banner
/uploads/2023/07.2023/bong-giac-mac-mat-thumbnail.jpg_202401251401SS.jpg

Cách phòng tránh và sơ cứu bỏng giác mạc mắt hiệu quả

25-01-2024

Giác mạc là một màng mỏng trong suốt, chịu trách nhiệm dẫn truyền ánh sáng vào mắt. Giác mạc rất dễ chịu tổn thương từ các tác động bên ngoài, mà bỏng giác mạc mắt là một trong những trường hợp thường gặp gây nguy hiểm cho mắt. Nguyên nhân dẫn đến bỏng giác mạc là gì, cách phòng tránh và điều trị ra sao? Hãy cùng Eyemiru xem qua bài viết sau nhé!

Nguyên nhân dẫn đến bỏng giác mạc mắt

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bỏng giác mạc có thể kể đến như sau:

- Bỏng giác mạc do hóa chất: các hóa chất dính vào mắt như acid, bazơ, các hóa chất độc hại sử dụng trong chiến tranh, các chất cồn, oxy già,....) Trường hợp này thường xảy ra ở công trường công nghiệp, các cơ sở sản xuất hóa chất, ắc quy, mạ kim loại hoặc ở phòng thí nghiệm.

- Bỏng giác mạc do nhiệt độ: nhiệt độ cao và thấp đều có thể trực tiếp gây bỏng giác mạc. Nhiệt độ cao ví dụ nhiệt độ từ xăng dầu, điện, nhiệt do hơi nước sôi, nước sôi. Nhiệt độ thấp từ nitơ lỏng, tuyết carbonic…

- Bỏng giác mạc do tia gây hại khác như tia cực tím, tia laser, bức xạ ion hóa từ tia X, tia G (bệnh nhân xạ trị khối u vùng hàm mặt).

Có thể bị bỏng giác mạc trong quá trình tiếp xúc với hóa chất, nguồn nhiệt,..

Có thể bị bỏng giác mạc trong quá trình tiếp xúc với hóa chất, nguồn nhiệt,..

Trong thực tế thì nguyên nhân gây bỏng giác mạc mắt phổ biến nhất là do nhiệt độ. Trường hợp bỏng do hơi nóng và mi mắt nhắm lại theo phản xạ kịp thời chỉ gây tổn thương nhẹ. Trong trường hợp bỏng do mắt tiếp xúc trực tiếp với nhiệt sẽ nặng và khó điều trị hơn. Ngoài ra mức độ bỏng giác mạc mắt còn phụ thuộc vào nhiệt độ gây bỏng, thời gian mắt tiếp xúc và diện tích giác mạc tiếp xúc với nguồn gây bỏng.

Nguyên nhân phổ biến thứ hai là do mắt tiếp xúc với hóa chất. Tuy trường hợp này không phổ biến như bỏng giác mạc bằng nhiệt nhưng tác động của nó lại nặng hơn và khó khăn hơn trong việc điều trị cứu chữa.

Khi bỏng giác mạc thì sơ cứu như thế nào để hạn chế tối đa tổn thương?

Phương pháp sơ cứu ban đầu trước khi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến kết quả điều trị bỏng giác mạc mắt sau này. Điều đầu tiên bạn phải khẩn cấp thực hiện là loại trừ tác nhân gây bỏng mắt càng nhiều càng tốt bằng cách rửa mắt bằng nước sạch.

Thao tác rửa mắt bằng nước sạch giúp loại trừ ngay các tác nhân gây bỏng giác mạc mắt ra khỏi mắt. Các tác nhân gây bỏng không thể tiếp xúc và tác động đến các bộ phận khác của nhãn cầu.

Nước cũng giúp làm giảm nồng độ của chất gây bỏng, giúp hạn chế được các di chứng về sau cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị từ các chuyên gia.

Có 2 phương pháp rửa mắt bằng nước:

- Cách 1: Bệnh nhân có thể tự ngâm trực tiếp mặt - mắt vào một chậu nước đầy.Cố gắng thực hiện thao tác chớp mắt liên tục để nước lưu thông trên bề mặt giác mạc, trôi đi các tác nhân gây bỏng mắt.

- Cách 2: Bệnh nhân nằm ngửa ra và mọi người hỗ trợ dùng dụng cụ thích hợp đổ nước vào mắt nạn nhân. Có thể hỗ trợ vạch mí mắt bệnh nhân nếu họ không mở mắt được.

Thời gian tiến hành rửa mắt phải ít nhất từ 10 - 15 phút và với lượng nước từ vài lít nước. Riêng với trường hợp bỏng giác mạc do vôi sống thì phải gắp vôi ra trước khi rửa mắt bằng nước.

Sau khi thực hiện phương pháp sơ cứu bằng nước xong, phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín gần nhất ngay lập tức. Lưu ý trong trường hợp nạn nhân bị bỏng giác mạc mắt bằng hóa chất thì khi đưa nạn nhân đến bệnh viện, người nhà nên đem theo chai lọ và nhãn mác dung dịch hóa chất để bác sĩ có thể xác định được loại hóa chất. Từ đó, bệnh nhân sẽ được rửa mắt bằng các dung dịch đặc biệt và phù hợp.

