banner
/uploads/2024/thumbnail-mat-do.jpg_202403041703SS.jpg

Cách phòng ngừa đau mắt đỏ cần biết

04-03-2024

Đau mắt đỏ là một bệnh do mắt bị nhiễm trùng vi rút, vi khuẩn, viêm dị ứng gây ra. Bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng với tốc độ lây lan rất nhanh, có thể bùng phát thành dịch. Bệnh đau mắt đỏ chưa có vắc xin phòng ngừa cũng như thuốc đặc trị. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ rất quan trọng, không chỉ bảo vệ sức khỏe cho bản thân mà còn bảo vệ cộng đồng. Vậy đâu là cách phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả? Cùng Eyemiru xem qua bài viết sau nhé!

Bệnh đau mắt đỏ là gì và nguyên nhân gây ra?

Đau mắt đỏ là một cách gọi dân gian của tình trạng mắt bị viêm kết mạc do vi khuẩn, vi rút hoặc phản ứng dị ứng gây ra. Thông thường bệnh sẽ bị ở một bên mắt, sau đó lây cho mắt còn lại.

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh lành tính, thường không gây ra ảnh hưởng quá nghiêm trọng, và thường hết trong khoảng 1 tuần. Nhưng trong một số trường hợp nếu bệnh kéo dài lâu ngày cũng có thể dẫn đến biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của người bệnh.

Bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện vào mùa mưa và bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng.

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan, hay xuất hiện vào mùa mưa

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ là gì?

Người bị bệnh đau mắt đỏ sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Mắt cảm giác đau, khó chịu, cộm mắt, cảm giác như có hạt cát trong mắt.
  • Mắt bị đỏ, mi mắt bị sưng nhẹ, hơi đau. Thường sẽ bị một mắt, sau đó lây lan cho mắt còn lại.
  • Mắt chảy nhiều ghèn, rỉ mắt, rỉ có màu xanh hoặc vàng. Buổi sáng khi thức dậy, mắt sẽ khó mở do hai mi mắt dính vào nhau (do rỉ mắt).
  • Có thể kèm triệu chứng ho, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng,... (hay gặp ở trẻ em).

Khi bị đau mắt đỏ, thị lực của người bệnh sẽ không bị ảnh nhìn thấy. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, bệnh kéo dài và tiến triển nặng thì mắt sẽ bị phù đỏ, xuất huyết kết mạc dưới,... dẫn đến thị lực của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Bệnh đau mắt đỏ lây lan bằng đường nào?

Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh rất dễ lây lan, một số đường lây lan phổ biến có thể nhắc đến như sau:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh đau mắt đỏ bằng đường hô hấp, nước bọt, nước mắt, bắt tay,...
  • Tiếp xúc gián tiếp thông qua các vật dụng người bệnh đau mắt đỏ đã sử dụng như điện thoại, nắm cửa, đồ chơi,...
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân như khăn mặt, gối,.. 
  • Thói quen dùng tay sờ lên mắt, mũi, 
  • Đến những nơi đông người như bệnh viện, trường học, nơi làm việc,....
  • Không dùng chung với đồ dùng của người bệnh

Dùng chung đồ dùng với người bệnh rất dễ lây bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ có thể gây nên hậu quả gì?

Bệnh đau mắt đỏ thường sẽ hết trong khoảng 1 tuần điều trị và không để lại di chứng. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển nặng và kéo dài thì có thể dẫn đến một số hậu quả:

  • Mắt có thể tổn thương giác mạc như viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc chấm nông gây ảnh hưởng đến thị lực của mắt.
  • Việc điều trị tự ý tại nhà hoặc không đúng với chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến biến chứng nặng như loét giác mạc, glocom (bệnh cườm mắt).
  • Có thể lây lan bệnh thành dịch mắt đỏ

