào mắt khi bạn ở ngoài trời.

Hãy đóng cửa sổ và sử dụng điều hoa ở trong nhà, điều này sẽ giúp giảm khả năng tiếp xúc với phấn hoa và các chất kích thích khác. Không nên sử dụng quạt vì sẽ hút phấn hoa cùng những chất gây dị ứng vào bên trong. Đồng thời giữ máy lạnh sạch sẽ, vệ sinh theo định kỳ để đảm bảo không có bụi bẩn bên trong.

Khi tác nhân gây dị ứng cho bạn là nấm mốc thì hãy nhớ rằng độ ẩm cao có thể khiến chúng phát triển. Vì vậy, nên duy trì độ ẩm trong nhà ở khoảng 30 - 50% và vệ sinh các khu vực có độ ẩm cao như tầng hầm, phòng tắm, nhà bếp.

Nếu bụi bẩn làm mắt bị dị ứng, hãy đảm bảo nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là ở phòng ngủ. Nên giặt gối, mền, ga giường thường xuyên để bụi bẩn không tích tụ làm tăng khả năng gây dị ứng mắt.

Cuối cùng, hãy tránh dụi mắt vì điều này chỉ làm mắt khó chịu hơn.

Không nên dụi mắt vì sẽ làm các triệu chứng nặng thêm

Không nên dụi mắt vì sẽ làm các triệu chứng nặng thêm

Xem thêm: Những điều cần biết để bảo vệ mắt đúng cách

Điều trị bằng thuốc

- Nước nhỏ mắt nhân tạo: có tác dụng loại bỏ chất gây dị ứng, giảm các triệu chứng khô mắt và cung cấp độ ẩm cho mắt. Bạn có thể mua chúng ở các nhà thuốc mà không cần toa. Sử dụng khoảng 1-6 lần mỗi ngày và duy trì việc sử dụng thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt nhất.

- Thuốc kháng Histamin đường uống: loại thuốc này được dùng để điều trị các triệu chứng như ngứa và rát mắt. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra tình trạng khô mắt hoặc làm tăng nặng các triệu chứng dị ứng, do đó nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

- Chất ổn định tế bào mast: các loại thuốc nhỏ mắt chứa chất ổn định tế bào mast giúp giảm ngứa, mẩn đỏ, chảy nước mắt và cảm giác nóng rát. Sử dụng khoảng 1-2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

- Thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid: điều trị các triệu chứng dị ứng mắt nghiêm trọng và kéo dài như ngứa, đỏ, sưng. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc chứa corticosteroid cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.

- Tiêm miễn dịch trị liệu: trong các trường hợp mà các phương pháp trên không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề xuất tiêm miễn dịch trị liệu. Quy trình này bao gồm việc tiêm các chất gây dị ứng vào cơ thể nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch với những chất này.

Có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để giảm các triệu chứng của dị ứng mắt

Có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để giảm các triệu chứng của dị ứng mắt

Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, dị ứng mắt có thể nhanh chóng được giảm nhẹ hoặc chấm dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu để bệnh diễn tiến trong thời gian dài sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của dị ứng mắt hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.

/uploads/2023/07.2023/chay-nuoc-mat-song-thumbnail.jpg_202310292110SS.jpg

Có nhiều lý do khiến bạn bị chảy nước mắt sống, từ bụi bẩn đến các tình trạng như dị ứng theo mùa, đau mắt đỏ hay tắc lệ đạo. Theo một đánh giá năm 2020 của các nghiên cứu được công bố ở Experimental Eye Research, nước mắt có tác dụng bảo vệ mắt, giúp mắt lành lại khi bị tổn thương và mang lại sự thoải mái cho chúng ta. Khi ngáp hay cười hoặc khi nhìn quá lâu dưới ánh sáng chói sẽ chảy nước mắt là hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên nếu nước mắt chảy quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu của rắc rối. Hãy cùng Eyemiru tìm hiểu về 8 lý do khiến bạn chảy nước mắt và cách điều trị qua bài viết dưới đây.

