banner
/uploads/2024/vai-tro-cua-vitamin-doi-voi-co-the.jpg_202404011504SS.jpg

Những dấu hiệu mắt thiếu vitamin A và các cách bổ sung

01-04-2024

Bệnh thiếu vitamin A là bệnh hay gặp ở trẻ <3 tuổi. Thiếu vitamin A làm trẻ chậm lớn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, tăng nguy cơ tử vong, khô mắt dẫn tới hậu quả mù loà.

Vai trò của vitamin A trong cơ thể

Vitamin A tham gia vào quá trình tăng trưởng, nếu thiếu vitamin A trẻ kém ăn, chậm lớn. Vitamin A kết hợp với một protein đặc hiệu tạo thành Rhodopsin, chất này cần thiết cho sự nhìn khi thiếu ánh sáng, do đó biểu hiện sớm của bệnh là giảm khả năng thích nghi với bóng tối.

Vitamin A tham gia vào quá trình biệt hóa các tổ chức biểu mô như ở da, khí quản, ruột non. Khi thiếu vitamin A, sản xuất các niêm dịch giảm, khô và sừng hóa các niêm mạc (dạ dày, thực quản, phế quản,...) biểu mô kết mạc, giác mạc, tuyến lệ bị sừng hóa dẫn đến khô mắt.

Vitamin A tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch. Thiếu vitamin A gây suy giảm miễn dịch, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn.

Tác hại của thiếu Vitamin A

Trên thế giới hàng năm có khoảng 500 nghìn trẻ bị mù và khoảng 40 triệu trẻ em bị thiếu vitamin A ở mức độ nhẹ và vừa.

Ở Việt nam:

  • Tại cộng đồng: Có 0,7% trẻ em bị khô mắt do thiếu vitamin A, 70 nghìn trẻ em có triệu chứng thiếu vitamin A và 4400 trẻ bị mù.
  • Tại bệnh viện: Thường gặp ở bệnh nhân bị suy dinh dưỡng (25,5% bệnh nhân suy dinh dưỡng có triệu chứng thiếu vitamin A và 9,1% bị mù do thiếu vitamin A).

Nguyên nhân thiếu vitamin A

Do cung cấp thiếu

  • Ăn quá nhiều bột gạo nhưng không có dầu mỡ.
  • Trẻ nuôi nhân tạo bằng sữa bò tách bơ.
  • Ăn ít rau quả, thức ăn động vật có nhiều vitamin A.

Do hấp thu kém

  • Trẻ bị bệnh tiêu chảy kéo dài.
  • Trẻ mắc các bệnh gan mật: Suy gan, tắc mật.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.
  • Trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn: sởi, lỵ.

Điều kiện thuận lợi

  • Hay gặp ở trẻ nhỏ vì nhu cầu cao gấp 5 - 6 lần so với trẻ lớn và người lớn.
  • Hay gặp ở trẻ nuôi nhân tạo, trẻ bị suy dinh dưỡng, bị nhiễm khuẩn.

Triệu chứng Thiếu vitamin A

- Khô mắt mô tả một quang phổ của các bệnh về mắt do vitamin A thiếu hụt. Nó được đặc trưng bởi tình trạng khô kết mạc và giác mạc bệnh lý, gây ra bởi chức năng không đầy đủ của các tuyến lệ và được biểu hiện bằng các đốm Bitot (các khu vực tăng sinh tế bào vảy bất thường và sừng hóa của kết mạc), tiến triển thành bệnh xơ hóa giác mạc (khô) và keo sừng (mềm).

- Thiếu vitamin A cũng gây ra bệnh quáng gà và bệnh võng mạc vì vitamin A là chất nền cho các sắc tố thị giác cảm quang trong võng mạc.

- Xương kém phát triển.

- Các vấn đề về da liễu không đặc hiệu, chẳng hạn như tăng sừng, tăng sừng nang lông, và sự phá hủy các nang lông và thay thế chúng bằng các tuyến tiết chất nhờn.