Cách phòng ngừa đau mắt đỏ khi chưa bị bệnh

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng: con đường dễ lây lan vi rút, vi khuẩn của bệnh đau mắt đỏ là dùng tay đã tiếp xúc qua những vật dụng nhiễm trùng rồi đưa lên mắt. Vì vậy, rửa tay thường xuyên là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất với bệnh đau mắt đỏ. Nên rửa tay tối thiểu trong 20 giây bằng xà phòng, nước ấm, dung dịch sát khuẩn, nước  muối sinh lý,... Đặc biệt, Ngay khi tiếp xúc với người bệnh hoặc vật dụng của người bệnh, bạn phải rửa tay ngay lập tức.
  • Thường xuyên vệ sinh, thay vỏ gối và ga giường: Ga giường, vỏ gối là những nơi dễ ẩn trú của các vi khuẩn, vi rút gây bệnh mắt đỏ. Vì vậy, để phòng ngừa đau mắt đỏ bạn nên thường xuyên vệ sinh giặt giũ và phơi chúng dưới ánh sáng mặt trời.
  • Tránh đưa tay lên mắt, dụi mắt: Đưa tay dụi mắt là nguyên nhân khiến bạn dễ bị lây nhiễm bệnh mắt đỏ nhất (nếu chưa nhiễm bệnh), hoặc lây từ mắt này sang mắt kia (nếu bạn đã bị nhiễm bệnh một mắt).
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác: việc bạn dùng chung đồ dùng với người khác sẽ dễ lây nhiễm các vi khuẩn, vi rút đau mắt đỏ trú ngụ trên đó. Một số đồ vật có thể kể đến như khăn mặt, khăn tắm, dụng cụ trang điểm,...
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh mắt sạch sẽ hằng ngày: Nên rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch. Dùng khăn sạch, riêng. Vệ sinh khăn sạch bằng xà phòng và phơi khăn ngoài nắng.
  • Vệ sinh kính áp tròng: Vì tiếp xúc trực tiếp với mắt nên kính áp tròng là một con đường dễ lây bệnh đau mắt đỏ. Vì thế, bạn nên hạn chế việc đeo kính áp tròng. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng kính áp tròng thì bạn nên vệ sinh kính và hộp đựng kính sạch sẽ. Rửa tay thật sạch trước khi dùng và vệ sinh kính áp tròng. Bảo quản kính áp tròng trong hộp kín sau khi vệ sinh xong. Điều kiện tốt nhất là bạn chỉ nên sử dụng kính một lần, thay kính mới khi sử dụng trong lần tiếp theo.
  • Sử dụng kính chắn bụi, gió khi ra ngoài: dùng kính để ngăn chặn bụi bẩn và bảo vệ cho mắt. Phải thường xuyên vệ sinh kính bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để ngăn chặn việc các tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ có thể bám trên mắt kính.
  • Không dùng chung thuốc nhỏ mắt: Không nên dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác, đặc biệt là người đau mắt đỏ vì nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao. Vi rút và vi khuẩn gây bệnh có thể bám trên lọ thuốc và theo dung dịch tiếp xúc trực tiếp với mắt của bạn.
  • Vệ sinh mắt bằng dung dịch chuyên dụng: bạn nên thường xuyên nhỏ một vài dung dịch nước muối Natri Clorid 0,9% chuyên cho mắt để làm sạch các tác nhân tiềm ẩn gây bệnh như khói bụi, hóa chất, vi khuẩn,... mà hằng ngày mắt chúng ta có thể tiếp xúc.

Vệ sinh mắt hằng ngày để loại bỏ các yếu tố gây nên bệnh đau mắt đỏ

  • Phòng ngừa tái nhiễm đau mắt đỏ: Nếu bạn đã từng bị đau mắt đỏ thì hoàn toàn có thể tái nhiễm bệnh. Trường hợp này bạn nên vứt bỏ, thay thế hoặc vệ sinh các vật dụng cá nhân hay dùng. Kính áp tròng cũng nên đổi hoặc bạn phải vệ sinh thật kĩ để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh trên đó.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: vì bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan nên việc tiếp xúc với người bệnh thì khả năng nhiễm bệnh của bạn rất cao. Hãy hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đồ dùng của họ.
  • Hạn chế hoạt động đông người khi vào mùa dịch: nên hạn chế đi ra ngoài hay đến những nơi công cộng đông người như bệnh viện, trường học, siêu thị,... và khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, kính bảo vệ mắt.
  • Hạn chế nguồn nước ô nhiễm: Hạn chế việc sử dụng nước ở các nguồn ô nhiễm và đi đến các bể bơi công cộng.

Eyemiru hy vọng rằng các cách phòng ngừa đau mắt đỏ mà bài viết trên đưa ra sẽ hữu ích trong việc giúp bạn ngừa bệnh cho bản thân và gia đình.