banner
/uploads/2024/dau-mat-do-nhin.jpg_202403120003SS.jpg

Đau mắt đỏ nhìn có bị lây không? Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ

11-03-2024

Bệnh đau mắt đỏ có thể gây ảnh hưởng xấu đến thị lực nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách. Bệnh rất dễ lây nhiễm, nếu một thành viên trong gia đình bị đau mắt đỏ rất dễ lây cho cả nhà.

Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh hay không?

Vì không có những kiến thức cơ bản về căn bệnh này nên nhiều người vẫn cho rằng, chỉ cần nhìn vào người bị bệnh đau mắt đỏ là sẽ lây bệnh. Chính vì thế, phương pháp đeo kính râm khi đau mắt đỏ sẽ giúp hạn chế khả năng nhìn vào người bệnh và phòng ngừa lây nhiễm. 

Tuy nhiên, quan điểm “Nhìn vào người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh” là sai lầm. Khi nhìn vào mắt người bệnh, bạn sẽ không thể lây bệnh vì nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh này đó là vi khuẩn và virus. Khi bị bệnh, virus sẽ có nhiều trong gỉ mắt, nước mắt của người bệnh, thậm chí sẽ có trong mũi, miệng và nước bọt của người bị nhiễm bệnh. 

Có rất nhiều cách khiến cho virus có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường bên ngoài và xâm nhập vào cơ thể những người không bị bệnh. Chẳng hạn như, khi tay người lành có dính nước mắt hay dịch tiết của người bệnh và họ vô tình dụi vào mắt, hoặc bắt tay người bệnh hay dùng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là khăn mặt của người bệnh, chậu rửa mặt, bát đũa của bệnh nhân,… Ngoài ra, nếu bạn chạm tay vào nắm đấm cửa hay nút bấm thang máy có dính virus từ người bệnh thì bạn cũng có nguy cơ lây bệnh. 

Dấu hiệu tình trạng đau mắt đỏ đang lây lan xung quanh bạn

Dấu hiệu nhận biết tình trạng đau mắt đỏ của đối phương đang có nguy cơ lây lan xung quanh bạn rất quan trọng. Người đau mắt đỏ thường có những dấu hiệu nhận biết như:

  • Tròng trắng của mí mắt xuất hiện tình trạng đỏ hồng.
  • Nước mắt chảy liên tục không thể kiểm soát.
  • Ghèn đóng nhiều trên mí mắt, lông mi. Đặc biệt là sau khi ngủ dậy.
  • Thi thoảng xuất hiện chất dịch màu xanh lá cây hoặc trắng chảy ra từ mắt.
  • Cảm giác khó chịu ở một hoặc cả hai mắt.
  • Ngứa mắt.
  • Tầm nhìn mờ, hạn chế không còn được như lúc chưa bệnh.
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng, gió.
  • Mí mắt bị sưng phù.

Ngoài ra, bản thân người bệnh cũng có thể phân biệt được tình trạng đau mắt đỏ do virus hay vi khuẩn gây ra. Từ đó cung cấp cho bác sĩ khi đi khám bệnh để bác sĩ dễ dàng tầm soát và điều trị chính xác. Nhận biết bệnh đau mắt đỏ bằng những yếu tố đơn giản như:

  • Tuổi tác: Virus gây ra hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ ở người lớn.
  • Nhiễm trùng tai: Nếu trẻ con bị viêm kết mạc do vi khuẩn, thông thường trẻ cũng bị nhiễm trùng tai cùng lúc. Vậy người lớn có thể xem con mình có bị tình trạng viêm trùng tai không.
  • Lượng dịch tiết ra: Nhiều dịch tiết ra từ mắt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Màu sắc hoặc sắc thái của tròng trắng mắt: Màu cá hồi (hồng nhạt) có thể là dấu hiệu của nhiễm virus. Màu đỏ có nhiều khả năng viêm kết mạc do vi khuẩn gây nên.
  • Nếu bệnh ở một hoặc cả hai mắt: Nếu bạn bị đau mắt đỏ ở cả hai mắt, có thể nguyên nhân do virus gây ra.

Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng lây lan mắt đỏ

Lây lan đau mắt đỏ trong dân gian hay tỉ tê là do nhìn vào mắt của người bệnh. Tuy nhiên, đây là yếu tố không có căn cứ và khoa học vẫn chưa chứng minh.

Các bác sĩ đã chỉ ra những yếu tố lây mắt đỏ phải kể đến như:

  • Tiếp xúc với chất tiết từ người bệnh (ghèn mắt, nước mắt, nước bọt) là một trong những nguồn lây nhiễm khá mạnh và phổ biến. Bởi tiền đau mắt đỏ thường không có triệu chứng và bản thân người mắc cũng không hay biết, trong khoảng thời gian đó họ vẫn đi học, đi làm, sinh hoạt bình thường, vô tình lây lan cho người khác.
  • Lây qua đường hô hấp: Nước bọt, nước mũi khi người bệnh hắt xì có thể bắn trong không khí khiến virus, vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào vật chủ khỏe mạnh.
  • Tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của bệnh nhân: khăn tắm, dùng chung ly nước, khăn mặt, bát đũa…
  • Qua đường quan hệ tình dục: Con đường tuy gián tiếp như hoàn toàn căn cứ, việc quan hệ tình dục sẽ khiến người bệnh và người khỏe mạnh có những cử chỉ thân mật, ôm hôn, từ đó virus, vi khuẩn lây sang thuận tiện.
  • Tiếp xúc gián tiếp qua cầm, nắm, chạm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như đồ chơi, tay nắm cửa, nút bấm cầu thang máy.

Những cách giúp hạn chế tình trạng lây lan đau mắt đỏ

Vì đau mắt đỏ chưa có vaccine, chưa có thuốc đặc trị và dễ bị tái phát và đặc biệt mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và chính người vừa hết bệnh có thể là nguồn lây trong vòng 1 tuần sau khỏi bệnh. Vì vậy, nên tuân thủ các biện pháp ngay cả khi chưa mắc bệnh lẫn người đang mắc bệnh:

1. Người khỏe mạnh

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân đúng cách, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn và sau khi cầm nắm những vật dụng dùng chung như nắm cửa, nút bấm cầu thang máy,…
  • Hạn chế dùng chung những vật dụng cá nhân: khăn tắm, khăn lau mặt, chậu rửa mặt,…
  • Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng kèm nước sạch, phơi khăn nơi có đủ ánh sáng mặt trời để có thể tiêu diệt được một số vi khuẩn gây bệnh.
  • Hạn chế dùng tay dụi vào mắt, vì lúc đó, bản thân người khỏe mạnh hoàn toàn không biết tay có mang mầm bệnh hay không, vô tình dụi mắt, tạo điều kiện cho virus gây bệnh đau mắt đỏ lây lan.

2. Người đang bị đau mắt đỏ

 Với người đang đau mắt đỏ, việc hạn chế tình trạng lây lan cho người khác vô cùng cần thiết. Người bệnh có thể thực hiện bằng cách sau:

  • Rửa tay thường bằng xà phòng, nước rửa tay khô hoặc dung dịch sát khuẩn
  • Rửa mắt ít nhất 3 lần/ngày vào các thời điểm: sáng, trưa, tối bằng dung dịch muối pha loãng (0.9% lượng muối).
  • Trong thời gian bị đau mắt đỏ, tuyệt đối không được dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn lau mặt, chăn gối với người khỏe mạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với người chưa bị tình trạng đau mắt đỏ.
  • Hạn chế đến những nơi đông người, vì vô tình bạn sẽ mang mầm bệnh đến cho người khác.
  • Tuyệt đối không tự làm “bác sĩ tại nhà” bằng cách dùng những bài thuốc dân gian từ lá trầu, lá dâu… đắp trực tiếp lên mắt.
  • Đeo kính râm giúp mắt hạn chế tiếp xúc với ánh sáng vừa giúp bạn hạn chế dụi mắt, giảm thiểu khả năng lây bệnh.
  • Nên đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng của đau mắt đỏ để được chỉ định điều trị kịp thời, không nên để tình trạng kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.