banner
/uploads/2023/07.2023/mu-mau-la-gi-thumbnail.jpg_202311061711SS.jpg

Tất tần tật thông tin từ A đến Z về mù màu là gì?

06-11-2023

Mù màu là tình trạng mắt bị ảnh hưởng về khả năng nhận biết màu sắc và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người mắc phải. Vậy mù màu là gì, nguyên nhân cụ thể và cách chuẩn đoán như thế nào? Hãy cùng Eyemiru tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Mù màu là gì?

Mù màu là một tình trạng khá phổ biến khi bạn không nhìn thấy màu sắc theo cách bình thường và không thể phân biệt được một số màu nhất định. Thường là xảy ra giữa màu xanh lá cây và màu đỏ, đôi khi là màu xanh lam. Đa số những người bị mù màu sẽ gặp khó khăn khi phân biệt sự khác biệt giữa các màu sắc hoặc sắc thái nhất định. Cũng có một số dạng mù màu rất hiếm khiến người mắc phải không thể nhìn thấy bất kỳ màu nào.

Bệnh mù màu xảy ra khi bạn không thể nhìn thấy màu sắc một cách bình thường

Bệnh mù màu xảy ra khi bạn không thể nhìn thấy màu sắc một cách bình thường

Có những loại mù màu nào?

Tiêu chí để xác định loại mù màu là dựa vào loại tế bào hình nón nào không hoạt động tốt. Do đó để hiểu các loại mù màu, bạn cần hiểu cơ bản về tế bào hình nón.

Tế bào hình nón là các tế bào thần kinh trong mắt có chức năng phát hiện màu sắc trong quang phổ ánh sáng được nhìn thấy. Quang phổ này bao gồm tất cả các bước sóng mà con người có thể nhìn thấy và có phạm vi từ 380nm đên 700nm. Thông thường, mỗi người sẽ được sinh ra với 3 loại tế bào hình nón:

- Các tế bào hình nón cảm nhận màu đỏ (red-sensing cones - L cones): nhận biết các bước sóng dài, khoảng 560nm.

- Các tế bào hình nón cảm nhận màu xanh lá cây (green-sensing cones - M cones): nhận biết các bước sóng trung bình, khoảng 530nm.

- Các tế bào hình nón cảm nhận màu xanh lam (blue-sensing cones - S cones): nhận biết các bước sóng ngắn, khoảng 420nm.

Ở người bình thường sẽ có đủ 3 loại tế bào hình nón và chúng hoạt động bình thường. Với người bị mù màu sẽ có ít nhất một loại tế bào hình nón không hoạt động bình thường. Các vấn đề với tế bào hình nón ảnh hưởng đến khả năng nhìn màu sắc theo cách bình thường. Dưới đây là những thông tin về số lượng tế bào hình nón và mức hoạt động của chúng:

- Trichromacy: cả ba loại tế bào hình nón đều có mặt và hoạt động bình thường. Bạn nhìn thấy tất cả các màu sắc trên quang phổ ánh sáng được nhân biết theo cách thông thường. Đây là tầm nhìn đầy màu sắc.

- Anomalous trichromacy: bạn có cả ba loại tế bào hình nón nhưng trong đó một loại không nhạy cảm với ánh sáng ở bước sóng như bình thường. Kết quả là bạn không nhìn thấy màu sắc theo cách bình thường với các biến thể từ nhẹ đến nặng. Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể nhầm lẫn các sắc thái màu gần như giống nhau. Ngược lại, nặng hơn là nhầm lẫn giữa những màu khác nhau.

- Dichromacy: là tình trạng thiếu một loại tế bào hình nón. Hai loại còn lại thường là S và L hoặc M. Bạn nhìn thế giới qua các bước sóng mà hai loại tế bào hình nón này có thể cảm nhận được. Do đó thật khó để phân biệt sự khác nhau giữa các màu bão hòa hoàn toàn.

- Monochromacy: bạn chỉ có một hoặc không có loại tế bào hình nón nào. Vì vậy, bạn không có khả năng nhìn thấy màu sắc hoặc rất hạn chế. Vì vậy bạn sẽ chỉ nhìn thấy các sắc thái xám khác nhau.

Xem thêm: 4 vấn đề về mắt phổ biến và các biện pháp bảo vệ mắt

Cách người mù màu nhìn màu sắc

Cách người mù màu nhìn màu sắc

Từ thông tin chung trên, mù màu được chia làm các loại như sau:

Mù màu xanh đỏ (red-green color deficiency)

Đây là loại mù màu phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cách bạn nhìn thấy bất kỳ màu sắc hoặc sắc thái nào có màu đỏ hoặc xanh lá cây. Red-green color deficiency phổ biến ở nam nhiều hơn nữ. Loại mù màu này được chia làm 4 loại nhỏ chính bao gồm:

- Protanopia: tế bào nón L của bạn bị thiếu. Vì vậy, bạn không thể cảm nhận được ánh sáng đỏ. Bạn chủ yếu nhìn thấy màu sắc như sắc thái của màu xanh hoặc vàng. Ngoài ra, bạn còn dễ dàng nhầm lẫn các sắc thái khác nhau của màu đỏ với màu đen, màu nâu sẫm với các gam màu tối khác bao gồm xanh lá cây, đỏ hoặc cam.

