banner
/uploads/2023/07.2023/cach-dieu-tri-dau-mat-do-tai-nha-thumnail.jpg_202401072201SS.jpg

7 cách điều trị đau mắt đỏ tại nhà cực hiệu quả

07-01-2024

Đau mắt đỏ là một bệnh nhiễm trùng gây ra khó chịu cho người bệnh nhưng bạn có biết rằng một nửa số trường hợp sẽ khỏi trong vòng 10 ngày mà không cần điều trị? Một số phương pháp điều trị đau mắt đỏ tại nhà như gel lô hội cũng có thể làm cho các triệu chứng trở nên dễ chịu hơn cho đến khi tự khỏi. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng Eyemiru tìm hiểu về bệnh này cũng như các cách điều trị đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả.

Đau mắt đỏ là bệnh gì?

Đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc, là một bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến gây đỏ, sưng, ngứa, chảy nước mắt và tiết dịch màu trắng. Bệnh này do virus hoặc vi khuẩn gây ra, rất dễ lây lan từ người này sang người khác khiến đau mắt đỏ trở thành bệnh lý mắt phổ biến.

Các triệu chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra thường hết trong vòng 10 ngày mà không cần điều trị và các triệu chứng gây ra do virus sẽ hết sau 2 - 4 tuần.

Xem thêm: 10 điều cần biết để nhận biết dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ và phòng tránh hiệu quả

Viêm kết mạc do virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh này

Viêm kết mạc do virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh này

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ là gì?

Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi các mạch máu nhỏ của kết mạc bị viêm và khiến lòng trắng của mắt có màu hồng hoặc đỏ. Đau mắt đỏ do vi khuẩn sẽ phát triển khi vi khuẩn xâm nhập vào mắt hoặc vùng xung quanh mắt. Nhiễm trùng thường kéo dài từ 2 - 4 ngày khi điều trị bằng kháng sinh hoặc 7 - 10 ngày nếu không dùng thuốc.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn

Các triệu chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn bao gồm:

- Lòng trắng mắt chuyển sang màu hồng hoặc đỏ.

- Cảm giác nóng rát trong mắt.

- Đau nhẹ hoặc nhức ở kết mạc.

- Chất dịch chảy ra từ mắt có thể khiến lông mi dính vào nhau và tạo thành vảy khi ngủ qua đêm.

- Sưng mí mắt trên, làm mí mắt bị sụp xuống.

Đau mắt đỏ do virus

Viêm kết mạc do virus có các triệu chứng tương tự như bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn nhưng thường tiết ra nhiều chất dịch lỏng hơn. Đau mắt đỏ do virus thường tự khỏi trong vòng 2 - 4 tuần và không thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh và vẫn có khả năng lây lan miễn là mắt còn đỏ.

Đau mắt đỏ do dị ứng

Đau mắt đỏ cũng có thể do dị ứng hoặc kích ứng ở mắt và xảy ra ở 40% dân số. Viêm kết mạc dị ứng ảnh hưởng đến cả hai mắt, trong khi nếu nguyên nhân là do vi khuẩn hoặc virus chỉ ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt. Bệnh này là do phản ứng của mắt với chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn…

Cơ thể tạo ra một kháng thể gọi là immunoglobulin, kích hoạt các tế bào mast trong màng nhầy của mắt và giải phóng chất gây viêm, chẳng hạn như histamine. Mắt đỏ hoặc hồng là triệu chứng của histamine, chất này kích thích sự giãn nở của mạch máu, kích thích các đầu dây thần kinh và tăng tiết nước mắt. Đó là lý do tại sao đau mắt đỏ là một trong những triệu chứng không dung nạp histamine. Các triệu chứng đau mắt đỏ dị ứng cũng bao gồm dấu hiệu của hệ hô hấp như hắt hơi và sổ mũi.

Viêm kết mạc do kích ứng mắt không phải là nhiễm trùng và thường khỏi trong vòng một hoặc hai ngày. Nếu một chất gây kích ứng chẳng hạn như bụi bẩn hoặc hóa chất bắn vào mắt, chúng ta thường rửa sạch mắt, điều này có thể gây đỏ mắt và tiết dịch nhầy. Mắt cũng có thể chảy nước và ngứa cho đến khi hết kích ứng.

Xem thêm: Dị ứng mắt là gì, có giống với đau mắt đỏ không?

Tròng trắng mắt chuyển sang màu hồng hoặc đỏ là dấu hiệu rõ nhất khi bị đau mắt đỏ

Tròng trắng mắt chuyển sang màu hồng hoặc đỏ là dấu hiệu rõ nhất khi bị đau mắt đỏ

7 cách điều trị đau mắt đỏ tại nhà đơn giản và hiệu quả

1. Hương nhu

Hương nhu hay húng quế đỏ thường được biết đến trong tiếng Hindi là “tulsi” và có khả năng chữa bệnh. Húng quế có đặc tính chống viêm và làm dịu giúp bảo vệ mắt khỏi các tác hại từ môi trường và gốc tự do. Đồng thời cũng có khả năng chống lại nhiễm trùng do virus, vi khuẩn và nấm trong mắt.

Để dùng hương nhu trị đau mắt đỏ tại nhà, bạn hãy ngâm lá trong nước đun sôi khoảng 10 phút. Sau đó dùng nước này để rửa mắt hoặc dùng bông hay khăn sạch nhúng vào nước và đắp lên mắt.

