banner
/uploads/2024/ngua-mat-thum.jpg_202404011704SS.jpg

Chứng ngứa mắt: Nguyên nhân và cách xử lý khi ngứa mắt

01-04-2024

Chứng ngứa mắt hay còn có tên gọi khác là viêm ngứa mắt, thường xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do dị ứng và nhiễm trùng. Tùy theo từng nguyên nhân, việc điều trị chứng ngứa mắt có thể khác nhau.

Ngứa mắt dị ứng

Nếu chứng ngứa mắt của bạn diễn ra đều đặn có chu kì vào cùng một thời điểm hàng năm, điều này cho thấy bạn có khả năng cao bị dị ứng theo mùa. Một cách để nhận biết dễ dàng hiện tượng này là bạn sẽ có thêm một số phản ứng dị ứng khác, ví dụ như hắt hơi, nghẹt mũi...

Thông thường, các triệu chứng dị ứng được kích hoạt bởi Histamine – một loại hợp chất sản xuất từ các tế bào nhằm chống lại các tác nhân gây dị ứng. Đồng thời, Histamine cũng gây ra phản ứng viêm và chứngngứa mắt dị ứng.

Để hạn chế hoặc giảm bớt mức độ dị ứng, bạn cần:

  • Chú ý đến các dự báo thời tiết và nên ở trong nhà khi thời tiết có sự thay đổi gây phản ứng tiêu cực với cơ thể (trời quá lạnh, nhiều mưa...)
  • Thường xuyên tắm rửa, giặt quần áo...
  • Bạn có thể sử dụng thêm một số thuốc kháng histamin không kê đơn để giảm bớt triệu chứng.

Nhiễm trùng mắt

Mắt bị ngứa cũng có thể đến từ nguyên nhân mắt đang bị nhiễm trùng bởi các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm...

Một trong những bệnh nhiễm trùng mắt gây ngứa mắt phổ biến là viêm kết mạc. Khi gặp phải bệnh lý này, mắt của bệnh nhân sẽ chuyển sang màu hồng, mắt bị ngứa và khô dữ dội, đem đến cho bệnh nhân cảm giác khó chịu, mệt mỏi.

Thông thường, viêm kết mạc sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh, cùng với kháng viêm đó là steroid khi cần thiết.

Trong trường hợp tình trạng viêm nhiễm diễn biến nghiêm trọng, một số loại thuốc ức chế miễn dịch sẽ được sử dụng.

Viêm mí mắt

Đôi khi, mắt bị ngứa và đỏ cũng có khả năng xảy ra do viêm mí mắt (còn có tên gọi khác là viêm bờ mi). Tình trạng này xảy ra khi các tuyến dầu nhỏ ở gốc lông mi bị tắc nghẽn. Bên cạnh chứng ngứa mắt, đỏ mắt..., viêm mí mắt cũng có thể gây ra một số biểu hiện khác như sưng đau, chảy nước mắt...

Viêm mí mắt không gây suy giảm thị lực, nhưng nó có thể trở thành một vấn đề mãn tính có thể dẫn đến viêm kết mạc và một số biến chứng khác.

Ở trường hợp nhẹ, viêm mí mắt có thể được khắc phục bằng cách giữ mí mắt sạch sẽ. Ở trường hợp nặng, bạn cần tìm đến bác sĩ để có kiểm tra cụ thể. Lúc này, một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm sẽ được áp dụng.

Sử dụng kính áp tròng

 

Một số bệnh nhân bị ngứa mắt do mang kính áp tròng quá lâu trong mắt hoặc không vệ sinh và thay kính thường xuyên. Điều này gây kích ứng mắt, dẫn đến phản ứng ngứa mắt dị ứng và đỏ mắt.

Vì vậy, nếu như bạn có sử dụng kính áp tròng, hãy thực hiện các bước chăm sóc tròng mắt một cách cẩn thận, thay kính thường xuyên... để tránh tình trạng trên.

Để có đôi mắt khỏe mạnh, các bác sĩ khuyên rằng:

  • Tránh dụi mắt: Khi mắt bị đau hoặc ngứa, cần cố gắng kiềm chế hành động dụi mắt. Điều này làm gia tăng khả năng và mức độ nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu như không có bệnh về mắt, hành động dụi mắt cũng không được khuyến khích.
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin A và acid béo Omega 3.
  • Sử dụng các loại kính bảo vệ mắt khi phải tiếp xúc với cát, bụi hay tác nhân gây dị ứng...

Nhìn chung, vấn đề ngứa mắt là một trong những hiện tượng xảy ra nhiều trong cuộc sống. Đôi khi, triệu chứng này xảy ra do có vật thể lạ xâm nhập vào mắt như cát, bụi... nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý ở mắt. Vì vậy, nếu tình trạng đau ngứa mắt kéo dài, hãy tìm đến bác sĩ để có đánh giá chính xác nhất.

Khô mắt

Nước mắt là hỗn hợp của nước, dầu và chất nhầy, có tác dụng giữ cho đôi mắt duy trì độ ẩm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mắt của bạn có thể sẽ ngừng tiết ra nước mắt, khiến cho mắt bị khô và dẫn đến chứng ngứa mắt.

Tình trạng khô mắt thường xuất hiện phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Lúc này, việc sản xuất nước mắt có xu hướng suy yếu dần.Tương tự như vậy, một số bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp... cũng gây ra tình trạng thiếu nước mắt.

Khô mắt cũng có tần suất xảy ra cao ở nhóm người sử dụng các loại thuốc:

  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc tránh thai.
  • Thuốc hạ huyết áp.
  • Thuốc thông mũi...

Đối với các trường hợp khác, khô mắt sẽ xảy ra nếu bạn làm việc quá nhiều hoặc ở trong môi trường có độ ẩm thấp, nhiều gió... Ngoài ra, nếu tuyến lệ bị tắc, mắt cũng sẽ bị khô và ngứa.

Tình trạng khô mắt có thể được khắc phục bằng một số loại thuốc nhỏ mắt phù hợp, đặc biệt là nước mắt nhân tạo không kê đơn. Bạn cần thực hiện việc nhỏ mắt theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ.