banner
/uploads/2024/tang-nhan-ap.jpg_202403120003SS.jpg

Tăng nhãn áp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị.

11-03-2024

Tăng nhãn áp là một trong những căn bệnh nguy hiểm về mắt. Hơn thế, mù lòa vĩnh viễn là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này. Hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân gây tăng nhãn áp qua bài viết sau đây nhé.

Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp (hay còn gọi là tăng áp lực nội nhãn – IOP) là hiện tượng áp lực cao hơn mức bình thường do không thoát được thủy dịch: Mắt liên tục tạo ra một chất lỏng trong suốt (thủy dịch), chảy phía trước mắt và sau đó thoát ra. Đối với mắt thông thường, thủy dịch tạo ra bằng với lượng dịch thoát ra. Mắt của người có thủy dịch không thoát ra kịp thời sẽ xuất hiện tình trạng tăng nhãn áp.

Áp suất mắt bình thường là từ 11 đến 21 mmHg (viết là mmHg). Đây là loại đơn vị đo lường được sử dụng khi đo huyết áp của bạn. Nếu áp lực đồng tử của bạn cao hơn 21 mmHg ở 1 hoặc cả 2 mắt trong hai hoặc nhiều lần khám bác sĩ Chuyên khoa Mắt thì bạn có thể đã bị tăng nhãn áp.

Tăng nhãn áp 2 bên xảy ra ở cả 2 mắt. Tăng nhãn áp 1 bên có nghĩa là áp lực nội nhãn cao chỉ ở một mắt.

Sự khác biệt giữa tăng nhãn áp và bệnh Glocom (Glaucoma – Thiên đầu thống) là gì?

Tăng nhãn áp có thể dẫn đến bệnh Glocom (Glaucoma – Thiên đầu thống). Bệnh Glocom xảy ra khi áp lực trong mắt cao gây tổn thương đến dây thần kinh thị giác. Những dây thần kinh này ở cả hai mắt nối trực tiếp với não và truyền tín hiệu điện tử giúp não hình dung hình ảnh. Nếu bạn bị bệnh Glocom mà không được điều trị, bạn có thể mất thị lực. 

Nguyên nhân tăng nhãn áp

Nguyên nhân gây tăng nhãn áp bao gồm sản xuất quá nhiều chất lỏng hoặc có vấn đề với hệ thống thoát thủy dịch của mắt. Góc thoát thủy dịch nằm gần phía trước của mắt, nằm giữa mống mắt và giác mạc. Nếu góc thoát thủy dịch bị tắc sẽ gây ra sự tích tụ chất lỏng và áp lực. Những nguyên nhân của sự tích tụ này có thể bao gồm:

  • Góc thoát dịch bị đóng.
  • Khu vực trước mống mắt mở ra nhưng dịch không được thoát đúng cách.
  • Đám sợi sắc tố hoặc protein ngăn cản góc thoát dịch.
  • Ung thư mắt ngăn cản góc thoát dịch.
  • Mắt đã bị tổn thương trước đó.

Những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh

Theo chia sẻ của bác sĩ, tình trạng cườm nước có thể biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau ở từng bệnh nhân. Đồng thời, ở mỗi thể bệnh sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Do đó, người ta thường phân biệt từng thể bệnh với những dấu hiệu đặc trưng riêng. Cụ thể như:

Cườm nước góc đóng cơn cấp

Bệnh nhân mắc phải thể tăng nhãn áp này thường xuất hiện những bất thường đột ngột liên quan đến mắt như:

  • Bị đau mắt một cách bất ngờ, dữ dội và cơn đau dần lan tỏa lên phần đỉnh đầu.
  • Tầm quan sát của người bệnh ngày một giảm sút, đôi khi chỉ nhìn thấy mọi vật một cách mờ mờ hoặc có thể mất thị giác hoàn toàn. Khi mắt đối diện với những vật phát ra ánh sáng mạnh thì chỉ nhìn thấy những vòng đỏ hoặc xanh.
  • Nhãn cầu mắt ngày một căng cứng hơn.
  • Thường xuyên bị chảy nước mắt, đỏ mắt và cảm thấy nặng nề phần mi.

Cảm thấy đau nhức mắt khi tiếp xúc với ánh nắng

  • Sợ tiếp xúc với ánh sáng, ánh nắng chói.
  • Cơ thể thường xuyên xuất hiện những biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, toát mồ hôi,... Những dấu hiệu này thường khiến người bệnh nhầm lẫn với bệnh cảm sốt nên thường chủ quan, không thăm khám và làm tăng nguy cơ mù lòa.

Cườm nước góc đóng bán cấp

Những triệu chứng đặc trưng của dạng cườm nước góc đóng bán cấp cũng tương tự với thể góc đóng cơn cấp. Tuy nhiên, mức độ của các triệu chứng thường có phần giảm nhẹ hơn nhưng sẽ tăng dần theo thời gian. Đây cũng là lý do khiến nhiều bệnh nhân ỷ lại và chậm trễ trong việc thăm khám, chữa trị.

