banner
/uploads/2023/07.2023/cach-chua-mat-lac-o-tre-em-thumbnail.jpg_202401212001SS.jpg

Cách chữa mắt lác ở trẻ em giúp cải thiện thị lực

21-01-2024

Mắt lác là tình trạng hai mắt nhìn về hai hướng khác nhau thay vì nhìn thẳng như mắt thường. Ở trẻ em, tỉ lệ bị bệnh mắt lác khoảng 3%. Bệnh gây mất thẩm mỹ và cả khả năng thị giác của trẻ. Trẻ em mắc bệnh mắt lác có thể bị mất một phần thị lực một mắt do không sử dụng trong quá trình phát triển thị lực. Vậy đâu là cách chữa mắt lác ở trẻ em hiệu quả? Cùng Eyemiru xem qua các phương pháp sau nhé!

Nguyên nhân dẫn đến lác ở mắt trẻ em

Việc trẻ sơ sinh có hiện tượng mắt lác chủ yếu là do các cơ mắt không được hoạt động đồng thời. Nguyên nhân có thể do cơ thể trẻ còn nhỏ, chưa đủ thời gian để hoàn thiện và phát triển cơ mắt hoặc do trẻ gặp vấn đề về mắt và hệ thống thần kinh.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh lác mắt:

- Lác mắt do bẩm sinh: khi sinh ra trẻ sơ sinh đã thấy lác mắt (có thể do di truyền gia đình) hoặc lắc mắt xuất hiện trong giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi.

- Lác mắt xuất hiện do trẻ mắc phải các bệnh liên quan đến não bộ như: bại não, hội chứng down, u não, trẻ đẻ non…

- Trẻ bị sinh thiếu tháng, nhẹ cân

- Trẻ bị các bệnh về mắt (cận thị, loạn thị, viễn thị) bẩm sinh

Trẻ bị bệnh về mắt cũng có thể dẫn đến bệnh mắt lác

Trẻ bị bệnh về mắt (cận thị, viễn thị) cũng có thể dẫn đến bệnh mắt lác

Bệnh lác mắt ở trẻ em nếu được điều trị càng sớm, trẻ càng nhỏ thì tỉ lệ khỏi bệnh sẽ cao hơn. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu chữa mắt lác ở trẻ em trong độ tuổi 6 - 8 tuổi thì tỷ lệ thành công khoảng 62%, độ tuổi trước 4 tuổi thì tỷ lệ sẽ được nâng lên đến 92%. Còn nếu để lâu thì mắt trẻ sẽ thành tật và khả năng phục hồi sẽ khó hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh mắt lác ở trẻ

Lác mắt được phân làm hai loại: lác trong và lác ngoài, trong đó:

- Lác trong: Nguyên nhân dẫn đến lác trong là do điều tiết. Loại này rất dễ gặp ở trẻ em. Trẻ bị lác trong mắt nhìn lệch vào trong và không thể nhìn đồng thời bằng cả hai mắt.

- Lác ngoài: Mắt nhìn hướng ra ngoài, tình trạng xảy ra khi trẻ tập trung nhìn vật ở xa. Lác ngoài là một dạng khác của lác, và có thể chỉ xảy ra theo thời điểm.

Trẻ mắc bệnh mắt lác thường có những dấu hiệu nhận biết sau:

- Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi nhìn từ bên ngoài là thấy một mắt của bé không nhìn thẳng, hai mắt bị lệch so với mắt bình thường.

- Trẻ có biểu hiện liếc mắt sang một bên hoặc nghiêng hẳn đầu sang một bên để có thể sử dụng đồng thời cả hai mắt.

- Mắt trẻ không có phản ứng với ánh sáng.

Khi trẻ trên một tuổi mà vẫn xuất hiện tình trạng lác mắt thì dễ dẫn đến việc giảm thị lực ở trẻ. Cha mẹ phát hiện càng trễ thì tình trạng càng trở nên nặng và khó điều trị.

Xem thêm: 9 tips bảo vệ đôi mắt cho trẻ mà bố mẹ không thể không biết

Cách chữa mắt lác ở trẻ em đơn giản

Chỉnh kính

Việc chỉnh kính nhằm mục đích giúp hình ảnh trở nên rõ nét hơn, từ đó việc phối hợp giữa 2 mắt trở nên dễ dàng hơn. Phương pháp này chỉ hiệu quả khi trẻ đeo thường xuyên và được hướng dẫn đeo đúng cách.

Trường hợp lác mắt do quy tụ điều tiết hoặc kèm tật khúc xạ vì việc đeo kính sẽ giúp mắt nhìn thẳng, 2 mắt của trẻ được hỗ trợ phối hợp nhìn được dễ dàng hơn, đồng thời phương pháp này cũng giúp cải thiện thị lực cho trẻ bị lác mắt.

Tùy vào mắt trẻ bị cận thị, loạn thị hay viễn thị mà có cách chỉnh kính khác nhau. Để biết được loại kính phù hợp, phụ huynh nên dắt bé đến các cơ sở y tế hoặc chuyên khoa mắt để được chuyên gia tư vấn.