Rối loạn chức năng tuyến Meibomian (MGD)

Tuyến Meibomian nằm ở mí mắt và tạo ra phần nhờn của nước mắt. Theo American Academy of Ophthalmology, lớp dầu này ngăn cho nước mắt của chúng ta bay hơi. Khi các tuyến không sản xuất đủ dầu hoặc chất lượng không phù hợp, bạn có thể mắc phải bệnh khô mắt. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy nước mắt vì mắt cần tiết nước mắt để giảm bớt tình trạng bị khô.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng một chiếc khăn nóng, sạch và đắp lên mí mắt nhằm mở các tuyến dầu hoặc massage mắt nhẹ nhàng để giúp tăng tiết dầu. Theo một nghiên cứu năm 2020 được đăng ở tạp chí Medicine, việc làm sạch dọc theo đường mi bằng sữa rửa mí mắt chuyên dụng hoặc dầu gội em bé dạng nước cũng có thể giúp làm thông thoáng các lỗ hở của tuyến dầu.

Có nhiều lý do khiến bạn chảy nước mắt sống

Chảy nước mắt sống là tình trạng nước mắt chảy tràn trên mặt nhưng chưa xác định được nguyên nhân

Khô mắt

Ngay cả khi tuyến Meibomian hoạt động tốt thì bạn vẫn có thể bị khô mắt dẫn đến chảy nước mắt quá nhiều. Nếu không giải quyết vấn đề này, tình trạng khô mắt có thể tiếp tục và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khô mắt, bao gồm mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, dị ứng thuốc, tiếp xúc với môi trường chứa nhiều khói, bụi, hoặc gió mạnh.

Ngoài ra, việc mắt khô thường phổ biến hơn khi con người già đi, đặc biệt là ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Cùng với sự thay đổi hormone trong cơ thể, việc tiết dầu bôi trơn mắt giảm đi, gây ra cảm giác khô và kích thích mắt. Để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn cụ thể.

Xem thêm: Khô mắt là gì, có nên sử dụng nước nhỏ mắt cho mắt khô?

Ống dẫn nước mắt bị chặn

Sau khi nước mắt được sản xuất bởi các tuyến “chuyên dụng”, nước mắt sẽ chảy qua mắt và các lỗ nhỏ ở khóe mắt gọi là lệ đạo (lacrimal puncta). Nếu những lỗ này bị chặn do các nguyên nhân như viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn, nước mắt sẽ không thể di chuyển được, dẫn đến tích tụ nước mắt.

Ngoài ra, ống mũi lệ (nasolacrimal duct) - con đường dẫn nước mắt vào mũi - cũng có thể bị tắc nghẽn ở người lớn do nhiều lý do như chấn thương, nhiễm trùng hoặc quá trình lão hóa gây ra sự hẹp lại của ống dẫn nước mắt. Trong trường hợp viêm nhiễm, bác sẽ thể kê đơn thuốc kháng sinh để giảm viêm và loại bỏ tắc nghẽn trong ống dẫn nước mắt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phức tạp hoặc nếu tắc nghẽn quá nghiêm trọng, việc tiến hành phẫu thuật có thể là lựa chọn hợp lý.

Chảy nước mắt do dị ứng

Dị ứng và cảm lạnh là hai nguyên nhân phổ biến gây chảy nước mắt. Các tác nhân như phấn hoa, bụi mịn có thể gây ra dị ứng mắt. Trong trường hợp cảm lạnh, nước mắt thường chảy nhiều hơn do sự kích thích từ vi khuẩn hoặc virus.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt không kê đơn và thuốc dị ứng được kê bởi chuyên gia y tế có thể là giải pháp hữu ích trong trường hợp này. Thuốc nhỏ mắt giúp giảm viêm và giảm mức độ chảy nước mắt. Trong khi đó, thuốc dị ứng sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng dị ứng, từ đó giảm lượng nước mắt chảy ra.

