banner
Chăm sóc mắt
/uploads/2024/giam-mo-mi-mat-tren.jpg_202403120003SS.jpg

Bọng mỡ mí mắt thường xuất hiện khi da bị lão hóa, stress, mất ngủ, ăn uống thiếu điều độ, thai sản… Để cải thiện khuyết điểm này bạn cần chế độ chăm sóc hợp lí và tỉ mỉ. Cũng như kết hợp với phương pháp massage giảm mỡ mí mắt.

Vai trò của mí mắt

Mí mắt là một kết cấu phức hợp gồm da, các mô dưới da, cơ vòng mi, sụn mi và kết mạc phần sụn mi giúp che kín và bảo vệ mặt trước của mắt. Ngoài ra mí mắt cũng hỗ trợ cung cấp độ ẩm cần thiết cho mắt thông qua việc chớp mắt.

Nhìn chung, mí mắt có vai trò:

  • Duy trì tính thẩm mỹ cho mắt.
  • Bảo vệ các thành phần bên trong mắt (như giác mạc).
  • Ngăn ngừa bụi hoặc dị vật rơi vào trong mắt.
  • Khi chớp mí mắt, nước mắt dàn đều giúp mắt luôn trơn ướt, nhìn rõ ràng và loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trong mắt.

Những nguyên nhân dẫn đến mỡ mí mắt trên

- Do lão hóa: Đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”, cũng là nơi tố cáo tuổi tác của chị em nhiều nhất, khi càng nhiều tuổi, vùng da mắt se càng chùng nhão, lớp mỡ trên mí mắt càng to dần lên và sụp xuống, nếu không may xuất hiện thêm quầng thâm thì sẽ khiến chị em bị già hơn tuổi thật rất nhiều.

- Do di truyền: Theo nghiên cứu, không ít những người trẻ cũng gặp tình trạng mỡ mí mắt trên xuất hiện khá nhiều, hiện tượng này hầu hết đều do di truyền, “kế thừa” lại từ ông bà hoặc ba mẹ.

- Bên cạnh 2 nguyên nhân trên thì mỡ mí mắt còn xuất hiện do quá trình sinh hoạt không đều độ, mất cân đối, stress kéo dài, mất ngủ liên tục...

Cách làm giảm mỡ mí mắt trên

Dù mỡ mí mắt trên xuất hiện vì bất kỳ nguyên nhân nào thì việc xử lí chúng là điều cần thiết để giúp chị em có thể xoá bỏ tự ti và tự tin hơn, cùng xem có những cách làm giảm mỡ mí mắt trên nào nhé!

Cách làm giảm mỡ mí mắt trên bằng nha đam

Nha đam là nguyên liệu không quá xa lạ với chị em, không chỉ là loại thực phẩm có nhiều công dụng, nha đam còn được sử dụng như một nguyên liệu thần thánh giúp loại bỏ mỡ mí mắt trên vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện: Trước khi đi ngủ, sử dụng nha đam đã rửa sạch và loại bỏ lớp gel nhờn để đắp 15 phút lên vùng mí mắt trên có nhiều mỡ thừa. Thực hiện đều đặn ít nhất 3 lần/tuần.

Cách làm giảm mỡ mí mắt trên bằng khoai tây

Khoai tây là thực phẩm chứa các enym cần thiết cho việc điều trị quầng thâm, bọng mỡ mí mắt trên. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng khoai tây làm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hàng ngày, đây còn đc xem là “bảo bối” trong việc chăm sóc sắc đẹp cho chị em.

Cách thực hiện: Cắt khoai tây thành lát mỏng sau đó để trong ngăn mát tủ lạnh 5-10 phút rồi đắp khoai tây lên vùng mắt 10-15 phút, sau đó rửa sạch vùng mắt lại với nước. Phương pháp sẽ phát huy tác dụng tối đa nếu được thực hiện vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy.

Cách làm giảm mỡ mí mắt trên bằng Hút mỡ mí mắt trên

Nếu như sau khi thực hiện các phương pháp trên mà vẫn không mang lại kết quả như ý muốn thì bạn cũng đừng quá lo lắng, vì đặc điểm của các phương pháp dân gian này là thường đem lại hiệu quả thẩm mỹ không cao và bạn phải kiên trì thực hiện liên tục tròn khoảng thời gian khá dài.

Hút mỡ mí mắt trên là một phương pháp thẩm mỹ đang được chị em yêu thích vì mang lại kết quả nhanh chóng và xử lý mỡ thừa, da chùng nhão triệt để.

Đây chỉ là một tiểu phẫu nhỏ được thực hiện ở mi trên của đôi mắt bằng một đường mổ nhỏ. Sau khi đánh dấu cẩn thận, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ và thực hiện kỹ thuật bóc mỡ mí mắt trên, sau đó cắt mỡ mí mắt trên đi, đồng thời thắt chặt cơ nâng mi trên và loại bỏ da thừa vùng mí mắt trên cùng lúc. Tiếp theo bác sĩ sẽ may lại vết mổ bằng chỉ thẩm mỹ siêu nhỏ nên hoàn toàn không để lại sẹo xấu sau khi phẫu thuật.

Massage

Massage cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện bọng mắt. Có 3 cách massage thường được áp dụng là:

– Massage bầu mắt: dùng hai đầu ngón tay vuốt nhẹ hai bầu mắt trong khoảng 15 phút. Vừa vuốt vừa thư giãn. Sau khi thực hiện xong, hãy rửa mặt lại với nước sạch để giữ vệ sinh cho mắt.

– Massage xung quanh mắt: dùng hai đầu ngón tay xoa tròn theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 5 phút và đổi ngược lại. Sau đó, thực hiện đắp khăn ấm 3 phút để kết thúc quá trình này.

– Massage đuôi mắt: dùng ngón áp út vuốt dọc theo chiều từ đầu mắt đến đuôi mắt, rồi dùng ngón trỏ và ngón giữa xoay tròn nhẹ đuôi mắt. Thực hiện khoảng 10 phút mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt.

