banner
/uploads/2024/con-trung-art-thum.jpg_202404011404SS.jpg

Cách xử lý khi bị côn trùng bay vào mắt

01-04-2024

Việc côn trùng không may đụng trúng vào mắt gây nên những tổn thương rất dễ xảy ra. Nếu các bạn không có sự bảo vệ tốt cho đôi mắt của mình thì tất nhiên gặp tình huống này rất cao.

Những trường hợp côn trùng bay vào mắt thường gặp

Có thể thấy rằng điều kiện khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt trong thời tiết giao mùa, đây cũng chính là thời điểm sinh sản của rất nhiều loài côn trùng. Nếu lúc này bạn đi đường và không đeo kính bảo vệ thì tỉ lệ bạn bị côn trùng đụng trúng mắt sẽ là cực kì cao. Và bạn lưu ý rằng một vài loại côn trùng có dịch thể gây bỏng rát. Việc bị côn trùng bay vào mắt sẽ cực kỳ nguy hiểm như những lúc khi đang lái xe.

Khi côn trùng dính vào mắt của bạn. Với kết cấu cơ thể không may gặp phải vài loài có gai nhọn, có độc cũng như chúng sẽ phản ứng mạnh gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho giác mạc. Nếu lúc này mà bạn không xử lý lấy chúng ra đúng cách, bạn có thể bị viêm nhiễm giác về mạc. Việc viêm nhiễm trong thời gian dài mà không được điều trị kịp thời sẽ khiến bạn bị giảm thị lực và có thể dẫn đến bị mù.

Như vậy chúng ta có những trường hợp côn trùng bay vào mắt như:

Khi bạn đang tham gia chạy xe ở trên đường.

Côn trùng bị thu hút bởi các ánh đèn trong nhà và bay vào.

Đi qua khu vực mà có quá nhiều côn trùng.

Khi đang ngủ bạn cũng hay bị côn trùng chui vào mắt.

Một số hành động cần tránh khi côn trùng bay vào mắt

Dụi mắt

Mắt bị côn trùng bay vào sẽ khiến phần kết mạc bị đỏ ửng do kích ứng. Lúc này hành động dụi mắt sẽ khiến mắt bị tổn thương nặng hơn khi có dị vật, khiến chúng đi vào sâu trong mắt hơn, nguy cơ gây tróc biểu mô giác mạc, rách võng mạc, nhiễm trùng mắt hay thậm chí là tạm thời mù lòa.

Không dụi mắt khi có công trùng kẹt trong mắt, khiến mắt tổn thương thêm.

Thổi vào mắt

Nhiều người hay có thói quen nhờ người khác thổi vào mắt thì có côn trùng bay vào. Các chuyên gia nhãn khoa nhận xét hành động này là vô cùng nguy hiểm bởi trong nước bọt của chúng ta chứa khá nhiều vi khuẩn gây hại, chúng có thể xâm nhập vào mắt và gây viêm nhiễm.

Đặc biệt nếu loại côn trùng kẹt trong mắt là loại có nọc độc thì việc thổi càng khiến chúng tiết nhiều độc tố hơn. Hay thậm chí lông của nó còn có khả năng xuyên vào làm chảy nước mắt, viêm nhiễm, suy giảm thị lực.

Tự nhỏ thuốc nhỏ mắt

Không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm nhất là corticoid nếu bạn chưa được bác sĩ thăm khám và kê đơn. Nhỏ thuốc có thể làm dịu mắt ngay lúc đó nhưng sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe và thị lực về sau.

Sử dụng lá cây đắp mắt

Tuyệt đối không dùng các loại lá cây, côn trùng đắp mắt theo lời người khác chỉ khi công dụng chưa được kiểm chứng.

Các phương án xử lý

Khi côn trùng bay vào mắt, cách xử trí đúng là cần nhúng mắt vào một cốc nước sạch và nháy mắt liên tục để côn trùng trôi ra ngoài. Nếu cảm thấy côn trùng hay một phần của côn trùng còn trong mắt khiến mắt cộm, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, đau nhức mắt thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa mắt để các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.