Bên cạnh đó, việc hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng, duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ cũng rất quan trọng. Đồng thời tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng như hóa chất mạnh, bụi bẩn…

Cảm lạnh là một nguyên nhân khiến bạn bị chảy nước mắt

Cảm lạnh là một nguyên nhân khiến bạn bị chảy nước mắt

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Theo Centers for Disease Control and Prevention (CDC), các loại virus gây cảm lạnh thông thường, đau họng hoặc viêm phế quản cũng có thể khiến bạn bị đau mắt đỏ. Đây là tình trạng nhiễm trùng màng mắt và là bệnh lý phổ biến. Chảy nước mắt là một trong những những triệu chứng tiêu biểu của bệnh này. Theo CDC, hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ đều tự khỏi. Nhưng cũng có khi cần dùng thuốc. Bạn có thể tự xử lý tại nhà bằng cách đắp một miếng vải được làm mát lên mắt để làm giảm các triệu chứng. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan, do đó cần rửa tay thường xuyên, dùng riêng các vật dụng cá nhân và không nên tiếp xúc với nhiều người trong thời gian có dịch.

Xem thêm: 10 điều cần biết để nhận biết dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ và phòng tránh hiệu quả

Lẹo mắt

Lẹo mắt là những vết sưng nhỏ màu đỏ xuất hiện trên mí mắt hoặc đường mi mắt và khiến bạn bị chảy nhiều nước mắt. Nguyên nhân của lẹo mắt thường là do vi khuẩn gây nhiễm trùng. Dù không nghiêm trọng nhưng lẹo mắt làm mắt bị sưng, gây đau, cảm giác khó chịu. Nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, lẹo mắt nhỏ, bạn có thể chườm ấm để làm giảm các triệu chứng. Chườm ấm giúp giãn cơ và tăng cường lưu thông máu, giảm viêm và giảm đau. Tuy nhiên, quan trọng nhất là bạn không nên tự nặn lẹo mắt bởi vì việc này có thể làm nhiễm trùng lan sang các vùng da khác và gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nếu tình trạng lẹo mắt trở nên nặng hơn, khi mắt bị sưng to và triệu chứng không giảm bớt, bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Trong những trường hợp nghiêm trọng, tiểu phẫu lẹo mắt có thể là lựa chọn tốt nhất.

Vấn đề về giác mạc

Giác mạc là lòng đen của mắt và cũng là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại vi khuẩn, bụi bẩn và bất kỳ vật “ngoại lai” nào lọt vào mắt của bạn. Do đó, bất kỳ yếu tố nào “tấn công” giác mạc cũng có thể dẫn đến chảy nước mắt, cho dù đó là hạt bụi, vết đau hay vết xước. Trong đó, giác mạc bị trầy xước là một trong những chấn thương mắt phổ biến nhất. Khi gặp vấn đề với giác mạc, bên cạnh việc chảy nước mắt thường xuyên, mắt còn bị đỏ, đau và nhạy cảm với ánh sáng.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của vấn đề giác mạc mà có thể không cần phải điều trị, dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Do đó để biết chính xác vấn đề của mình, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Lẹo mắt cũng có thể gây ra tình trạng chảy nước mắt sống

Lẹo mắt cũng có thể gây ra tình trạng chảy nước mắt sống

Các vấn đề khác về mí mắt

Bạn có thể gặp các vấn đề với mí mắt hoặc lông mi khiến mắt bị khô và dẫn tới việc chảy nước mắt quá nhiều. Mí mắt hướng ra ngoài (ectropion) hoặc hướng vào trong (entropion) có thể gây chảy nước mắt. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo và thuốc mỡ để giảm bớt kích ứng. Đôi khi các vấn đề về mí mắt là dấu hiệu tự nhiên của sự lão hóa. Khi chúng ta già đi, phần da ở mí mắt có xu hướng chảy xệ và có thể làm suy giảm khả năng tiết nước mắt.

Xem thêm:  Tips chăm sóc vùng da quanh mắt bị khô

Tóm lại, có rất nhiều lý do gây ra chảy nước mắt và vấn đề này có thể mang tính chất tạm thời hoặc kéo dài. Cách điều trị tốt nhất là hiểu rõ nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này. Với những thông tin trên, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn đọc về tình trạng chảy nước mắt. Trong nhiều trường hợp, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.