Bảo vệ mắt như thế nào khi bước vào giai đoạn lão hóa?
07-09-2023Khi ngày càng già đi, bạn sẽ nhận thấy một số thay đổi về khả năng thị lực của mình. Giống như cơ thể không còn sung sức so với trước đây, điều này cũng tương tự với đôi mắt. Nhiều sự thay đổi này là điều tự nhiên và phổ biến, có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh lối sống, ăn uống. Một số khác lại là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn cần được điều trị. Vậy điều gì xảy ra với đôi mắt khi bạn già đi và bảo vệ mắt như thế nào trong giai đoạn lão hóa? Hãy cùng Eyemiru tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Thị lực thay đổi như thế nào khi bạn già đi?
Đa số chúng ta đều trải qua những thay đổi về tầm nhìn khi bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên và giai đoạn về sau. Một số thay đổi phổ biến bao gồm:
- Khó nhìn gần: hay còn gọi là lão thị, tình trạng này thường bắt đầu sau 40 tuổi. Khi đó bạn sẽ để mọi thứ ở xa hơn hoặc đeo kính để nhìn rõ hơn, đặc biệt là lúc đọc sách, xem tin tức trên điện thoại.
- Vấn đề phân biệt màu sắc: có thể mất nhiều thời gian hơn so với trước đây để phân biệt các sắc thái màu, chẳng hạn như xem lượng cà phê đen còn lại trong cốc màu xanh đậm.
- Thích nghi chậm hơn khi thay đổi môi trường ánh sáng: khi bạn di chuyển từ phòng hoặc khu vực có ánh sáng mờ sang nơi có ánh sáng rực rỡ hoặc ngược lại, đôi mắt có thể mất nhiều thời gian hơn trước đây để điều chỉnh và thích nghi.
Cần bảo vệ mắt khi bắt đầu bước vào độ tuổi lão hóa và ngày càng già đi
Các vấn đề về mắt liên quan đến tuổi tác
Khi có tuổi, việc mắc một số bệnh về mắt là điều dễ xảy ra. Do đó cần sớm nhận biết những dấu hiệu để điều trị kịp thời và hiệu quả.
1. Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (age-related macular degeneration - AMD)
AMD là tình trạng mất dần thị lực ở vùng trung tâm. Các cảnh vật có thể bị mờ, hình dạng đồ vật bị méo hoặc bạn sẽ thấy một điểm tối hay trống ở giữa tầm nhìn của mình. AMD có 2 loại là:
- Thoái hóa điểm vàng dạng khô (atrophic): tình trạng này rất phổ biến, chiếm khoảng 90%. AMD dạng khô xảy ra do sự gia tăng của các chất thải võng mạc, hay còn gọi là drusen, khiến cho lớp tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở hoàng điểm bị mỏng đi, lâu dần dẫn đến tình trạng chết mô, gây mờ mắt hoặc làm mất thị lực ở vùng trung tâm. Tình trạng này có thể được làm chậm lại hoặc ngăn ngừa bằng các chất dinh dưỡng tốt cho mắt bao gồm axit béo omega-3, lutein và zeaxanthin.
- Thoái hóa điểm vàng dạng ướt (exudative): loại này ít phổ biến hơn nhưng lại gây mất thị lực nhanh chóng và nghiêm trọng. Nếu điều trị sớm bằng laser hoặc tiêm mắt (eye injections) sẽ có thể giúp duy trì thị lực.
Hai loại thoái hóa điểm vàng
2. Đục thủy tinh thể
Đây là một trong những bệnh lý phổ biến về mắt ở người già. Do nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thủy tinh thể bị mờ không còn trong suốt khiến ánh sáng khó đi qua và không hội tụ được tại võng mạc gọi là bệnh đục thủy tinh thể. Các triệu chứng của bệnh này là nhạy cảm với ánh sáng, nhìn đôi, mờ mắt, giảm tầm nhìn vào ban đêm. Đục thủy tinh thể được điều trị bằng phẫu thuật để khắc phục các vấn đề liên quan đến thị lực.
3. Bệnh võng mạc tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường có thể phát triển thành bệnh võng mạc tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao dẫn đến việc làm hỏng các mạch máu ở võng mạc. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh này bao gồm nhìn mờ, nhìn kém vào ban đêm hoặc có điểm tối ở trung tâm thị lực. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến mù lòa. Do vậy, việc kiểm soát lượng đường trong máu là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh võng mạc tiểu đường.