– Chớp mắt thật nhanh: Phản xạ chớp mắt chính là cách tốt để làm sạch mắt. Chớp mắt nhanh có thể loại bỏ được các loại côn trùng nhỏ. Nếu bị chảy nước mắt, nên để nước mắt chảy ra ngoài để loại bỏ sạch côn trùng trong mắt một cách tự nhiên.

– Dùng gạc hoặc khăn ướt: Làm ẩm một miếng gạc, hoặc miếng vải nhỏ bằng cotton với nước sạch, sau đó nhẹ nhàng chấm lên mắt để lấy côn trùng mắt kẹt trong mắt. Lưu ý không chà hoặc tạo quá nhiều lực lên giác mô của mắt, vì đây là khu vực rất nhạy cảm, có thể bị đau nếu chạm vào.

– Kéo mí mắt: Thao tác này được thực hiện cụ thể là kéo mí mắt rồi lại chớp mắt vài lần nữa, sẽ giúp lấy các dị vật nhỏ ra khỏi mí mắt, nên lặp lại quá trình nhiều lần nếu chưa lấy được dị vật.

– Dùng thuốc nhỏ mắt: Nếu côn trùng vẫn ở trong mắt sau khi chớp mắt nhiều lần, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt giúp quá trình đẩy côn trùng ra ngoài được nhanh chóng.

Việc điều trị lấy dị vật sinh học rất nan giải. Do lông côn trùng rất nhỏ, dài, dễ gãy nên quá trình lấy dị vật ra là rất khó khăn. Nếu muốn lấy hết dị vật thì có thể làm tổn thương giác mạc trầm trọng. Trường hợp không lấy được dị vật, bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, chống viêm tích cực. Việc điều trị cần kéo dài cho đến khi quá trình viêm ổn định, để thải hết lông côn trùng.

Cách phòng tránh côn trùng bay vào mắt

Việc điều trị bệnh do côn trùng bay vào mắt nhìn chung cũng khá phức tạp và khó khăn. Quá trình này cũng tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc. Bên cạnh đó, người bệnh cũng gặp nguy cơ suy giảm thị lực của mắt nên việc phòng tránh rất đáng lưu tâm. Ngoài việc phải xử lý loại bỏ côn trùng đúng cách ra. Bạn cần biết cách phòng tránh mắt tổn thương bởi các loại côn trùng.

Đeo kính mỗi khi di chuyển trên đường

Chúng ta thường sẽ cảm thấy bị loá mắt và khó chịu khi đeo kính đi đường. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng để thực hiện thói quen đeo kính hoặc đội nón bảo hiểm trang bị kính chắn gió. Bạn có thể sử dụng loại kính mát chống lóa để đeo mỗi khi di chuyển. Ngoài việc tránh côn trùng bay vào mắt, kính cũng giữ sạch đôi mắt khỏi những khói bụi trên đường.

Ngoài nguy cơ bị côn trùng bay vào mắt mỗi khi di chuyển trên đường, điều này có thể xảy ra trong chính ngôi nhà thân yêu của chúng ta. Ban đêm, nhiều côn trùng nhỏ có thể bay vào nhà và chui vào mắt khi chúng ta đang ngủ. Để bảo vệ tốt nhất sự an toàn cho gia đình, bạn có thể lắp đặt cửa lưới chống muỗi và côn trùng. Nhờ đó, bạn có một không gian sống thật thoải mái và đảm bảo an toàn.

Vì đôi mắt cực kỳ tinh tế nhạy cảm, chúng có thể bị ảnh hưởng lớn bởi những tác động nhỏ nhất. Nếu có bất cứ thứ gì đã dính vào mắt, bạn phải cố gắng loại bỏ chúng càng sớm càng tốt. Hãy thực hiện sơ cứu đúng cách  để loại bỏ các dị vật hiệu quả.