2. Trà xanh

Các bioflavonoid trong trà xanh có tác dụng làm giảm kích ứng và viêm do đau mắt đỏ gây ra, đồng thời chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Cách thực hiện giải pháp này rất đơn giản, bạn chỉ cần nhúng túi trà xanh vào nước nóng và chờ nguội đủ để đặt lên mắt bị tổn thương để tránh bị bỏng. Ngoài ra, bạn có thể pha một tách trà xanh và ngâm khăn sạch vào đó để chườm ấm mắt.

3. Gel lô hội

Các thành phần trong gel lô hội như aloin và amodin có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Một số lợi ích khác của lô hội là khả năng giảm viêm và tăng tốc độ chữa lành. Khi nhận thấy dấu hiệu đau mắt đỏ, bạn hãy bôi gel lô hội quanh mắt và mí mắt. Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Pharmaceutical Biology cho thấy chiết xuất lô hội được sử dụng an toàn trên tế bào giác mạc của con người. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng chiết xuất lô hội có thể được sử dụng trong thuốc nhỏ mắt để điều trị chứng viêm và các bệnh khác ở những bộ phận bên ngoài mắt.

4. Nghệ

Củ nghệ có các hợp chất chữa bệnh và làm giảm viêm. Ngoài ra còn có đặc tính kháng khuẩn và làm giảm các triệu chứng đau mắt đỏ khi sử dụng cục bộ. Để thực hiện, bạn dùng 2 thìa bột nghệ cho vào 1 cốc nước đun sôi. Sau đó ngâm một miếng bông hoặc khăn sạch vào hỗn hợp này và sử dụng như một miếng gạc ấm đắp lên mắt.

5. Dầu neem

Dầu neem có tác dụng làm dịu làn da bị kích ứng nhờ đặc tính dịu nhẹ. Đồng thời còn chứa các thành phần chống viêm và kháng khuẩn có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm kết mạc. Bạn chỉ cần thoa dầu neem quanh mắt và mí mắt trước khi đi ngủ là đã có thể giảm đau mắt đỏ.

6. Keo bạc (colloidal silver)

Một trong nhiều lợi ích của keo bạc là có tác dụng nhanh chóng chống lại nhiễm trùng mắt. Khi bôi lên mắt tổn thương, các chất keo bạc nhỏ sẽ “nhặt” các tế bào bị nhiễm trùng bằng cách thu hút chúng bằng điện từ và đưa chúng vào hơi nước để loại bỏ. Không giống như thuốc kháng sinh kê đơn chỉ có khả năng điều trị các loại vi khuẩn cụ thể, keo bạc có hiệu quả bất kể nguyên nhân gây ra nhiễm trùng là gì.

7. Mặt nạ mật ong

Bạn có thể tự làm mặt nạ mắt như một phương pháp điều trị mắt đỏ tại nhà. Sử dụng mật ong nguyên chất kết hợp với các loại thảo mộc như hoa cúc, thì là và hoa cúc vạn thọ sẽ giúp giảm đau mắt đỏ đáng kể. Trong đó, mật ong có tính kháng khuẩn, còn hoa cúc, thì là và cúc vạn thọ giúp làm dịu da.

Đắp túi trà xanh là một trong những cách điều trị đau mắt đỏ tại nhà 

Đắp túi trà xanh là một trong những cách điều trị đau mắt đỏ tại nhà 

Ngăn chặn lây lan là cách phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả nhất

Bệnh đau mắt đỏ cực kỳ dễ lây do đó điều quan trọng là bạn phải cẩn thận để không lây nhiễm sang mắt kia hoặc sang người khác. Hãy nhớ rửa tay sau khi lau mắt và thường xuyên khi sinh hoạt trong ngày. Vì triệu chứng đau mắt đỏ phổ biến là ngứa nên chúng ta có xu hướng đưa ngón tay lên mắt. Ngoài ra, chúng ta cũng dùng tay lau nước mắt rồi chạm vào mắt bên kia hoặc một vật thể bất kỳ, từ đó lây lan virus, vi khuẩn.

Để phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ lây lan, hãy thực hiện những điều sau:

- Rửa tay trước và sau khi chạm hoặc bôi thuốc vào mắt.

- Không đeo kính áp tròng cho đến khi hết triệu chứng đau mắt đỏ và nhiễm trùng được chữa khỏi. Không nên sử dụng kính áp tròng đã tiếp xúc trong quá trình bị đau mắt đỏ.

- Giặt khăn tắm, khăn lau, ga trải giường, vỏ gối sau khi sử dụng và không dùng chung với người khác.

- Không dùng chung đồ trang điểm mắt với người khác. Tốt nhất bạn nên bỏ những sản phẩm trang điểm mắt đã được sử dụng khi mắt bị nhiễm trùng.

- Không chườm lạnh hoặc chườm nóng mắt nhiều lần và sử dụng miếng chườm khác nhau cho mỗi mắt.

- Nếu dùng khăn giấy để lau chất dịch chảy ra hãy vứt ngay vào sọt rác. Còn nếu dùng khăn lau, hãy bỏ ngay vào phần đồ bẩn để không ai khác sử dụng.

Rửa tay trước và sau khi chạm vào mắt là cách ngăn ngừa lây lan bệnh đau mắt đỏ

Rửa tay trước và sau khi chạm vào mắt là cách ngăn ngừa lây lan bệnh đau mắt đỏ

Trên đây là những cách điều trị bệnh đau mắt đỏ tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn có thể thực hiện để giảm các triệu chứng khó chịu. Để tìm hiểu những thông tin khác về sức khỏe mắt, hãy theo dõi thuốc nhỏ mắt Eyemiru ngay nhé!