banner
/uploads/2023/07.2023/gian-dong-tu-la-gi-thumbnail.jpg_202312011012SS.jpg

Giãn đồng tử là gì, có nguy hiểm không?

01-12-2023

Đồng tử thường thay đổi kích thước để phản ứng với ánh sáng. Tuy nhiên, đồng tử có thể giãn ra hay to hơn nếu mắt bị thương hoặc bị ảnh hưởng bởi tình trạng bệnh lý. Vậy giãn đồng tử là gì, có nguy hiểm không? Hãy cùng Eyemiru tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Giãn đồng tử là gì?

Đồng tử là một lỗ đen nằm ở trung tâm mống mắt có nhiệm vụ tập trung ánh sáng mang đến võng mạc để tạo thành hình ảnh. Đồng tử thường có cùng kích thước ở cả hai mắt và được điều khiển bởi các cơ trong mống mắt. Phản ứng tự nhiên của đồng tử là thay đổi kích thước để kiểm soát lượng ánh sáng đi vào mắt. Khi có nhiều ánh sáng hoặc ánh sáng mạnh, đồng tử sẽ thu nhỏ lại để ngăn ánh sáng chiếu vào. Ngược lại trong bóng tối, đồng tử giãn ra to hơn để cho nhiều ánh sáng đi vào hơn. Kích thước bình thường của đồng tử là 2 - 4mm khi thu nhỏ lại và 4 - 8mm khi giãn ra.

Ngoài ra, đồng tử cũng co lại khi bạn tập trung vào một vật thể ở gần. Tình trạng này được gọi là phản ứng thích ứng. Nếu đồng tử không nhỏ lại trong môi trường ánh sáng mạnh hoặc giãn ra khi ánh sánh kém thì chứng tỏ đồng tử không hoạt động bình thường.

Khi đồng tử giãn ra mà không có bất kỳ sự thay đổi nào về ánh sáng thì được gọi là bệnh giãn đồng tử. Sự thay đổi đột ngột của đồng tử có thể diễn ra ở một hoặc hai mắt. 

Đồng tử giãn là phản ứng sinh lý bình thường trước tác động của ánh sáng

Đồng tử giãn là phản ứng sinh lý bình thường trước tác động của ánh sáng

Xem thêm: 5 nguyên nhân lý giải tại sao khô mắt khi ngủ dậy?

Nguyên nhân gây ra giãn đồng tử là gì?

Thuốc

Có hai loại thuốc làm ảnh hưởng đến các cơ điều khiển đồng tử là thuốc giãn đồng tử và thuốc kháng cholinergic.

Thuốc giãn đồng tử hoặc thuốc nhỏ mắt làm giãn mắt có tác động trực tiếp lên cơ mống mắt làm thay đổi hình dạng đồng tử. Loại thuốc này được bác sĩ nhãn khoa sử dụng như một phần trong quá trình khám mắt hoặc trước khi phẫu thuật mắt. Thuốc giãn đồng tử có thể gây nhạy cảm tạm thời với ánh sáng nhưng hiếm khi có các tác dụng phụ khác và sẽ dần dần mất tác dụng sau 4 - 8 giờ hoặc có thể kéo dài tới 24 giờ.

Thuốc kháng cholinergic được tìm thấy trong nhiều loại thuốc theo toa khác nhau. Loại thuốc này ảnh hưởng đến cả các cơ trong mống mắt và thủy tinh thể. Ngoài ra, còn có thể gây ra các tác dụng phụ khác như mờ mắt, chóng mặt. Ví dụ một số loại thuốc kháng cholinergic được thường kê đơn như:

- Thuốc chống động kinh

- Atropine được sử dụng để điều trị các vấn đề về nhịp tim, dạ dày.

- Thuốc kháng histamine dùng để điều trị dị ứng.

- Botox và các loại thuốc khác có độc tố botulinum.

- Thuốc thông mũi như Sudafed.

- Thuốc chống say tàu xe và chống buồn nôn như Dramamine.

- Thuốc điều trị bệnh Parkinson.

- Thuốc trầm cảm ba vòng.

Chấn thương mắt

Lý do các chấn thương mắt gây giãn đồng tử là vì làm hỏng các cấu trúc trong mống mắt điều khiển đồng tử. Ngoài ra, chấn thương mắt còn có thể gặp trong quá trình phẫu thuật như ghép giác mạc hay mổ đục thủy tinh thể.

Xem thêm: 7 cách làm tròng mắt trắng và sáng tự nhiên

Chứng đau nửa đầu, chấn thương não và các bệnh lý khác

Chấn thương bên trong đầu sẽ dẫn đến sự tích tụ áp lực làm tổn thương các dây thần kinh trong mống mắt. Điều này có thể gây ra giãn đồng tử ở một hoặc cả hai mắt. Chấn thương đầu, đột quỵ và khối u đều là những nguyên nhân có tác động đến việc thay đổi kích thước đồng tử.