Cườm nước góc đóng mạn tính

Thể tăng nhãn áp này thường rất hiếm và không có nhiều biểu hiện đặc trưng. Do đó, phần lớn những bệnh nhân chỉ đi thăm khám khi bệnh đã tiến triển nặng nề. Điển hình như bị giảm sút thị lực nặng, không còn nhìn thấy mọi vật,...

Cườm nước góc mở

Cườm nước góc mở là một thể khá nặng của bệnh lý này do sự tiến triển của bệnh thường diễn ra một cách âm thầm và không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Do đó, chỉ khi bệnh đã chuyển biến nặng nề, gây ảnh hưởng đến thị lực nghiêm trọng thì bệnh nhân mới bắt đầu thăm khám và phát hiện bệnh.

Theo bác sĩ, hầu hết những người mắc thể cườm nước này đều không có biểu hiện đau mắt hoặc nhức đầu. Một số bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi nặng mắt, nhìn mọi vật như thông qua màn sương. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn thì các triệu chứng này sẽ tự động biến mất nên họ thường không quan tâm nhiều.

Biến chứng tăng nhãn áp 

Những người bị tăng nhãn áp có thể có nguy cơ cao hơn để phát triển bệnh Glaucoma, nhưng không phải ai bị tăng nhãn áp sẽ tự động phát triển thành bệnh Glaucoma.

Phương pháp điều trị tăng nhãn áp

Điều trị tăng nhãn áp thường bắt đầu từ thuốc nhỏ mắt được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Tùy thuộc vào mức độ mà người bệnh có thể được kê nhiều hơn 1 loại thuốc nhỏ mắt.

1. Thuốc

Các thuốc nhỏ mắt kê theo toa gồm:

  • Prostaglandin: sử dụng 1 lần/ngày.
  • Thuốc chẹn beta: sử dụng loại thuốc này 1 hoặc 2 lần/ngày để giảm lượng thủy dịch do mắt sản xuất.
  • Thuốc alpha-adrenergic: sử dụng loại thuốc này 2 hoặc 3 lần/ngày để giảm lượng thủy dịch tiết ra và tăng lượng thủy dịch chảy qua.
  • Thuốc ức chế carbonic anhydrase: sử dụng loại thuốc này 2 hoặc 3 lần/ngày để giảm lượng thủy dịch tiết ra.
  • Chất ức chế Rho kinase: sản phẩm làm giảm sản xuất thủy dịch, sử dụng 1 lần/ngày.
  • Thuốc co mạch hoặc thuốc cholinergic: sử dụng các sản phẩm này 4 lần/ngày.
  • Những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như đỏ hoặc kích ứng mắt. Trong một số trường hợp, nếu không đáp ứng với các loại thuốc được kê đơn, có thể cần phẫu thuật để giảm áp lực bên trong mắt.

2. Phẫu thuật

Laser và phẫu thuật thường không áp dụng để điều trị tăng nhãn áp, vì rủi ro liên quan đến các liệu pháp này cao hơn nguy cơ thực tế của tình trạng. Tuy nhiên, nếu bạn không thể dung nạp thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật bằng laser có thể là lựa chọn phù hợp. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ Chuyên khoa Mắt trước khi thực hiện.

Phòng ngừa tăng nhãn áp

1. Khám mắt thường xuyên

Khám mắt thường xuyên là phương pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát hiện sớm tăng nhãn áp và ngừa suy giảm thị lực. Nên khám mắt định kỳ:

  • 1 – 3 năm: sau 35 tuổi đối với những người có nguy cơ cao.
  • 2 – 4 năm: với người trước 40 tuổi.
  • 1 – 3 năm: với người 40 – 54 tuổi.
  • 1 – 2 năm: với người 55 – 64 tuổi.
  • 6 – 12 tháng: với người sau 65 tuổi.

2. Đeo kính bảo vệ mắt

Chấn thương mắt nghiêm trọng có thể là nguyên nhân gây tăng nhãn áp. Vì vậy, bạn cần đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng các thiết bị điện tử hoặc chơi thể thao hoặc các hoạt động ngoài trời.

3. Sử dụng thuốc nhãn áp theo yêu cầu bác sĩ

Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc các loại thuốc nhãn áp khác giúp giảm nguy cơ tình trạng tiến triển. Để đạt hiệu quả điều trị, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ Chuyên khoa Mắt.

Ngoài ra, có thể bảo vệ đôi mắt bằng cách:

  • Đeo kính râm.
  • Tìm hiểu về tiền sử mắc các bệnh về mắt của gia đình, người thân.
  • Cho mắt nghỉ ngơi ngay cả khi bạn đang làm việc trên các thiết bị điện tử. Thực hiện theo quy tắc 20-20-20. Cứ sau 20 phút, hãy nhìn vào vật gì đó cách xa 20 feet trong 20 giây.
  • Cẩn thận, tránh nhiễm trùng mắt, đặc biệt khi đeo kính áp tròng.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại rau lá xanh đậm như rau cải xanh, cải xoăn và rau bina. Cá cung cấp axit béo omega-3 như cá bơn, cá hồi và cá ngừ.
  • Rèn luyện các bài tập thể chất.
  • Giữ huyết áp, mức cholesterol và lượng đường trong máu ổn định.
  • Thực hiện các biện pháp để giảm bớt căng thẳng như Reiki, yoga hoặc thiền.