- Deuteranopia: tế bào nón M của bạn bị thiếu. Vì vậy, bạn không thể cảm nhận được ánh sáng xanh. Bạn chủ yếu nhìn thấy màu xanh và vàng, dễ nhầm lẫn một số sắc thái của màu đỏ với màu xanh lá cây hoặc màu vàng với màu xanh lục tươi.

- Protanomaly: bạn có cả ba loại tế bào hình nón nhưng tế bào hình nón L kém nhạy cảm với ánh sáng đỏ hơn mức bình thường. Màu đỏ có thể xuất hiện dưới dạng màu xám đậm và mọi vật có màu đỏ sẽ kém sáng hơn.

- Deuteranomaly: bạn có đầy đủ ba loại tế bào hình nón, nhưng tế bào hình nón M kém nhạy cảm với ánh sáng xanh hơn mức bình thường. Bạn nhìn thấy chủ yếu là màu xanh lam, màu vàng.

Mù màu xanh lam - vàng (blue-yellow color deficiency)

Loại mù màu này ít phổ biến hơn và bao gồm:

- Tritanopia: bạn không có tế bào hình nón S. Vì vậy, bạn không thể cảm nhận được ánh sáng xanh. Bạn nhìn thấy chủ yếu là màu đỏ, xanh nhạt, hồng và tím lavender.

- Tritanomaly: bạn có cả ba loại tế bào hình nón, nhưng tế bào hình nón S ít nhạy cảm hơn với ánh sáng xanh so với mức bình thường. Khi đó, màu xanh lam sẽ trông có màu xanh lá cây và bạn thấy ít hoặc không thấy màu vàng.

Mù màu xanh lam (blue cone monochromacy)

Đây là dạng mù màu hiếm gặp nhất. Với loại này bạn không có tế bào hình nón L hoặc M đang hoạt động và chỉ có S. Vì vậy, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt sự khác biệt giữa các màu và chủ yếu thấy màu xám. Ngoài ra, cũng có thể gặp các vấn đề mắt khác như nhạy cảm với ánh sáng, cận thị, rung giật nhãn cầu (nystagmus).

Rod monochromacy (achromatopsia)

Achromatopsia là khi tất cả các tế bào hình nón bị thiếu hoặc không hoạt động bình thường. Thế giới trong mắt bạn tràn ngập trong sắc thái của màu xám. Bạn cũng gặp các vấn đề khác về thị lực làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng của bệnh mù màu

Các triệu chứng của bệnh mù màu có thể từ nhẹ đến nặng. Nhiều người có những triệu chứng nhẹ đến mức họ không biết rằng mình bị mù màu. Một số triệu chứng của mù màu như:

- Khó nhìn thấy màu sắc và độ sáng của màu sắc theo cách thông thường.

- Không có khả năng phân biệt sự khác biệt giữa các sắc thái của màu giống nhau hoặc tương tự nhau. Điều này xảy ra nhiều nhất với màu đỏ và xanh lá cây, hoặc xanh lam và vàng.

- Ngoại trừ ở dạng nặng nhất, mù màu không ảnh hưởng đến độ sắc nét của thị lực.

Người mù màu thường không thể phân biệt được một số màu nhất định

Người mù màu thường không thể phân biệt được một số màu nhất định

Ai có nguy cơ bị mù màu?

Đàn ông có nguy cơ bị mù màu bẩm sinh cao hơn nhiều so với phụ nữ. Ước tính cứ 10 nam giới thì có một người mắc một số dạng mù màu. Những người mắc những bệnh lý như bệnh tăng nhãn áp, tiểu đường, thoái hóa điểm vàng, Alzheimer, Parkinson, nghiện rượu… có thể làm tăng nguy cơ bị mù màu.

Xem thêm: Làm thế nào để cải thiện thị lực mắt khi già đi?

Cách kiểm tra mù màu

Bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể tiến hành bài kiểm tra đơn giản để xác định xem bạn có bị mù màu hay không. Bài kiểm tra bao gồm việc cho bạn xem một mẫu được tạo thành từ các chấm nhiều màu. Nếu không bị mù màu, bạn sẽ có thể nhìn thấy các con số và hình dạng giữa các dấu chấm. Ngược lại khi bị mù màu, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm ra con số hoặc hình dạng trong mẫu. Bạn có thể không nhìn thấy bất cứ điều gì trong mẫu này cả.

Một số mẫu kiểm tra mù màu

Một số mẫu kiểm tra mù màu

Mù màu thường không gây ra bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào đến tầm nhìn của mắt. Hiện tại chưa có cách điều trị bệnh mù màu bẩm sinh. Tuy nhiên, người bị mù màu có thể chọn những loại kính đặc biệt để hỗ trợ phân biệt màu sắc trong cuộc sống hàng ngày. Với những thông tin trên, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về mù màu đến với bạn đọc. Để tham khảo các thông tin khác về mắt và thuốc nhỏ mắt Eyemiru, hãy theo dõi Eyemiru mỗi ngày nhé!