banner
/uploads/2024/sieu-am-mat.jpg_202403120003SS.jpg

Siêu âm mắt là gì, Khi nào cần thực hiện

11-03-2024

Siêu âm mắt là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến mắt, từ đó có thể đưa ra chỉ định điều trị hiệu quả và phù hợp cho người bệnh. Vậy siêu âm mắt là gì? Siêu âm mắt để làm gì? Quy trình siêu âm mắt như thế nào? Và các bác sĩ thường đọc kết quả siêu âm mắt ra sao?

Siêu âm mắt là gì?

Siêu âm mắt là một phương pháp thăm khám sử dụng sóng âm thanh và tần số cao từ các thiết bị chuyên dụng để tạo ra hình ảnh chi tiết về mắt và cấu tạo hốc mắt. So với khám mắt bên ngoài định kỳ thì kỹ thuật này cho bác sĩ cái nhìn chi tiết và tổng quan hơn về cấu trúc bên trong của mắt.

Siêu âm mắt là một phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh

Siêu âm mắt để làm gì?

Mục đích chính của kỹ thuật siêu âm mắt là giúp bác sĩ đánh giá toàn diện về cấu trúc nội nhãn, cụ thể như sau:

  • Chẩn đoán phát hiện các bệnh lý về mắt: Siêu âm mắt cung cấp kết quả hình ảnh chi tiết về cấu tạo mắt và hốc mắt. Nhờ vậy, bác sĩ có thể phát hiện các bệnh lý hay vấn đề về mắt như: chấn thương mắt, dị vật trong mắt, xuất huyết nội nhãn, bong võng mạc, khối u, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể…
  • Tùy trường hợp sẽ áp dụng kỹ thuật A-scan hay B-scan: Kỹ thuật siêu âm mắt bao gồm A-scan và B-scan, trong đó:
  • Kỹ thuật siêu âm mắt A-scan: Giúp bác sĩ quan sát chủ yếu ở khu vực bán phần trước của mắt và đo kích thước mắt. Kỹ thuật này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cấy ghép thấu kính cho người bệnh đục thủy tinh thể.

Kỹ thuật siêu âm mắt B-scan: Cho kết quả hình ảnh của toàn bộ cấu trúc mắt, cả bán phần trước, bán phần sau và hốc mắt. Qua đó giúp bác sĩ đánh giá được tổng thể tình hình nhãn cầu, cũng như chức năng thị lực của người bệnh. Kỹ thuật siêu âm mắt B-scan cung cấp đầy đủ thông tin hơn so với A-scan, giúp bác sĩ chẩn đoán, phát hiện và theo dõi điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến mắt.

Quy trình siêu âm mắt

Quy trình siêu âm mắt đối với kỹ thuật A-scan và B-scan tương đối giống nhau. Tuy nhiên vẫn có một vài điểm khác biệt. Bạn có thể tham khảo quy trình dưới đây:

1. Trước khi siêu âm mắt

Trước khi tiến hành siêu âm mắt, hầu như người bệnh không cần chuẩn bị bất kỳ điều gì, nghĩa là việc ăn uống và sinh hoạt đều có thể diễn ra như bình thường. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng các loại thuốc nhỏ mắt và uống thuốc theo chỉ định điều trị của bác sĩ (nếu có).

2. Tiến hành siêu âm mắt

Khi tiến hành siêu âm mắt, người bệnh được bác sĩ hướng dẫn tư thế ngồi hoặc nằm. Với kỹ thuật siêu âm mắt A-scan, người bệnh cần mở mắt, nhìn thẳng về phía trước. Một đầu dò nhỏ được bác sĩ bôi trơn bằng gel chuyên dụng và đặt ngay trước mắt người bệnh để tiến hành quét.

Với kỹ thuật siêu âm mắt B-scan, người bệnh được nhắm mắt nhưng phải cử động nhãn cầu theo các hướng do bác sĩ yêu cầu. Bác sĩ đặt đầu dò đã được bôi trơn bằng gel chuyên dụng lên mí mắt của người bệnh và tiến hành quét nhẹ nhàng.

Lưu ý, trong quá trình siêu âm mắt, người bệnh có thể cảm giác đau rát nhẹ ở mắt. Tuy nhiên, cảm giác đau rát này rất nhẹ và có thể hết ngay sau đó. Người bệnh không nên lo lắng, cần bình tĩnh, thoải mái và phối hợp thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Sau khi siêu âm mắt

Sau khi siêu âm mắt, người bệnh không cần kiêng cử gì về ăn uống, chế độ ngủ nghỉ. Một số người bệnh có thể gặp tình trạng nhìn mờ, kéo dài trong khoảng 15 đến 30 phút. Ở trường hợp này, người bệnh không được dùng tay dụi mắt vì có thể gây tổn thương mắt.

Trước khi ra về, người bệnh nên ngồi lại cơ sở y tế để chờ cho thị lực trở lại như bình thường. Tốt hơn hết, người bệnh nên có người thân đưa đón hoặc di chuyển bằng phương tiện công cộng để đảm bảo an toàn.

Đọc kết quả siêu âm mắt

Việc đọc kết quả siêu âm mắt thường được bác sĩ nhãn khoa thực hiện ngay sau khi siêu âm. Đầu tiên là đọc kết quả kỹ thuật siêu âm mắt A-scan để đánh giá kích thước, chi tiết các số đo của mắt. Sau đó là đọc kết quả kỹ thuật siêu âm mắt B-scan để tìm hiểu kỹ hơn về cấu trúc của mắt, hốc mắt, bán phần sau của mắt. Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện được bệnh lý, đánh giá tổn thương và đề ra phương án điều trị phù hợp, hiệu quả cho người bệnh.

Những thực phẩm nên ăn sau khi siêu âm mắt

Sau khi siêu âm mắt bạn có thể bổ sung dinh dưỡng từ các loại thực phẩm dưới đây để có một đôi mắt sáng, khỏe.

  • Các loại rau củ có màu đỏ như cà rốt: Trong cà rốt chứa nhiều chất beta carotene, đây là một chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ gây đục thủy tinh thể cho mắt.
  • Bắp cải, ớt chuông, bông cải: Là những loại rau quả giàu vitamin C, có vai trò chủ lực trong chống oxy hóa bảo vệ và giúp mắt sáng hơn.
  • Khoai lang mật: Khoai lang có chứa beta carotene rất tốt cho mắt.
  • Rau chân vịt: Rau chân vịt rất giàu vitamin C, beta carotene, lutein và zeaxanthin. 4 loại dinh dưỡng này sẽ làm tăng mật độ sắc tố của tế bào có trong điểm vàng, rất tốt cho việc phục hồi mắt.
  • Thịt đà điểu, gà tây, thịt cá hồi và cá mòi: Là những thực phẩm giúp đôi mắt luôn sáng khỏe.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các loại dầu cá, dầu gấc... Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn cần có sự đồng ý của bác sĩ, không nên tự ý mua và sử dụng.