 



/uploads/2024/dau-mat-do-nhin.jpg_202403120003SS.jpg

Bệnh đau mắt đỏ có thể gây ảnh hưởng xấu đến thị lực nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách. Bệnh rất dễ lây nhiễm, nếu một thành viên trong gia đình bị đau mắt đỏ rất dễ lây cho cả nhà.

Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh hay không?

Vì không có những kiến thức cơ bản về căn bệnh này nên nhiều người vẫn cho rằng, chỉ cần nhìn vào người bị bệnh đau mắt đỏ là sẽ lây bệnh. Chính vì thế, phương pháp đeo kính râm khi đau mắt đỏ sẽ giúp hạn chế khả năng nhìn vào người bệnh và phòng ngừa lây nhiễm. 

Tuy nhiên, quan điểm “Nhìn vào người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh” là sai lầm. Khi nhìn vào mắt người bệnh, bạn sẽ không thể lây bệnh vì nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh này đó là vi khuẩn và virus. Khi bị bệnh, virus sẽ có nhiều trong gỉ mắt, nước mắt của người bệnh, thậm chí sẽ có trong mũi, miệng và nước bọt của người bị nhiễm bệnh. 

Có rất nhiều cách khiến cho virus có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường bên ngoài và xâm nhập vào cơ thể những người không bị bệnh. Chẳng hạn như, khi tay người lành có dính nước mắt hay dịch tiết của người bệnh và họ vô tình dụi vào mắt, hoặc bắt tay người bệnh hay dùng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là khăn mặt của người bệnh, chậu rửa mặt, bát đũa của bệnh nhân,… Ngoài ra, nếu bạn chạm tay vào nắm đấm cửa hay nút bấm thang máy có dính virus từ người bệnh thì bạn cũng có nguy cơ lây bệnh. 

Dấu hiệu tình trạng đau mắt đỏ đang lây lan xung quanh bạn

Dấu hiệu nhận biết tình trạng đau mắt đỏ của đối phương đang có nguy cơ lây lan xung quanh bạn rất quan trọng. Người đau mắt đỏ thường có những dấu hiệu nhận biết như:

  • Tròng trắng của mí mắt xuất hiện tình trạng đỏ hồng.
  • Nước mắt chảy liên tục không thể kiểm soát.
  • Ghèn đóng nhiều trên mí mắt, lông mi. Đặc biệt là sau khi ngủ dậy.
  • Thi thoảng xuất hiện chất dịch màu xanh lá cây hoặc trắng chảy ra từ mắt.
  • Cảm giác khó chịu ở một hoặc cả hai mắt.
  • Ngứa mắt.
  • Tầm nhìn mờ, hạn chế không còn được như lúc chưa bệnh.
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng, gió.
  • Mí mắt bị sưng phù.

Ngoài ra, bản thân người bệnh cũng có thể phân biệt được tình trạng đau mắt đỏ do virus hay vi khuẩn gây ra. Từ đó cung cấp cho bác sĩ khi đi khám bệnh để bác sĩ dễ dàng tầm soát và điều trị chính xác. Nhận biết bệnh đau mắt đỏ bằng những yếu tố đơn giản như:

  • Tuổi tác: Virus gây ra hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ ở người lớn.
  • Nhiễm trùng tai: Nếu trẻ con bị viêm kết mạc do vi khuẩn, thông thường trẻ cũng bị nhiễm trùng tai cùng lúc. Vậy người lớn có thể xem con mình có bị tình trạng viêm trùng tai không.
  • Lượng dịch tiết ra: Nhiều dịch tiết ra từ mắt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Màu sắc hoặc sắc thái của tròng trắng mắt: Màu cá hồi (hồng nhạt) có thể là dấu hiệu của nhiễm virus. Màu đỏ có nhiều khả năng viêm kết mạc do vi khuẩn gây nên.
  • Nếu bệnh ở một hoặc cả hai mắt: Nếu bạn bị đau mắt đỏ ở cả hai mắt, có thể nguyên nhân do virus gây ra.

Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng lây lan mắt đỏ

Lây lan đau mắt đỏ trong dân gian hay tỉ tê là do nhìn vào mắt của người bệnh. Tuy nhiên, đây là yếu tố không có căn cứ và khoa học vẫn chưa chứng minh.

Các bác sĩ đã chỉ ra những yếu tố lây mắt đỏ phải kể đến như:

  • Tiếp xúc với chất tiết từ người bệnh (ghèn mắt, nước mắt, nước bọt) là một trong những nguồn lây nhiễm khá mạnh và phổ biến. Bởi tiền đau mắt đỏ thường không có triệu chứng và bản thân người mắc cũng không hay biết, trong khoảng thời gian đó họ vẫn đi học, đi làm, sinh hoạt bình thường, vô tình lây lan cho người khác.
  • Lây qua đường hô hấp: Nước bọt, nước mũi khi người bệnh hắt xì có thể bắn trong không khí khiến virus, vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào vật chủ khỏe mạnh.
  • Tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của bệnh nhân: khăn tắm, dùng chung ly nước, khăn mặt, bát đũa…
  • Qua đường quan hệ tình dục: Con đường tuy gián tiếp như hoàn toàn căn cứ, việc quan hệ tình dục sẽ khiến người bệnh và người khỏe mạnh có những cử chỉ thân mật, ôm hôn, từ đó virus, vi khuẩn lây sang thuận tiện.
  • Tiếp xúc gián tiếp qua cầm, nắm, chạm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như đồ chơi, tay nắm cửa, nút bấm cầu thang máy.

Những cách giúp hạn chế tình trạng lây lan đau mắt đỏ

Vì đau mắt đỏ chưa có vaccine, chưa có thuốc đặc trị và dễ bị tái phát và đặc biệt mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và chính người vừa hết bệnh có thể là nguồn lây trong vòng 1 tuần sau khỏi bệnh. Vì vậy, nên tuân thủ các biện pháp ngay cả khi chưa mắc bệnh lẫn người đang mắc bệnh:

1. Người khỏe mạnh

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân đúng cách, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn và sau khi cầm nắm những vật dụng dùng chung như nắm cửa, nút bấm cầu thang máy,…
  • Hạn chế dùng chung những vật dụng cá nhân: khăn tắm, khăn lau mặt, chậu rửa mặt,…
  • Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng kèm nước sạch, phơi khăn nơi có đủ ánh sáng mặt trời để có thể tiêu diệt được một số vi khuẩn gây bệnh.
  • Hạn chế dùng tay dụi vào mắt, vì lúc đó, bản thân người khỏe mạnh hoàn toàn không biết tay có mang mầm bệnh hay không, vô tình dụi mắt, tạo điều kiện cho virus gây bệnh đau mắt đỏ lây lan.

