Có nên đeo lens và đeo lens có an toàn không?
25-11-2023Kính áp tròng hay lens là một lựa chọn thay thế phổ biến cho kính mắt mang đến sự tiện lợi và vẻ ngoài thu hút hơn. Nhưng liệu kính áp tròng có phải là sự lựa chọn đúng đắn và tối ưu cho tất cả mọi người? Dù mang đến nhiều lợi ích nhưng vẫn có không ít nhược điểm khiến chúng không phù hợp với một số người. Ở bài viết dưới đây hãy cùng Eyemiru đi tìm câu trả lời cho câu hỏi có nên đeo lens không?
Kính áp tròng là gì?
Kính áp tròng hay còn gọi là lens là loại kính được thiết kế ôm sát vào giác mạc, có hình chảo và độ cong phù hợp với bề mặt của mắt mà không cần đến gọng kính. Lens được sản xuất từ các vật liệu như nhựa tổng hợp, silicone hydrogel hoặc các chất liệu khác có khả năng tạo ra một lớp mỏng, có độ bền cao và khả năng thẩm thấu oxy tốt.
Việc đeo kính áp tròng sẽ tạo ra một lớp màng nước mỏng ngăn cách giữa bề mặt của mắt và kính áp tròng. Lớp màng này giúp kính di chuyển theo sự chuyển động tự nhiên của mắt. Nước mắt sẽ liên tục thay mới lớp màng này, làm giảm nguy cơ bám vi khuẩn và bảo vệ mắt. Đồng thời, lớp nước này còn bôi trơn, giảm ma sát giữa giác mạc và kính áp tròng, từ đó giảm thiểu tình trạng trầy xước.
Chức năng chính của kính áp tròng là điều chỉnh các vấn đề liên quan đến các tật khúc xạ của mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị. Có nhiều loại kính áp tròng khác nhau với công dụng và màu sắc đa dạng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
Xem thêm: 8 cách bảo vệ mắt cận để hạn chế tăng độ
Đeo lens là lựa chọn phổ biến để khắc phục các tật khúc xạ
Kính áp tròng có những loại nào?
Có một số loại kính áp tròng được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Loại mềm: được biết đến với tên gọi là kính tiếp xúc mềm hoặc kính thấm nước vì có tác dụng ngậm nước. Kính áp tròng loại mềm thường chứa từ 40 đến 80% nước có tác dụng thẩm thấu oxygen và mang lại cảm giác thoải mái.
- Loại cứng: thường có kích thước nhỏ, phù hợp với giác mạc và được làm từ nguyên liệu LRPO, có khả năng tối ưu hóa việc thẩm thấu oxygen.
- Kính dùng hàng ngày: dành cho những người chỉ đeo kính khi cần thiết trong một khoảng thời gian ngắn.
- Kính dùng hàng tháng: được làm từ silicone hydrogel có tác dụng tăng cường khả năng thấm oxy cho giác mạc.
- Kính đổi màu mắt: thay đổi màu của tròng mắt theo nhu cầu cá nhân.
- Kính bảo vệ mắt: được thiết kế để chống lại tác động của UV, bảo vệ mắt khỏi các tác động có hại từ ánh nắng mặt trời.
Có nên đeo lens không?
Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu về ưu nhược điểm của việc đeo kính áp tròng:
Ưu điểm
- Điều chỉnh tật khúc xạ, mang đến tầm nhìn rõ ràng hơn.
- Gọn nhẹ, tiện lợi, không bị nhòe khi gặp trời mưa hay gọng kính bị trượt xuống như khi đeo kính mắt thông thường.
- Phù hợp với những người hay chơi thể thao, vận động mạnh mà không lo bị rơi ra.
- Đeo kính áp tròng sẽ mang đến tầm nhìn rộng hơn vì kính ở trong mắt.
- Vật liệu hiện đại giúp tròng kính ít bị khô hoặc kính ứng mắt.
Nhược điểm
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng kính áp trong không phải là lựa chọn tối ưu với tất cả mọi người vì có những nhược điểm như:
- Kính áp tròng thường đắt hơn mắt kính, đặc biệt nếu cần thay thế thường xuyên.
- Cần bảo quản, vệ sinh thường xuyên để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mắt.
- Có thể gây khô mắt và nếu đeo quá lâu dễ dẫn đến khó chịu hoặc thậm chí tổn thương mắt.
- Nếu mắc phải các vấn đề về mắt như dị ứng thì đeo lens không phải là lựa chọn tốt nhất.
- Khó khăn trong việc đeo và tháo kính áp tròng.
Đeo lens thường gọn nhẹ hơn so với đeo kính mắt
Cách chọn kính áp tròng phù hợp
Việc chọn kính áp tròng phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và thoải mái cho đôi mắt. Dưới đây là một số bước bạn có thể tham khảo khi chọn kính áp tròng:
- Khám mắt: đầu tiên và quan trọng nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn chính xác. Sau khi kiểm tra bác sĩ sẽ đưa ra đề xuất về loại kính áp tròng phù hợp với tình trạng mắt của bạn.
