banner
/uploads/2023/07.2023/mat-bi-mo-dot-ngot-thumbnail.jpg_202311201511SS.jpg

15 nguyên nhân khiến mắt bị mờ đột ngột mà bạn cần biết

20-11-2023

Theo thời gian tầm nhìn của chúng ta sẽ bị giảm do sự lão hóa là điều tự nhiên. Tuy nhiên nếu mắt bị mờ đột ngột trong khi mới đây mọi thứ đều được nhìn thấy rõ ràng, sắc nét nhưng bạn lại gặp khó khăn khi nhìn lại ở khoảnh khắc tiếp theo thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Vậy tại sao tình trạng này lại diễn ra, có nguy hiểm không và làm thế nào để xử lý khi mắt bị mờ đột ngột. Hãy cùng Eyemiru tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Dấu hiệu của mắt bị mờ là gì?

Mờ mắt là triệu chứng mà bạn khó nhìn rõ mọi vật như bình thường và có thể bị ở một hoặc cả hai mắt. Đặc biệt, tình trạng này không thể khắc phục bằng kính mắt hoặc các loại kính điều chỉnh khác.

Bạn có thể nhầm lẫn mờ mắt với tầm nhìn có màu trắng đục hoặc đục. Tình trạng này hoàn toàn khác biệt với mờ mắt. Với tình trạng này, bạn như thể như đang nhìn xuyên qua lớp sương mù. Nguyên nhân gây ra có thể là do đục thủy tinh thể, trong đó thủy tinh thể của mắt trở nên đục hơn bình thường. Tuy nhiên, bệnh đục thủy tinh thể khởi phát là một quá trình diễn ra từ từ chứ không phải đột ngột.

Tình trạng mắt mờ là khi dùng kính điều chỉnh cũng không làm giảm triệu chứng

Tình trạng mắt mờ là khi dùng kính điều chỉnh cũng không làm giảm triệu chứng

Mắt mờ đột ngột có nguy hiểm không?

Mặc dù lão hóa tự nhiên thường đi kèm với việc mắt mờ dần dần theo thời gian, nhưng khi mắt bị mờ đột ngột mà không có liên quan đến quá trình này, việc kiểm tra và theo dõi sức khỏe mắt là rất quan trọng để tránh mất thị lực hoặc biến chứng nghiêm trọng hơn.

Khi mắt bị mờ đột ngột có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là trong các hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao như lái xe hoặc tham gia giao thông. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên hoặc kéo dài, việc đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn cụ thể là điều cần thiết.

Nguyên nhân gây ra mờ mắt đột ngột là gì?

Có nhiều lý do gây ra tình trạng mờ mắt đột ngột, một trong số này rất nghiêm trọng và cần được can thiệp y tế. Nếu không được điều trị có thể gây ra những thương tích nghiêm trọng.

1. Đột quỵ

Khi đột quỵ xảy ra, não sẽ không nhận đủ oxy và thị lực cũng như các chức năng khác của cơ thể sẽ bị suy giảm. Do đó, tình trạng mờ mắt có thể là một biểu hiện của việc bạn trải qua cơn đột quỵ, ảnh hưởng đến phần não điều khiển chức năng thị lực. Ngoài mờ mắt, còn một số triệu chứng khác như nhạy cảm với ánh sáng, nhìn đôi, thậm chí là mất thị lực. 

2. AMD thể ướt

Với chứng thoái hóa điểm vàng thể ướt liên quan đến tuổi tác, vùng thị lực trung tâm là điểm vàng của mắt có thể bị mờ, méo hoặc biến mất khi hoàng điểm xấu đi. Khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến việc đọc, lái xe hay khả năng nhận diện khuôn mặt người khác.

3. Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (Transient Ischemic Attack - TIA)

Đây là tình trạng tắc nghẽn tạm thời lưu lượng máu đến não và có thể gây ra các triệu chứng như mờ mắt, kéo dài từ vài phút đến khoảng một ngày. Tình trạng này không gây tổn thương vĩnh viễn nhưng là một cảnh báo về nguy cơ đột quỵ. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra TIA thường liên quan đến các yếu tố như tăng huyết áp, lối sống nghiện rượu, hút thuốc lá, béo phì, kháng insulin, các vấn đề về chuyển hóa lipid máu, bệnh tiểu đường, việc sử dụng thuốc hoặc thiếu hoạt động thể chất. Khi thiếu máu não cục bộ thoáng qua, sẽ xuất hiện các triệu chứng như mờ mắt ở một hoặc cả hai mắt.

4. Bong võng mạc

Khi một phần của võng mạc bị kéo ra khỏi thành sau của mắt, các tế bào thần kinh ở đó không còn hoạt động bình thường, dẫn đến thị lực bị mờ đột ngột.

Nếu tình trạng mờ mắt kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác

Nếu tình trạng mờ mắt kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác

5. Tiền sản giật

Tình trạng này thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ với dấu hiệu đặc trưng là huyết áp cao hoặc tổn thương gan, thận. Ngoài mờ mắt, các triệu chứng khác của tiền sản giật bao gồm đau đầu dữ dội, khó thở, cảm thấy lâng lâng hoặc ngất xỉu.