Luyện tập theo phương pháp bịt mắt

Với những trường hợp lác mắt nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp luyện tập mắt tại nhà giúp chữa mắt lác ở trẻ em. Một trong những phương pháp đơn giản nhưng cũng khá hiệu quả đó là phương pháp bịt mắt.

Ba phương pháp bịt mắt hiện đang được áp dụng hiện nay:

- Bịt mắt lác: Tiến hành bịt mắt lác của trẻ trong nhiều tuần sau đó tiến hành các bài tập chỉnh thị.

- Bịt mắt luân phiên: Mỗi ngày bịt một bên mắt, như thế sẽ hỗ trợ 2 mắt được cân bằng hơn.

- Bịt mắt một lúc: Mỗi ngày bịt mắt trẻ trong 1 giờ kết hợp với các bài tập điều trị mắt lác khác cho trẻ.

Các bước tiến hành phương pháp bịt mắt rất đơn giản, chỉ gồm 2 bước:

- Bước 1: Chọn một mảng tường màu sáng, chấm hoặc tô một chấm tròn lên mảng tường đó.

- Bước 2: Bịt bên mắt lành của trẻ lại bằng miếng băng mắt, với trẻ đeo kính, có thể dán băng keo đục thay cho bịt mắt. Mắt còn lại trẻ sẽ nhìn tập trung vào chấm tròn đó. Thực hiện bài tập trong khoảng thời gian 10 phút

Thực hiện bài tập đều đặn mỗi ngày, bịt một bên mắt hoặc thực hiện bịt mắt từng lúc để giúp cải thiện tình trạng lác mắt.

Phương pháp bịt mắt giúp hỗ trợ trị mắt lác ở trẻ

Phương pháp bịt mắt giúp hỗ trợ trị mắt lác ở trẻ

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật giúp chỉnh lại cơ vận nhãn không cân bằng. Không phải trường hợp trẻ bị lác mắt nào cũng cần phẫu thuật. Đối với trẻ em bị lác mắt trong thời gian dài, việc tiến hành phẫu thuật sẽ giúp cải thiện cơ hội phục hồi cho 2 mắt của trẻ. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bé phải sử dụng kính để hỗ trợ cải thiện thị lực.

Phương pháp phẫu thuật lác mắt cũng không quá phức tạp, không đòi hỏi ở lại bệnh viện qua đêm.

Chăm sóc trẻ lác mắt như thế nào?

Bên cạnh các phương pháp chữa mắt lác ở trẻ em thì việc cha mẹ cần chú ý là cách chăm sóc và chế độ cho bé để hỗ trợ điều trị lác mắt hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ lác mắt

Một chế độ ăn dinh dưỡng và đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ cải thiện được sức khỏe của đôi mắt, giảm nguy cơ tái phát các tật khúc xạ do lác mắt.

- Cho trẻ dùng các thực phẩm giàu Vitamin A như trứng, sữa, cá chép,... Bổ sung thêm rau củ quả như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, bông cải xanh…

- Bổ sung trái cây có vitamin C và lutein như bưởi, nho, chanh, dâu…

- Dùng thực phẩm có vitamin E như các loại hạt, dầu đậu nành, đậu phộng… giúp bảo vệ võng mạc của trẻ.

Xem thêm: 7 loại thực phẩm tốt nhất để có đôi mắt khỏe mạnh

Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin A giúp hỗ trợ tăng thị lực cho trẻ

Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin A giúp hỗ trợ tăng thị lực cho trẻ

Chế độ sinh hoạt hợp lý cho mắt trẻ

Một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp hỗ trợ trong việc chữa mắt lác ở trẻ. Với các bé đang có bệnh mắt lác thì cha mẹ nên giới hạn thời gian trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử (máy tính, truyền hình, điện thoại…) trong khoảng thời gian 30 phút để làm giảm áp lực lên mắt trẻ.

Thường xuyên cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời, tập thể dục để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Kiểm tra mắt định kỳ cho trẻ

Trong quá trình đang điều trị mắt lác cho trẻ thì cha mẹ nên đi khám định kỳ cho bé theo chu kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/ lần để theo dõi được tình trạng hiện tại của trẻ.

Bác sĩ sẽ phát hiện nếu mắt trẻ xuất hiện các biến chứng, từ đó chúng ta có phương pháp chăm sóc và điều chỉnh thói quen sinh hoạt để hỗ trợ quá trình chữa lác mắt ở trẻ.

Khám mắt định kỳ giúp sớm phát hiện các bệnh về mắt và có phương pháp điều trị phù hợp

Khám mắt định kỳ giúp sớm phát hiện các bệnh về mắt và có phương pháp điều trị phù hợp

Các cách chữa mắt lác ở trẻ em không quá phức tạp và cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. Bệnh lác mắt nên được phát hiện và điều trị sớm để thu được kết quả trị liệu hiệu quả hơn. Nếu trẻ có những biểu hiện của bệnh lác mắt thì cần được đưa đến ngay các cơ sở ý tế chuyên khoa để được tư vấn điều trị. Đừng quên theo dõi blog của thuốc nhỏ mắt Eyemiru để tìm hiểu thêm những chủ đề hấp dẫn khác nhé!