- Xác định mục đích sử dụng: bạn cần đeo lens để khắc phục các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị hay chỉ phục vụ nhu cầu về thẩm mỹ hoặc bảo vệ mắt khỏi tác động của tia UV.
- Chọn loại kính phù hợp: dựa trên hướng dẫn của bác sĩ, bạn hãy chọn loại kính áp tròng phù hợp với nhu cầu. Đồng thời đảm bảo kích thước và độ ôm của kính áp tròng phù hợp với mắt để mang lại cảm giác thoải mái, đồng thời giảm nguy cơ gây kích ứng hoặc tổn thương mắt.
- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng: việc chăm sóc và vệ sinh kính áp tròng đúng cách sẽ giúp bảo vệ mắt và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.
- Kiểm tra định kỳ: thường xuyên kiểm tra lại để đảm bảo kính áp tròng vẫn phù hợp và không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho sức khỏe mắt.
Xem thêm: Duy trì sức khỏe mắt bằng các biện pháp giữ vệ sinh mắt hàng ngày
Khi đeo kính áp tròng cần lưu ý điều gì?
Khi đeo kính áp tròng, có một số điều quan trọng cần lưu ý để đảm bảo an toàn và thoải mái khi sử dụng bao gồm:
- Luôn rửa tay kỹ trước khi chạm vào kính áp tròng. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn và bảo vệ đôi mắt của bạn.
- Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế về cách đeo, cách bảo quản và thời gian sử dụng kính.
- Chỉ sử dụng dung dịch chuyên dụng để làm sạch và bảo quản kính áp tròng. Không sử dụng nước hoặc dung dịch khác không được khuyến nghị.
- Không sử dụng kính khi ngủ, luôn tháo kính áp tròng ra trước khi đi ngủ, trừ khi được chỉ định sử dụng qua đêm.
- Tuân thủ thời gian sử dụng kính áp tròng được khuyến nghị. Không sử dụng lâu hơn thời gian quy định để tránh gây kích ứng hoặc tổn thương cho mắt.
- Kiểm tra kính áp tròng để đảm bảo không bị hỏng, trầy hoặc nứt.
- Không chia sẻ kính áp tròng của bạn với người khác. Mỗi người sử dụng cần có kính áp tròng riêng để tránh lây nhiễm vi khuẩn hoặc các vấn đề khác.
Những câu hỏi thường gặp khi đeo lens
1. Kính áp tròng có thể bị “lạc” trong mắt không?
Do cấu trúc của mắt, kính áp tròng không thể di chuyển ra phía sau mắt. Mặc dù việc đeo lens hơi lệch khỏi vị trí bình thường và trượt dưới mí mắt là điều khá phổ biến nhưng bạn sẽ dễ dàng di chuyển chúng trở lại vị trí cũ.
2. Đeo lens liên tục có an toàn không?
Có những loại kính áp tròng được thiết kế để đeo liên tục trong thời gian dài. Kính áp tròng đeo liên tục thường là loại kính mềm được làm từ nhựa dẻo cho phép oxy đi qua giác mạc. Khi đeo lens thường xuyên bạn cần nhớ vệ sinh đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm trùng mắt. Do đó, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của các chuyên viên y tế về cách chăm sóc mắt cũng như kính áp tròng. Thông thường tần suất vệ sinh là mỗi tuần một lần bằng dung dịch đã được phê duyệt.
3. Đeo kính áp tròng có đau không?
Kính áp tròng được thiết kế đặc biệt để dễ đeo và thoải mái, đồng thời không làm tổn thương đến mắt. Việc đeo lens trong vài lần đầu có thể làm bạn cảm thấy lạ, không thoải mái nhưng bạn sẽ nhanh chóng quen với cảm giác này. Trong trường hợp bạn thấy khó chịu, có thể bụi bẩn đã bám vào mắt phía sau và gây kích ứng. Do đó cần việc vệ sinh kính áp tròng và đôi mắt là rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh mắt Eyemiru Wash mỗi ngày để làm sạch bụi bẩn hay cặn trang điểm để bảo vệ mắt tốt hơn.
Xem thêm: Tất tần tật về nước rửa mắt của Nhật Eyemiru Wash có tốt không
Sử dụng Eyemiru Wash để làm sạch đôi mắt mỗi ngày
Nhìn chung, việc có nên đeo lens không tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi người. Tuy nhiên khi đeo cần chú ý vệ sinh cũng như bảo quản đúng cách để đảm bảo an toàn cho mắt. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc có những thông tin bổ ích về việc đeo lens. Để tìm hiểu những chủ đề khác cũng như về thuốc nhỏ mắt Eyemiru, đừng quên truy cập Eyemiru nhé!