2. Người đang bị đau mắt đỏ

 Với người đang đau mắt đỏ, việc hạn chế tình trạng lây lan cho người khác vô cùng cần thiết. Người bệnh có thể thực hiện bằng cách sau:

  • Rửa tay thường bằng xà phòng, nước rửa tay khô hoặc dung dịch sát khuẩn
  • Rửa mắt ít nhất 3 lần/ngày vào các thời điểm: sáng, trưa, tối bằng dung dịch muối pha loãng (0.9% lượng muối).
  • Trong thời gian bị đau mắt đỏ, tuyệt đối không được dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn lau mặt, chăn gối với người khỏe mạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với người chưa bị tình trạng đau mắt đỏ.
  • Hạn chế đến những nơi đông người, vì vô tình bạn sẽ mang mầm bệnh đến cho người khác.
  • Tuyệt đối không tự làm “bác sĩ tại nhà” bằng cách dùng những bài thuốc dân gian từ lá trầu, lá dâu… đắp trực tiếp lên mắt.
  • Đeo kính râm giúp mắt hạn chế tiếp xúc với ánh sáng vừa giúp bạn hạn chế dụi mắt, giảm thiểu khả năng lây bệnh.
  • Nên đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng của đau mắt đỏ để được chỉ định điều trị kịp thời, không nên để tình trạng kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
/uploads/2024/tang-nhan-ap.jpg_202403120003SS.jpg

Tăng nhãn áp là một trong những căn bệnh nguy hiểm về mắt. Hơn thế, mù lòa vĩnh viễn là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này. Hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân gây tăng nhãn áp qua bài viết sau đây nhé.

Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp (hay còn gọi là tăng áp lực nội nhãn – IOP) là hiện tượng áp lực cao hơn mức bình thường do không thoát được thủy dịch: Mắt liên tục tạo ra một chất lỏng trong suốt (thủy dịch), chảy phía trước mắt và sau đó thoát ra. Đối với mắt thông thường, thủy dịch tạo ra bằng với lượng dịch thoát ra. Mắt của người có thủy dịch không thoát ra kịp thời sẽ xuất hiện tình trạng tăng nhãn áp.

Áp suất mắt bình thường là từ 11 đến 21 mmHg (viết là mmHg). Đây là loại đơn vị đo lường được sử dụng khi đo huyết áp của bạn. Nếu áp lực đồng tử của bạn cao hơn 21 mmHg ở 1 hoặc cả 2 mắt trong hai hoặc nhiều lần khám bác sĩ Chuyên khoa Mắt thì bạn có thể đã bị tăng nhãn áp.

Tăng nhãn áp 2 bên xảy ra ở cả 2 mắt. Tăng nhãn áp 1 bên có nghĩa là áp lực nội nhãn cao chỉ ở một mắt.

Sự khác biệt giữa tăng nhãn áp và bệnh Glocom (Glaucoma – Thiên đầu thống) là gì?

Tăng nhãn áp có thể dẫn đến bệnh Glocom (Glaucoma – Thiên đầu thống). Bệnh Glocom xảy ra khi áp lực trong mắt cao gây tổn thương đến dây thần kinh thị giác. Những dây thần kinh này ở cả hai mắt nối trực tiếp với não và truyền tín hiệu điện tử giúp não hình dung hình ảnh. Nếu bạn bị bệnh Glocom mà không được điều trị, bạn có thể mất thị lực. 

Nguyên nhân tăng nhãn áp

Nguyên nhân gây tăng nhãn áp bao gồm sản xuất quá nhiều chất lỏng hoặc có vấn đề với hệ thống thoát thủy dịch của mắt. Góc thoát thủy dịch nằm gần phía trước của mắt, nằm giữa mống mắt và giác mạc. Nếu góc thoát thủy dịch bị tắc sẽ gây ra sự tích tụ chất lỏng và áp lực. Những nguyên nhân của sự tích tụ này có thể bao gồm:

  • Góc thoát dịch bị đóng.
  • Khu vực trước mống mắt mở ra nhưng dịch không được thoát đúng cách.
  • Đám sợi sắc tố hoặc protein ngăn cản góc thoát dịch.
  • Ung thư mắt ngăn cản góc thoát dịch.
  • Mắt đã bị tổn thương trước đó.

Những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh

Theo chia sẻ của bác sĩ, tình trạng cườm nước có thể biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau ở từng bệnh nhân. Đồng thời, ở mỗi thể bệnh sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Do đó, người ta thường phân biệt từng thể bệnh với những dấu hiệu đặc trưng riêng. Cụ thể như:

Cườm nước góc đóng cơn cấp

Bệnh nhân mắc phải thể tăng nhãn áp này thường xuất hiện những bất thường đột ngột liên quan đến mắt như:

  • Bị đau mắt một cách bất ngờ, dữ dội và cơn đau dần lan tỏa lên phần đỉnh đầu.
  • Tầm quan sát của người bệnh ngày một giảm sút, đôi khi chỉ nhìn thấy mọi vật một cách mờ mờ hoặc có thể mất thị giác hoàn toàn. Khi mắt đối diện với những vật phát ra ánh sáng mạnh thì chỉ nhìn thấy những vòng đỏ hoặc xanh.
  • Nhãn cầu mắt ngày một căng cứng hơn.
  • Thường xuyên bị chảy nước mắt, đỏ mắt và cảm thấy nặng nề phần mi.

Cảm thấy đau nhức mắt khi tiếp xúc với ánh nắng

  • Sợ tiếp xúc với ánh sáng, ánh nắng chói.
  • Cơ thể thường xuyên xuất hiện những biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, toát mồ hôi,... Những dấu hiệu này thường khiến người bệnh nhầm lẫn với bệnh cảm sốt nên thường chủ quan, không thăm khám và làm tăng nguy cơ mù lòa.