- Suy giảm hệ thống miễn dịch qua trung gian dịch thể và tế bào do tác động trực tiếp và gián tiếp lên tế bào thực bào và tế bào T dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng: tiêu chảy, viêm phổi…

Các cách bổ sung vitamin A hiệu quả

Nguyên nhân chủ yếu của việc thiếu vitamin A chính là do khẩu phần ăn thiếu đi thực phẩm chứa loại chất này. Do đó, người bệnh cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất một cách hợp lý. Sau đây là một số cách phổ biến giúp cơ thể bổ sung vitamin A hiệu quả:

  • Bổ sung từ thực phẩm: Cà rốt, gan động vật, khoai lang, bí ngô, ớt chuông đỏ, cần tây,...
  • Bổ sung từ thức uống: Sữa và các chế phẩm từ sữa, sinh tố xoài, nước ép bưởi, nước ép dưa hấu,...
  • Bổ sung thông qua thực phẩm chức năng

- Khuyến cáo bổ sung định kỳ cho các quần thể đặc hữu về tình trạng thiếu vitamin A, với liều lượng sau (trong đó 1 microgram retinol = 3,3 đơn vị quốc tế):

Chỉ định:

  • Cho tất cả những trẻ khô mắt.
  • Những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng

Đường uống:

Tuổi Trẻ < 1 tuổi Trẻ > 1 tuổi

  • Tổng liều 300.000 đơn vị 600.000 đơn vị.
  • Ngày 1 100.000 đv 200.000 đv.
  • Ngày 2 100.000 đv 200.000 đv.
  • Sau 2 tuần 100.000 đv 200.000 đv.

Đường tiêm bắp sâu: Liều bằng 1/2 liều uống. Cho những trẻ bị bệnh gan mật, rối loạn tiêu hoá kéo dài, nôn nhiều.

Chú ý: Khi dùng vitamin A phải theo dõi ngộ độc vitamin A không. Biểu hiện như trẻ nôn, chóng mặt, nhức đầu, tăng bài tiết mồ hôi, thóp căng phồng, nhìn đôi, miệng lưỡi sưng tấy, chảy máu, vàng da, kém ăn. Xét nghiệm thấy giảm prothrombin, tăng canxi máu, tăng lipid máu.

Tại mắt: Nhỏ dung dịch chloramphenicol 0,4% hoặc vitamin A tan trong nước ngày 2 - 3 lần.

Phòng bệnh thiếu vitamin A

Phòng bệnh bằng chế độ ăn cho bà mẹ và trẻ em

Đối với bà mẹ: Khi có thai và cho con bú cần ăn nhiều thức ăn giàu vitamin A, ăn tăng dầu mỡ.

Đối với trẻ:

  • Cho trẻ bú sớm, ngay sau đẻ từ 30 phút đến 1 giờ, bú hoàn toàn trong 4 - 6 tháng đầu, bú kéo dài 18 - 24 tháng.
  • Ăn bổ sung từ 4 - 6 tháng trở lên, ăn theo ô vuông thức ăn.

Uống vitamin A liều cao

Nếu không có đủ vitamin A, nên ưu tiên cho những trẻ có nguy cơ đe doạ thiếu vitamin A như trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, trẻ bị sởi, lỵ, trẻ bị suy dinh dưỡng vừa và nhẹ, viêm phổi kéo dài, vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao.

Trẻ < 6 tháng: nếu chỉ có bú mẹ thì không cần uống.

Nếu nuôi nhân tạo cho uống 50.000 đv/lần, 6 tháng uống 1 lần.

  • Trẻ dưới 1 tuổi: 100.000 đv/lần; 6 tháng/lần.
  • Trẻ trên 1 tuổi: 200.000 đv/lần; 6 tháng /lần.
  • Đối với người mẹ: sau đẻ trong tháng đầu có thể uống 200.000 đv/lần.

Khi mang thai và cho con bú nếu nghi ngờ thiếu vitamin A thì uống 10.000 đv/ngày, uống trong 2 tuần.