6. Chấn động (Concussion)

Chấn động là một tác động như cú đánh vào đầu khiến não di chuyển trong hộp sọ. Các triệu chứng như mờ mắt có thể xuất hiệu ngay sau khi bị thương hoặc xuất hiện vài giờ sau đó.

7. Viêm nội nhãn (Endophthalmitis)

Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường tiến triển nhanh chóng và gây viêm lòng trắng của mắt. Ngoài việc gây ra những thay đổi về thị lực, bệnh lý này còn làm mắt tiết dịch màu vàng hoặc màu trắng.

8. Bệnh tăng nhãn áp góc đóng

Loại bệnh tăng nhãn áp hiếm gặp và nghiêm trọng này phát triển khi áp lực trong mắt tăng nhanh do kênh thoát nước bị tắc nghẽn. Khi đó, áp lực bên trong mắt có thể tăng lên rất nhanh, khiến cho mắt bị đỏ và đau nhức dữ dội.

9. Máu trong mắt (Hyphema)

Khi mắt bị tổn thương, máu có thể tích tụ giữa bề mặt trong suốt (giác mạc) và phần có màu của mắt (mống mắt). Nếu có tổn thương ở mống mắt hoặc đồng tử, tình trạng này có thể gây mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng và đau mắt.

10. Trầy giác mạc

Tình trạng này là có một vết xước trên bề mặt giác mạc và khiến mắt bị mờ đột ngột. Một số nguyên nhân gây ra trầy giác mạc như móng tay, bụi bẩn hoặc kính áp tròng. Bên cạnh thị lực bị mờ đột ngột, mắt cũng có thể bị đỏ, đau và nhạy cảm với ánh sáng.

11. Mắt đỏ

Đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc do virus, vi khuẩn có thể dẫn đến mô bị viêm, đôi khi là mờ mắt. Thông thường, mí mắt cũng bị sưng, mắt đỏ, có chất nhầy chảy ra và hơi nhạy cảm với ánh sáng.

Xem thêm: 10 điều cần biết để nhận biết dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ và phòng tránh hiệu quả

12. Bệnh tiểu đường

Khi lượng đường trong máu tăng cao, nước sẽ bị kéo vào thủy tinh thể khiến chúng sưng lên và làm mờ tầm nhìn. Lượng đường cao còn có thể làm suy yếu mạch máu, hỏng võng mạc, thậm chí gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn như mất thị lực vĩnh viễn.

13. Khô mắt

Màng nước mắt có tác dụng giữ ẩm cho mắt. Do vậy nếu lớp phủ này bị phá vỡ và không có đủ nước mắt hoặc chất lượng không tốt sẽ dẫn đến cảm giác nóng rát, có bụi trong mắt và mờ mắt.

14. Bệnh đa xương cứng

Khi bị bệnh đa xương cứng, hệ thống miễn dịch có thể tấn công dây thần kinh thị giác gây ra chứng viêm dây thần kinh thị giác. Ngoài tình trạng mờ mắt, còn gây ra cảm giác đau ở phía sau hốc mắt khi cử động mắt.

15. Đường huyết cao

Ngay cả khi không mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu có thể tăng tạm thời sau khi ăn khiến thị lực bị mờ do chất lỏng tích tụ trong mắt.

Cách điều trị mờ mắt đột ngột là gì?

Khi mờ mắt là do giảm lượng đường trong máu, phương pháp điều trị là tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường có tác dụng nhanh như kẹo, nước trái cây. Ngoài ra, cũng có thể uống viên glucose để tăng lượng đường trong máu nhanh chóng.

Các phương pháp điều trị mờ mắt khác có thể phụ thuộc vào tình trạng gây ra triệu chứng. Chẳng hạn như sử dụng thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật laser hoặc dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng.

Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng mờ mắt đột ngột?

Mặc dù không phải tất cả các nguyên nhân gây mờ mắt đột ngột đều có thể phòng ngừa nhưng việc thực hiện các bước chăm sóc mắt sẽ giúp ngăn ngừa các nguyên nhân liên quan đến lối sống. Dưới đây là một số tips cho thị lực khỏe mạnh hơn:

- Đeo kính râm vào những thời điểm nắng nóng cực điểm.

- Có chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng tốt cho mắt.

- Không hút thuốc.

- Rửa tay trước khi đeo hoặc tháo kính áp tròng để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

- Đeo kính bảo hộ khi lao động.

- Để cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn.

- Kiểm tra mắt theo định kỳ, đặc biệt là khi trong gia đình có tiền sử mắc bệnh về mắt.

Xem thêm: 7 loại thực phẩm tốt nhất để có đôi mắt khỏe mạnh

Không nên làm việc quá sức và hãy cho mắt thời gian để nghỉ ngơi

Không nên làm việc quá sức và hãy cho mắt thời gian để nghỉ ngơi

Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mắt bị mờ đột ngột. Do đó, để xác định nguyên nhân chính xác và phương pháp điều trị phù hợp, hãy liên hệ với các chuyên gia y tế. Với bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã có thêm thông tin về chủ đề này. Để tham khảo các thông tin khác về mắt và thuốc nhỏ mắt Eyemiru, hãy theo dõi Eyemiru mỗi ngày nhé!