Cườm nước góc đóng bán cấp

Những triệu chứng đặc trưng của dạng cườm nước góc đóng bán cấp cũng tương tự với thể góc đóng cơn cấp. Tuy nhiên, mức độ của các triệu chứng thường có phần giảm nhẹ hơn nhưng sẽ tăng dần theo thời gian. Đây cũng là lý do khiến nhiều bệnh nhân ỷ lại và chậm trễ trong việc thăm khám, chữa trị.

Cườm nước góc đóng mạn tính

Thể tăng nhãn áp này thường rất hiếm và không có nhiều biểu hiện đặc trưng. Do đó, phần lớn những bệnh nhân chỉ đi thăm khám khi bệnh đã tiến triển nặng nề. Điển hình như bị giảm sút thị lực nặng, không còn nhìn thấy mọi vật,...

Cườm nước góc mở

Cườm nước góc mở là một thể khá nặng của bệnh lý này do sự tiến triển của bệnh thường diễn ra một cách âm thầm và không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Do đó, chỉ khi bệnh đã chuyển biến nặng nề, gây ảnh hưởng đến thị lực nghiêm trọng thì bệnh nhân mới bắt đầu thăm khám và phát hiện bệnh.

Theo bác sĩ, hầu hết những người mắc thể cườm nước này đều không có biểu hiện đau mắt hoặc nhức đầu. Một số bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi nặng mắt, nhìn mọi vật như thông qua màn sương. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn thì các triệu chứng này sẽ tự động biến mất nên họ thường không quan tâm nhiều.

Biến chứng tăng nhãn áp 

Những người bị tăng nhãn áp có thể có nguy cơ cao hơn để phát triển bệnh Glaucoma, nhưng không phải ai bị tăng nhãn áp sẽ tự động phát triển thành bệnh Glaucoma.

Phương pháp điều trị tăng nhãn áp

Điều trị tăng nhãn áp thường bắt đầu từ thuốc nhỏ mắt được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Tùy thuộc vào mức độ mà người bệnh có thể được kê nhiều hơn 1 loại thuốc nhỏ mắt.

1. Thuốc

Các thuốc nhỏ mắt kê theo toa gồm:

  • Prostaglandin: sử dụng 1 lần/ngày.
  • Thuốc chẹn beta: sử dụng loại thuốc này 1 hoặc 2 lần/ngày để giảm lượng thủy dịch do mắt sản xuất.
  • Thuốc alpha-adrenergic: sử dụng loại thuốc này 2 hoặc 3 lần/ngày để giảm lượng thủy dịch tiết ra và tăng lượng thủy dịch chảy qua.
  • Thuốc ức chế carbonic anhydrase: sử dụng loại thuốc này 2 hoặc 3 lần/ngày để giảm lượng thủy dịch tiết ra.
  • Chất ức chế Rho kinase: sản phẩm làm giảm sản xuất thủy dịch, sử dụng 1 lần/ngày.
  • Thuốc co mạch hoặc thuốc cholinergic: sử dụng các sản phẩm này 4 lần/ngày.
  • Những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như đỏ hoặc kích ứng mắt. Trong một số trường hợp, nếu không đáp ứng với các loại thuốc được kê đơn, có thể cần phẫu thuật để giảm áp lực bên trong mắt.

2. Phẫu thuật

Laser và phẫu thuật thường không áp dụng để điều trị tăng nhãn áp, vì rủi ro liên quan đến các liệu pháp này cao hơn nguy cơ thực tế của tình trạng. Tuy nhiên, nếu bạn không thể dung nạp thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật bằng laser có thể là lựa chọn phù hợp. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ Chuyên khoa Mắt trước khi thực hiện.

Phòng ngừa tăng nhãn áp

1. Khám mắt thường xuyên

Khám mắt thường xuyên là phương pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát hiện sớm tăng nhãn áp và ngừa suy giảm thị lực. Nên khám mắt định kỳ:

  • 1 – 3 năm: sau 35 tuổi đối với những người có nguy cơ cao.
  • 2 – 4 năm: với người trước 40 tuổi.
  • 1 – 3 năm: với người 40 – 54 tuổi.
  • 1 – 2 năm: với người 55 – 64 tuổi.
  • 6 – 12 tháng: với người sau 65 tuổi.

2. Đeo kính bảo vệ mắt

Chấn thương mắt nghiêm trọng có thể là nguyên nhân gây tăng nhãn áp. Vì vậy, bạn cần đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng các thiết bị điện tử hoặc chơi thể thao hoặc các hoạt động ngoài trời.

3. Sử dụng thuốc nhãn áp theo yêu cầu bác sĩ

Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc các loại thuốc nhãn áp khác giúp giảm nguy cơ tình trạng tiến triển. Để đạt hiệu quả điều trị, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ Chuyên khoa Mắt.

Ngoài ra, có thể bảo vệ đôi mắt bằng cách:

  • Đeo kính râm.
  • Tìm hiểu về tiền sử mắc các bệnh về mắt của gia đình, người thân.
  • Cho mắt nghỉ ngơi ngay cả khi bạn đang làm việc trên các thiết bị điện tử. Thực hiện theo quy tắc 20-20-20. Cứ sau 20 phút, hãy nhìn vào vật gì đó cách xa 20 feet trong 20 giây.
  • Cẩn thận, tránh nhiễm trùng mắt, đặc biệt khi đeo kính áp tròng.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại rau lá xanh đậm như rau cải xanh, cải xoăn và rau bina. Cá cung cấp axit béo omega-3 như cá bơn, cá hồi và cá ngừ.
  • Rèn luyện các bài tập thể chất.
  • Giữ huyết áp, mức cholesterol và lượng đường trong máu ổn định.
  • Thực hiện các biện pháp để giảm bớt căng thẳng như Reiki, yoga hoặc thiền.