Hội chứng Adie - một tình trạng thần kinh hiếm gặp cũng có thể khiến một hoặc cả hai đồng tử giãn ra bất thường.

Bệnh liệt dây thần kinh sọ vi mạch (Microvascular Cranial Nerve Palsy - MCNP) hoặc dòng máu bị chặn đến một số dây thần kinh đi đến mắt là một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến kích thước đồng tử và làm suy giảm thị lực.

Giãn đồng tử một bên lành tính từng đợt (Benign Episodic Unilateral Mydriasis - BEUM) là một tình trạng hiếm gặp khác có thể gây ra tình trạng thay đổi kích thước đồng tử từng đợt. BEUM có liên quan đến chứng đau nửa đầu.

Mống mắt có dị tật bẩm sinh là tình trạng khiếm khuyết một phần hay toàn phần ở mống mắt làm cho đồng tử bị giãn rất rộng. Vấn đề này thường ảnh hưởng đến cả hai mắt và đi kèm với một số bệnh lý khác như đục thủy tinh thể bẩm sinh, dây thần kinh võng mạc, thị giác không phát triển, tăng nhãn áp, rung giật nhãn cầu và suy giảm thị lực.

Sự khác biệt giữa đồng tử ở trạng thái bình thường và khi bị giãn ra

Sự khác biệt giữa đồng tử ở trạng thái bình thường và khi bị giãn ra

Giãn đồng tử được điều trị như thế nào?

Thông thường, đồng tử giãn sẽ gây ra các triệu chứng dựa trên cách ánh sáng chiếu tới mắt bao gồm mờ mắt, nhức đầu, nhạy sáng. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng giãn đồng tử sẽ tự trở lại bình thường mà không cần điều trị, đặc biệt nếu đây là kết quả của việc dùng thuốc nhỏ mắt. Đối với những trường hợp bệnh giãn đồng tử nghiêm trọng hơn thì phải cần đến cách điều trị khác, như:

- Đeo kính râm để giảm độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và các loại ánh sáng mạnh khác.

- Kính áp tròng giả để cải thiện vẻ ngoài của mắt do kích thước đồng tử thay đổi sau chấn thương.

- Phẫu thuật để điều trị tổn thương hay bệnh lý mắt.

- Phục hồi lạm dụng chất gây nghiện.

Xem thêm: Những điều cần biết để bảo vệ mắt đúng cách

Những câu hỏi thường gặp về giãn đồng tử là gì?

1. Có thể kiểm tra kích thước của đồng tử không?

Bạn có thể kiểm tra kích thước đồng tử bằng cách đứng trước gương, sau đó tăng giảm độ sáng của đèn trong phòng để xem đồng tử phản ứng như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được cơ chế cơ bản về hình dạng và sự thay đổi kích thước của đồng tử. Từ đó sẽ có thể nhận thấy đồng tử có những phản ứng hay kích thước bất thường.

2. Đồng tử có giãn ra khi bạn nhìn người mình yêu không?

Điều này có thể xảy ra. Vì sự giãn nở của đồng tử cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng gia tăng hormone và chất dẫn truyền thần kinh oxytocin, hoạt động như một chất truyền tin hóa học trong quá trình hưng phấn tình dục. Oxytocin cũng đóng vai trò kiểm soát các khía cạnh quan trọng khác của hệ thống sinh sản.

3. Lo lắng có làm giãn đồng tử không?

Trong một số trường hợp, lo lắng có thể khiến đồng tử giãn ra do adrenaline. Các hormone và hóa chất được giải phóng từ tuyến thượng thận gửi các xung thần kinh đến các cơ quan, khiến cơ thể phản ứng ở chế độ “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Căng thẳng sẽ kích thích hormone adrenaline phản ứng dẫn đến giãn đồng tử, tăng nhịp tim, huyết áp cao và đổ mồ hôi quá nhiều.

4. Đồng tử có giãn ra khi bạn nói dối không?

Tương tự như cách bạn phản ứng trong tình huống adrenaline “chiến đấu hoặc bỏ chạy”, nói dối cũng khiến các hormone và hóa chất liên quan đến căng thẳng kích hoạt sự giãn ra của đồng tử.

5. Khi mệt mỏi, đồng tử có giãn ra không?

Đồng tử sẽ không giãn ra khi bạn thấy mệt mỏi. Ngược lại, khi bạn buồn ngủ hay mệt mỏi, đồng tử có thể sẽ nhỏ hơn bình thường.

Nên đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào

Nên đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào

Nhìn chung, giãn đồng tử là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để thích nghi với từng môi trường ánh sáng khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng rất có thể là dấu hiệu của chấn thương hoặc bệnh lý. Do đó, nếu phát hiện bất kỳ thay đổi bất thường nào như nhạy cảm với ánh sáng kèm đau đầu, chóng mắt thì hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có cách điều trị phù hợp. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về giãn đồng tử là gì. Để tìm hiểu thêm những chủ đề khác, đừng quên theo dõi thuốc nhỏ mắt Eyemiru nhé!