Rửa mắt ngay là biện pháp đơn giản nhưng cực kỳ giá trị khi bị bỏng giác mạc mắt

Rửa mắt ngay là biện pháp đơn giản nhưng cực kỳ giá trị khi bị bỏng giác mạc mắt

Khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở ý tế sẽ phải tiếp tục rửa mắt và lấy hết các nguyên nhân gây bỏng mắt còn lại ra. Sau khi xử lý hết các dị vật và rửa sạch mắt, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc giảm đau, chống nhiễm khuẩn và các thuốc giúp bảo vệ giác mạc. Một số trường hợp có thể tiến hành phẫu thuật theo chỉ định.

Triệu chứng của bỏng giác mạc mắt là gì?

Trong trường hợp giác mạc mắt chỉ bị bỏng nhẹ, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu ở mắt, giác mạc bị phù, thị lực bị giảm nhưng không nhiều.

Trường hợp bị bỏng nặng hơn thì mắt sẽ trở nên đau nhức nhiều hơn, kết mạc phù, mắt xuất hiện vài chỗ bị hoại tử và không còn mạch máu. Giác mạc mắt bị đục trắng, thị lực bệnh nhân bị giảm mạnh ở mức độ chỉ còn có thể phân biệt được ánh sáng.

Bỏng giác mạc mắt có thể gây ra biến chứng gì?

Bỏng giác mạc ở mắt là trường hợp rất nguy hiểm, nếu bệnh nhân bỏng nặng có thể dẫn đến tình trạng mù lòa vĩnh viễn. Trong trường hợp bỏng nhẹ, sau khi điều trị bệnh nhân vẫn có thể gặp phải một số biến chứng như:

- Các biến chứng: Mắt bị tăng nhãn áp, bệnh đục thủy tinh thể, thủng giác mạc,...

- Các di chứng có thể gặp phải: sẹo giác mạc, quặm mi, dính mi cầu, khô mắt,...

Nếu sau khi điều trị bỏng giác mạc mắt mà bạn gặp phải các di chứng, biến chứng trên và không được chăm sóc tích cực giúp mắt phục hồi thì các biến chứng, di chứng này đều có thể tiến triển khiến mắt suy giảm thị lực, thậm chí mất thị lực.

Khả năng phục hồi của mắt, khả năng đối diện với các biến chứng - di chứng phụ thuộc vào việc xử lý bỏng giác mạc mắt. Vì vậy khâu sơ cứu và điều trị kịp thời cho mắt khi bị bỏng giác mạc là cực kỳ quan trọng.

Bỏng giác mạc có thể dẫn đến thị lực giảm hoặc thậm chí mù lòa

Bỏng giác mạc có thể dẫn đến thị lực giảm hoặc thậm chí mù lòa

Các phương pháp phòng tránh bỏng giác mạc mắt

- Đeo kính bảo hộ khi làm việc tại các môi trường có tiếp xúc với hóa chất, nguồn nhiệt cao. Tuân thủ các quy tắc an toàn lao động tại nơi làm việc, không được chủ quan các nguy cơ gây bỏng mắt trong môi trường lao động và sinh sống.

Đeo kính bảo hộ và tuân theo các quy định an toàn tại nơi làm việc giúp bảo vệ mắt

Đeo kính bảo hộ và tuân theo các quy định an toàn tại nơi làm việc giúp bảo vệ mắt

- Các hóa chất phải được cất giữ gọn gàng và để xa tầm với của trẻ em. Thuốc nhỏ mắt phải được để riêng và không lẫn lộn với các loại thuốc dạng nước khác.

- Kiểm tra kỹ nhãn mác và hạn sử dụng thuốc nhỏ mắt trước khi nhỏ thuốc.

- Khi tiếp xúc với lửa phải cẩn thận, không nhìn trực tiếp vào mặt trời, bóng đèn cao áp hoặc hồ quang điện.

- Những nơi có vôi tôi cần được rào chắn cẩn thận, không để trẻ em vui chơi gần khu vực này.

- Giáo dục và nhắc nhở học sinh cẩn thận, nghiêm túc khi thực hiện các thí nghiệm

- Các tác nhân dẫn đến bỏng giác mạc mắt vẫn diễn ra hằng ngày trong cuộc sống, dưới những tình huống khác nhau. Một sơ suất cũng có thể gây bỏng giác mạc mắt, dẫn đến các tình trạng nguy hiểm cho mắt. Bạn cần nắm được nguyên nhân gây bỏng mắt cũng như cách sơ cứu ngay ban đầu để có thể xử lý được nếu không may xảy ra các trường hợp bỏng mắt.

Việc bỏng giác mạc mắt rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí dẫn đến tình trạng mù lòa. Vì vậy, việc biết cách phòng tránh cũng rất quan trọng. Eyemiru hy vọng rằng những kiến thức trong bài viết trên sẽ giúp bạn phòng ngừa - bảo vệ được đôi mắt của mình và những người xung quanh.