 

/uploads/2024/dau-mat-do-kieng-gi.jpg_202403120003SS.jpg

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng viêm nhiễm lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (tròng trắng mắt) và kết mạc mi. Bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, dùng chung vật dụng cá nhân và có thể gặp ở mọi đối tượng. Ngoài điều trị với bác sĩ chuyên khoa Mắt, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mau khỏi bệnh. Vậy bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì cho nhanh khỏi? Và cần tránh 8 loại thực phẩm nào, nhất là ở người vốn dễ dị ứng, có bệnh nền, thừa cân?

Đau mắt đỏ không nên ăn gì?

Thực tế, người bị đau mắt đỏ thường không cần phải kiêng quá nhiều món ăn, thay vào đó là nên nghỉ ngơi kèm theo ăn uống hợp lý, khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn cần chú ý không nên ăn những món mà người bệnh đã từng bị dị ứng trước đó. Ngoài ra, vẫn có những loại thực phẩm được liệt kê dưới đây có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến thời gian và hiệu quả chữa trị đau mắt đỏ.

Thực phẩm có vị nóng

Bệnh nhân nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có tính nóng, chẳng hạn như các gia vị hành tỏi, hẹ, ớt, hoặc thịt chó, thịt dê. Nguyên nhân là vì chúng sẽ khiến tình trạng mắt đỏ càng tồi tệ hơn bởi cảm giác nóng và rát.

Thực phẩm có mùi tanh

Tránh xa các loại hải sản ví dụ như cá chép, cá mè, tôm, cua và ốc. Mùi tanh trong các loại thực phẩm trên có thể là bình thường ở một người khỏe mạnh, tuy nhiên đối với bệnh nhân bị đau mắt đỏ chúng sẽ làm cho họ càng khó chịu hơn. Thêm vào đó, đồ ăn tanh sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng viêm kết mạc càng trầm trọng và kéo dài thời gian phục hồi các triệu chứng đau mắt đỏ.

Rau muống

Mặc dù rau muống là một lựa chọn khá tốt trong bữa ăn hàng ngày, song người bị đau mắt đỏ nên hạn chế ăn rau muống và dùng canh rau muống nếu như muốn bệnh nhanh khỏi. Trong rau muống có đặc tính khiến mắt sản sinh nhiều ghèn, làm tình trạng bệnh của mắc càng phức tạp hơn cũng như gây khó khăn trong việc giữ gìn vệ sinh đôi mắt của bệnh nhân.

Những chất kích thích

Chúng ta đều biết bia, rượu ,đồ uống có ga hay thuốc lá đều rất có hại cho sức khỏe. Nếu như không mắc bệnh, cơ thể con người có đủ sức đề kháng để chống lại các tác động xấu của những chất kích thích này. Thế nhưng lúc không khỏe, căn bệnh sẽ càng diễn biến nặng thêm và dễ có biến chứng khôn lường khi sử dụng các chất này.

Đối với đau mắt đỏ, chất nicotin có trong thuốc lá sẽ khiến mắt người bệnh phải điều tiết nhiều hơn. Trong khi đó, uống rượu bia làm cho mắt kích ứng nhiều . Tất cả các khó khăn này bắt buộc mắt phải làm việc nhiều hơn, thay vì được nghỉ ngơi lúc đang bị đau mắt đỏ.

Mỡ động vật

Ngoài tạo ra nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cơ thể như béo phì, máu/gan nhiễm mỡ,... thì mỡ động vật cũng có tác động không tốt đến đôi mắt đang mắc bệnh. Theo các chuyên gia Y tế, lượng mỡ tăng cao trong máu có liên quan đến khả năng bình phục chậm và gia tăng triệu chứng của đau mắt đỏ. Chính vì vậy, dầu thực vật luôn là sự lựa chọn thay thế tối ưu trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình.

Tùy ý sử dụng kháng sinh

Viêm giác mạc do tùy ý sử dụng kháng sinh là một biến chứng rất nguy hiểm. Việc chữa trị tất cả căn bệnh đều phải qua thăm khám và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa chứ bệnh nhân không nên tự tiện mua thuốc về uống tại nhà. Tương tự với đau mắt đỏ, người bệnh cần đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa mắt để được chẩn đoán lý do gây bệnh là do virus, vi khuẩn hay dị ứng, từ đó có phương pháp điều trị an toàn và thích hợp.

Rượu bia

Trong thành phần rượu bia chứa cồn nếu lạm dụng sẽ gây kích thích hệ thần kinh thị giác làm suy giảm tầm nhìn và kiểm soát các hành động của người bệnh. Nếu uống rượu bia khi đau mắt đỏ sẽ làm mắt đang thương tổn thêm trầm trọng.

Đồ uống có đường 

Các loại nước ngọt chứa hàm lượng đường cao, nhiều chất tạo màu, chất bảo quản… gây khó chịu cho mắt, chảy nhiều ghèn và lâu hồi phục. Bởi ở người bệnh đau mắt đỏ, khi cơ thể đang ở giai đoạn viêm nhiễm rất dễ mẫn cảm với thực phẩm chứa nhiều đường.

Nước có gas

Những loại thức uống có ga với lượng đường cao, nhiều chất tạo màu, chất bảo quản,.. được khuyến cáo không tốt cho sức khỏe. Với người đau mắt đỏ, sử dụng đồ uống có ga sẽ khiến bệnh lâu hồi phục, ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể. Đặc biệt, trẻ em rất thích những món đồ uống ngọt nên ba mẹ cần lưu ý khi con mắc bệnh đau mắt đỏ..

Lời khuyên dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ

Để người bệnh đau mắt đỏ nhanh hồi phục ngoài các loại thực phẩm trên cần chú ý để độ dinh dưỡng sau:

1. Tránh ăn quá nhiều thịt

Mỗi bữa ăn hàng ngày nên đa dạng các loại thực phẩm, từ rau xanh đến thịt, cá để cung cấp đủ chất đạm và chất xơ cho cơ thể. Nếu ăn quá nhiều thịt sẽ khiến cơ thể thiếu chất xơ, gây táo bón, dễ mất nước và dẫn đến khô mắt, gây tình trạng đau mắt đỏ nặng hơn.

2. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều protein

Ngoài thịt, các loại thực như cá, sữa, các loại hạt,… cũng chứa hàm lượng protein cao. Nếu cơ thể dung nạp quá nhiều protein vào cơ thể trong thời gian dài có thể khiến tình trạng viêm kết mạc trầm trọng hơn.