4. Khô mắt
Dù tình trạng này phổ biến hơn khi già đi, đặc biệt là ở phụ nữ nhưng hiện nay khá nhiều người trẻ tuổi gặp phải vấn đề này. Khi bị khô mắt, mắt bạn sẽ bị cay, rát, khó chịu do tuyến lệ không hoạt động bình thường để bôi trơn mắt. Khô mắt có thể được điều trị bằng thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt như Eyemiru 40EX hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà như máy tạo độ ẩm nhằm tăng độ ẩm trong không khí.
Xem thêm: Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt của Nhật Bản Eyemiru 40EX
Thuốc nhỏ mắt Eyemiru là sự lựa chọn tối ưu cho các vấn đề về mắt
5. Bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng thủy dịch tích tụ trong mắt và làm tổn thương dây thần kinh thị giác. Nếu không được điều trị, bệnh tăng nhãn áp có thể dẫn đến mất thị lực. Đây là nguyên nhân chính gây mù lòa ở người trên 60 tuổi.
Hầu hết mọi người không gặp bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tăng nhãn áp cho đến khi bị mất thị lực. Do đó việc thăm khám định kỳ là cách hữu hiệu để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng cách dùng thuốc hoặc phẫu thuật để giảm áp lực trong mắt.
6. Bong võng mạc
Tình trạng này xảy ra khi võng mạc bị tách ra khỏi mô của mắt. Các triệu chứng bao gồm thấy ánh sáng nhấp nháy ở tại góc mắt (chớp sáng), nhìn thấy nhiều chấm đen (ruồi bay) hoặc có một màng đen che trước mắt, suy giảm thị lực trung tâm. Để ngăn ngừa bị bong võng mạc, bạn nên khám mắt theo định kỳ vì càng phát hiện sớm càng tốt. Bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp như tiêm mắt, laser hoặc liệu pháp áp lạnh (cryotherapy) để điều trị tình trạng này.
7. Ruồi bay trước mắt (floaters)
Floaters xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ hoặc đường nhỏ trong tầm nhìn của mắt. Điều này xảy ra khi các khối tế bào hình thành bên trong mắt tạo bóng trên võng mạc. Floaters thường không cần điều trị vì đa số là do sự thay đổi về lão hóa một cách bình thường bên trong mắt. Nhưng nếu đột nhiên nhận thấy tầm nhìn bị cản trở bởi những chấm đen nhỏ thì có thể là dấu hiệu của bong võng mạc và cần được điều trị ngay lập tức.
Floaters là hiện tượng mắt nhìn thấy những đốm nhỏ như ruồi bay
Bảo vệ mắt như thế nào để duy trì thị lực khi bước vào giai đoạn lão hóa?
Thay đổi lối sống là cách tự nhiên và hiệu quả có thể giúp bạn ngăn ngừa nhiều bệnh về mắt liên quan đến lão hóa cũng như tăng cường sức khỏe của mắt. Do đó nên thực hiện những hoạt động, thói quen lành mạnh như:
- Bỏ hút thuốc: nếu bạn đang hút thuốc, hãy bỏ ngay! Vì thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi tác.
- Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất đối với thị lực mắt: một số dưỡng chất như lutein, zeaxanthin, vitamin C, vitamin E, kẽm, axit béo omega-3 rất có lợi trong việc tăng cường sức khỏe mắt và ngăn ngừa một số bệnh về mắt. Do đó nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt và cá.
Xem thêm: 7 loại thực phẩm tốt nhất để có đôi mắt khỏe mạnh
- Tập thể dục và duy trì cân nặng cân đối: béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng.
- Kiểm soát các vấn đề sức khỏe khác: việc kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu sẽ giúp ngăn ngừa bệnh võng mạc tiêu đường.
- Đeo kính râm: vào những thời điểm nắng nóng gay gắt, đeo kính râm là cần thiết để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím.
- Khám mắt theo định kỳ: hoạt động này sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề về mắt và điều trị kịp thời trước khi dẫn đến trường hợp nghiêm trọng như mất thị lực.
Chăm sóc sức khỏe là chìa khóa quan trọng để duy trì thị lực khi có tuổi
Việc giữ sức khỏe tổng thể tốt cũng sẽ giúp bạn duy trì trạng thái ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này hỗ trợ rất nhiều trong việc điều hướng những thay đổi về thị lực theo hướng tích cực khi bước vào giai đoạn lão hóa. Do đó chăm sóc sức khỏe chính là chìa khóa quan trọng nhất để bảo vệ mắt khi chúng ta ngày càng già đi.