3. Hạn chế cà phê

Cafe chứa thành phần caffeine giúp cấp năng lượng cho cơ thể và giảm cảm giác mệt mỏi nhưng tiêu thụ quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Vì vậy, người đau mắt đỏ cần hạn chế uống cafe để mắt được nghỉ ngơi, giúp nhanh khỏi bệnh.

4. Thực phẩm giàu tinh bột và đường

Thực phẩm giàu tinh bột và đường như bánh mì trắng, ngũ cốc tinh chế, khoai tây, bánh nướng, bánh ngọt, đường, mứt,.. khi mắc bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế để tránh bệnh nặng hơn, kéo dài quá trình điều trị.

5. Tránh đồ ngọt

Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, đồ uống có gas, đồ uống có đường,… khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể, gây bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch,.. Người bệnh đau mắt đỏ không lạm dụng đồ ngọt khi điều trị bệnh nhằm tránh tăng nhiệt độ cơ thể, mất nước và dễ khô mắt dẫn đến bệnh nặng hơn.

6. Tránh ăn thực phẩm gây dị ứng

Nếu người bệnh nghi ngờ một số thực phẩm dễ gây dị ứng cho cơ thể, khi mắc bệnh đau mắt đỏ tuyệt đối nên tránh xa để tránh bệnh đau mắt lâu khỏi.

Câu hỏi liên quan khi đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì

1. Đau mắt đỏ có ăn được thịt bò không?

Theo Đông Y, thịt bò có tính nóng, sẽ tăng tình trạng viêm, tiết nhiều ghèn nên người bệnh hạn chế ăn khi đau mắt đỏ.

2. Đau mắt đỏ có ăn được rau muống không?

Không. Người bệnh đau mắt đỏ không nên ăn rau muống để tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Do rau muống có khả năng tăng tiết dịch, gỉ mắt khiến khó vệ sinh mắt.

3. Đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không?

Thịt gà là loại thực phẩm có thể ăn được khi đau mắt đỏ. Tuy nhiên, người bệnh nên loại bỏ da gà vì có thành phần gây kích ứng, ngứa không tốt cho bệnh ở mắt. Ngoài ra, lượng mỡ có trong thịt gà không tốt cho sức khỏe, chỉ ăn lượng vừa phải và kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ.

 

/uploads/2024/sieu-am-mat.jpg_202403120003SS.jpg

Siêu âm mắt là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến mắt, từ đó có thể đưa ra chỉ định điều trị hiệu quả và phù hợp cho người bệnh. Vậy siêu âm mắt là gì? Siêu âm mắt để làm gì? Quy trình siêu âm mắt như thế nào? Và các bác sĩ thường đọc kết quả siêu âm mắt ra sao?

Siêu âm mắt là gì?

Siêu âm mắt là một phương pháp thăm khám sử dụng sóng âm thanh và tần số cao từ các thiết bị chuyên dụng để tạo ra hình ảnh chi tiết về mắt và cấu tạo hốc mắt. So với khám mắt bên ngoài định kỳ thì kỹ thuật này cho bác sĩ cái nhìn chi tiết và tổng quan hơn về cấu trúc bên trong của mắt.

Siêu âm mắt là một phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh

Siêu âm mắt để làm gì?

Mục đích chính của kỹ thuật siêu âm mắt là giúp bác sĩ đánh giá toàn diện về cấu trúc nội nhãn, cụ thể như sau:

  • Chẩn đoán phát hiện các bệnh lý về mắt: Siêu âm mắt cung cấp kết quả hình ảnh chi tiết về cấu tạo mắt và hốc mắt. Nhờ vậy, bác sĩ có thể phát hiện các bệnh lý hay vấn đề về mắt như: chấn thương mắt, dị vật trong mắt, xuất huyết nội nhãn, bong võng mạc, khối u, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể…
  • Tùy trường hợp sẽ áp dụng kỹ thuật A-scan hay B-scan: Kỹ thuật siêu âm mắt bao gồm A-scan và B-scan, trong đó:
  • Kỹ thuật siêu âm mắt A-scan: Giúp bác sĩ quan sát chủ yếu ở khu vực bán phần trước của mắt và đo kích thước mắt. Kỹ thuật này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cấy ghép thấu kính cho người bệnh đục thủy tinh thể.

Kỹ thuật siêu âm mắt B-scan: Cho kết quả hình ảnh của toàn bộ cấu trúc mắt, cả bán phần trước, bán phần sau và hốc mắt. Qua đó giúp bác sĩ đánh giá được tổng thể tình hình nhãn cầu, cũng như chức năng thị lực của người bệnh. Kỹ thuật siêu âm mắt B-scan cung cấp đầy đủ thông tin hơn so với A-scan, giúp bác sĩ chẩn đoán, phát hiện và theo dõi điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến mắt.

Quy trình siêu âm mắt

Quy trình siêu âm mắt đối với kỹ thuật A-scan và B-scan tương đối giống nhau. Tuy nhiên vẫn có một vài điểm khác biệt. Bạn có thể tham khảo quy trình dưới đây:

1. Trước khi siêu âm mắt

Trước khi tiến hành siêu âm mắt, hầu như người bệnh không cần chuẩn bị bất kỳ điều gì, nghĩa là việc ăn uống và sinh hoạt đều có thể diễn ra như bình thường. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng các loại thuốc nhỏ mắt và uống thuốc theo chỉ định điều trị của bác sĩ (nếu có).

2. Tiến hành siêu âm mắt

Khi tiến hành siêu âm mắt, người bệnh được bác sĩ hướng dẫn tư thế ngồi hoặc nằm. Với kỹ thuật siêu âm mắt A-scan, người bệnh cần mở mắt, nhìn thẳng về phía trước. Một đầu dò nhỏ được bác sĩ bôi trơn bằng gel chuyên dụng và đặt ngay trước mắt người bệnh để tiến hành quét.

Với kỹ thuật siêu âm mắt B-scan, người bệnh được nhắm mắt nhưng phải cử động nhãn cầu theo các hướng do bác sĩ yêu cầu. Bác sĩ đặt đầu dò đã được bôi trơn bằng gel chuyên dụng lên mí mắt của người bệnh và tiến hành quét nhẹ nhàng.

Lưu ý, trong quá trình siêu âm mắt, người bệnh có thể cảm giác đau rát nhẹ ở mắt. Tuy nhiên, cảm giác đau rát này rất nhẹ và có thể hết ngay sau đó. Người bệnh không nên lo lắng, cần bình tĩnh, thoải mái và phối hợp thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Sau khi siêu âm mắt

Sau khi siêu âm mắt, người bệnh không cần kiêng cử gì về ăn uống, chế độ ngủ nghỉ. Một số người bệnh có thể gặp tình trạng nhìn mờ, kéo dài trong khoảng 15 đến 30 phút. Ở trường hợp này, người bệnh không được dùng tay dụi mắt vì có thể gây tổn thương mắt.

Trước khi ra về, người bệnh nên ngồi lại cơ sở y tế để chờ cho thị lực trở lại như bình thường. Tốt hơn hết, người bệnh nên có người thân đưa đón hoặc di chuyển bằng phương tiện công cộng để đảm bảo an toàn.

Đọc kết quả siêu âm mắt

Việc đọc kết quả siêu âm mắt thường được bác sĩ nhãn khoa thực hiện ngay sau khi siêu âm. Đầu tiên là đọc kết quả kỹ thuật siêu âm mắt A-scan để đánh giá kích thước, chi tiết các số đo của mắt. Sau đó là đọc kết quả kỹ thuật siêu âm mắt B-scan để tìm hiểu kỹ hơn về cấu trúc của mắt, hốc mắt, bán phần sau của mắt. Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện được bệnh lý, đánh giá tổn thương và đề ra phương án điều trị phù hợp, hiệu quả cho người bệnh.

Những thực phẩm nên ăn sau khi siêu âm mắt

Sau khi siêu âm mắt bạn có thể bổ sung dinh dưỡng từ các loại thực phẩm dưới đây để có một đôi mắt sáng, khỏe.

  • Các loại rau củ có màu đỏ như cà rốt: Trong cà rốt chứa nhiều chất beta carotene, đây là một chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ gây đục thủy tinh thể cho mắt.
  • Bắp cải, ớt chuông, bông cải: Là những loại rau quả giàu vitamin C, có vai trò chủ lực trong chống oxy hóa bảo vệ và giúp mắt sáng hơn.
  • Khoai lang mật: Khoai lang có chứa beta carotene rất tốt cho mắt.
  • Rau chân vịt: Rau chân vịt rất giàu vitamin C, beta carotene, lutein và zeaxanthin. 4 loại dinh dưỡng này sẽ làm tăng mật độ sắc tố của tế bào có trong điểm vàng, rất tốt cho việc phục hồi mắt.
  • Thịt đà điểu, gà tây, thịt cá hồi và cá mòi: Là những thực phẩm giúp đôi mắt luôn sáng khỏe.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các loại dầu cá, dầu gấc... Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn cần có sự đồng ý của bác sĩ, không nên tự ý mua và sử dụng.

 

 

/uploads/2024/cham-soc-dau-mat-do.jpg_202403112303SS.jpg

Đau mắt đỏ hay còn được gọi là bệnh viêm kết mạc, hiện khá phổ biến ở trẻ. Vậy dấu hiệu và cách chữa đau mắt đỏ ở trẻ em như thế nào? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu vấn đề đau mắt đỏ này ngay dưới đây nhé.

Thế nào là bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em?

Đau mắt đỏ là một bệnh viêm nhiễm ở mắt phổ biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Sở dĩ gọi với cái tên đau mắt đỏ vì lớp màng trong suốt bảo vệ phần trắng của mắt và đang lót bên trong mí mắt trở nên đỏ hơn bình thường. Tình trạng này chính là viêm với biểu hiện đỏ, sưng, ngứa kết mạc.

Việc điều trị bệnh còn tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh: virus hay dị ứng… Trường hợp viêm kết mạc do siêu vi, dị ứng thì trẻ có thể tự phục hồi. Nếu do virus hoặc vi khuẩn gây nên đau mắt đỏ thì bệnh sẽ nặng và dễ lây lan hơn.

Dấu hiệu nhận thấy trẻ bị đau mắt đỏ

Ba mẹ có thể dựa theo một số dấu hiệu sau để biết con có bị đau mắt đỏ hay không:

– Thấy mắt trẻ đỏ hoặc hồng, có thể một bên hoặc cả hai mắt.

– Sau hai mí mắt trên và dưới của trẻ bị đỏ lên.

– Thấy sưng mí mắt.

– Thấy trẻ nhỏ cứ bị chảy nước mắt liên tục.

– Trẻ bị chảy dử mắt đục, đặc lại, có màu vàng hoặc xanh.

– Ghèn mắt đóng dày đặc quanh mắt sau khi con ngủ dậy, thành ghèn cứng quanh mí mắt.

– Con có cảm giác chói mắt.

– Cảm giác cộm mắt như đang có cát trong mắt trẻ.

– Trẻ ngứa mắt và dụi mắt liên tục.

Những triệu chứng trên thường xuất hiện sớm từ 24-72 giờ đầu. Tuy nhiên, chúng có thể kéo dài trên cơ thể trẻ từ hai đến ba tuần liền.

Nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ ở trẻ em

Do tác nhân truyền nhiễm gây đau mắt đỏ

Các tác nhân truyền nhiễm gây đau mắt đỏ có thể là: virus, vi khuẩn,… Với loại này, bệnh rất dễ lây lan cho người xung quanh trẻ. Trong đó bao gồm cả bạn bè, ba mẹ, ông bà, thầy cô,… những người tiếp xúc ở cự ly rất gần với trẻ.

Đau mắt đỏ do truyền nhiễm nếu trẻ con tiếp xúc với:

– Dịch tiết ra từ mắt, từ mũi hoặc cổ họng của người bị đau mắt đỏ khi sờ, chạm, ho hoặc hắt hơi.

– Trẻ vô tình mút ngón tay hoặc đồ vật bị ô nhiễm (chứa virus).

– Trẻ sử dụng nước hay bơi lội ở nơi không đảm bảo sạch khuẩn.

Khi phụ huynh phát hiện con bị viêm kết mạc do truyền nhiễm virus, vi khuẩn thì nên cách ly con. Bao gồm việc tránh dùng chung thuốc nhỏ mắt, dùng chung khăn tắm khăn mặt, vỏ gối,… Ngoài ra để tránh lây nhiễm chéo, ba mẹ nên cho trẻ nghỉ học một vài hôm để đảm bảo an toàn.

Do dị ứng gây đau mắt đỏ

Mắt đỏ lên và đau cũng được xem như một biểu hiện của phản ứng dị ứng tại mắt. Vì không phải bệnh truyền nhiễm nên nếu bị đau mắt đỏ do dị ứng sẽ không lây cho người khác. Nếu trẻ có tiền sử dị ứng mắt thì bệnh này có thể lặp lại nhiều lần trong năm.

Ngoài các biểu hiện đỏ tại mắt, có thể trẻ còn ngứa, phát ban toàn thân hoặc hắt hơi. Khi bị viêm kết mạc dị ứng thì tần suất trẻ phải dụi mắt rất nhiều.

Cách chữa đau mắt đỏ đơn giản cho trẻ

Đau mắt đỏ ở trẻ em gây ra do virus có thể kéo dài hơn từ 1-2 tuần nếu không điều trị kịp thời. Dù sau đó bệnh thuyên giảm nhưng khả năng đau mắt đỏ tái lại vẫn rất cao. Vì vậy ba mẹ cần chú ý phòng tránh viêm kết mạc cho trẻ thì hơn.

Đối với đau mắt đỏ do vi khuẩn trẻ sẽ cần uống thuốc kháng sinh và dùng thuốc nhỏ mắt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu điều trị sớm viêm kết mạc, các triệu chứng sẽ giảm trong vòng chưa tới 24 giờ đến 48 giờ. Tuy nhiên, cần tuân thủ cho trẻ uống đúng liều thuốc trong 5 – 7 ngày để tránh tái phát do kháng kháng sinh.

Còn lại, nếu điều trị đau mắt đỏ dị ứng thì cũng khá giống với điều trị trẻ dị ứng chung. Thành phần chính của thuốc cần có thuốc kháng histamine để làm thuyên giảm các triệu chứng dị ứng.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần kết hợp các biện pháp chăm sóc đồng thời cho trẻ trong khi bị đau mắt đỏ. Bởi điều này sẽ giúp cải thiện triệu chứng, phòng chống bệnh tái phát và nhất là giúp con mau chóng hồi phục sức khỏe.

 Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ có thể nhỏ mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) khoảng 5 – 7 lần một ngày. Ngoài ra khi trẻ bị bệnh, cha mẹ hay người thân trong nhà cũng cần nhỏ mỗi ngày 3 – 5 lần để phòng ngừa đau mắt đỏ lây lan.

Lưu ý: Mỗi thành viên dùng riêng một lọ nước muối sinh lý, không dùng chung kể cả những người không có bệnh.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Các loại bệnh do virus gây ra như đau mắt đỏ ở trẻ em, sốt phát ban… đều không có thuốc đặc trị. Tất cả các thuốc điều trị chỉ làm giảm bớt sự khó chịu mà bệnh gây ra. Phương pháp điều trị và phòng bệnh tốt nhất là tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Khi sức đề kháng yếu cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh.

Trẻ đau mắt đỏ nên ăn gì ?

Trẻ đau mắt đỏ nên ăn gì?

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, mẹ bổ sung cho bé các loại thực phẩm sau: — Bổ sung vitamin C cho bé bị đau mắt đỏ. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, xoa dịu những cảm giác nóng rát khi bị đau mắt đỏ. Vitamin C có nhiều trong quả cam, dâu tây và hạnh nhân. Tuy nhiên lưu ý chỉ cho bé ăn đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể hàng ngày, không nên quá lạm dụng.

– Các thực phẩm bổ sung vitamin A, B12, D cũng rất tốt cho bé bị đau mắt đỏ như rau cải xanh, rau bina,…Ngoài ra những thực phẩm chứa beta-carotene như bí đỏ, đu đủ,…cũng rất tốt cho bé. Bera-carotene sẽ được chuyển hóa thành vitamin A khi đi vào cơ thể trẻ, giúp sáng mắt, tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa bệnh phát triển.

– Thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, gan đều là những chất bổ sung vitamin cho mắt.

– Nếu trẻ không bú mẹ, hãy cho trẻ uống nhiều nước, còn trẻ đang bú mẹ thì cho bé bú càng nhiều càng tốt.

Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong cơ thể. Bổ sung hợp lý các chất dinh dưỡng không chỉ tốt cho sự phát triển của cơ thể mà còn giúp gia tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

Bệnh đau mắt đỏ tuy lành tính nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình học tập và sinh hoạt. Ngoài ra nếu bệnh lâu không khỏi có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị lực. Vì thế việc phòng ngừa đau mắt đỏ là vô cùng quan trọng.

Người bệnh vẫn hoàn toàn có khả năng lây bệnh trước 2- 3 ngày khi phát bệnh và sau khi khỏi bệnh 1 tuần. Cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh.

– Khi không có dịch:

  • Thường xuyên rửa tay cho bé, đảm bảo vệ sinh cá nhân.
  • Dùng riêng vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm…
  • Giặt sạch khăn bằng xà phòng, phơi khô dưới ánh nắng hàng ngày.
  • Không dùng tay dụi mắt.
  • Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi cho bé

– Khi đang có dịch đau mắt đỏ:

Ngoài việc thực hiện đầy đủ các biện pháp trên, cần làm thêm các việc sau:

  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
  • Dùng nước muối sinh lý rửa mắt ít nhất 1 ngày 3 lần
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người đau mắt
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
  • Ít đến các nơi đông người như bệnh viện, trung tâm mua sắm
  • Hạn chế đi bơi, không sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
  • Hạn chế cho bé đi ra ngoài, tiếp xúc với ánh mặt trời hoặc không khí ô nhiễm.