banner
Chăm sóc mắt
/uploads/2023/07.2023/nhung-dieu-can-biet-khi-deo-kinh-ap-trong-thumbnail.jpg_202311281011SS.jpg

Đeo kính áp tròng ngày một trở nên phổ biến vì sự tiện lợi và thẩm mỹ mang đến cho người dùng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất thì vẫn cần nắm rõ những điều cần thiết trong quá trình sử dụng, đặc biệt là với người mới bắt đầu. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng Eyemiru khám phá tất tần tật thông tin quan trọng khi đeo kính áp tròng.

Rủi ro của kính áp tròng

Các rủi ro khi sử dụng kính áp tròng là không nhỏ. Việc sử dụng kính áp tròng cũ hay không vừa vặn có thể gây xước hoặc ảnh hưởng, thậm chí gây hại đến thị lực của người dùng. Ngoài ra, nên tránh dùng bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt nào khi đang đeo kính áp tròng mà không có sự tư vấn của chuyên gia y tế.

Nếu trong quá trình đeo lens mắt bạn bắt đầu có các triệu chứng như đỏ, đau, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt hoặc có dịch tiết ra, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Những dấu hiệu này có thể là phản ứng của cơ thể với việc sử dụng kính áp tròng hoặc biểu hiện của các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe mắt.

Kính áp tròng là lựa chọn phổ biến nhưng không dành cho tất cả

Kính áp tròng là lựa chọn phổ biến nhưng không dành cho tất cả

Bạn có phù hợp để đeo kính áp tròng không?

Mặc dù kính áp tròng là một lựa chọn phổ biến, nhưng không phải ai cũng thích hợp để sử dụng chúng. Dưới đây là những lý do mà bạn có thể không phù hợp với việc đeo lens:

- Dễ bị nhiễm trùng mắt.

- Bị dị ứng nặng hoặc khô mắt khó điều trị.

- Sống hoặc làm việc ở nơi có môi trường nhiều bụi bẩn.

- Không thể duy trì vệ sinh, bảo quản đúng cách cho kính áp tròng.

Để có thể đeo lens một cách thoải mái và hiệu quả, mắt bạn cần phải ở trong tình trạng khỏe mạnh, cũng như màng nước mắt phải được bảo vệ. Đồng thời, việc hiểu biết và áp dụng các phương pháp sử dụng, bảo quản đúng cách là rất quan trọng để tránh các tác động tiêu cực đến sức khỏe mắt.

Xem thêm: Có nên đeo lens và đeo lens có an toàn không?

Làm thế nào để đeo kính áp tròng đúng cách?

Dưới đây là các bước giúp bạn đeo lens an toàn và đúng cách:

Bước 1: rửa tay, lưu ý không sử dụng xà phòng có thêm dầu hoặc nước hoa vì chúng có thể dính vào bề mặt kính áp tròng.

Bước 2: lắc nhẹ hộp bảo quản để nới lỏng lens nếu chúng dính vào hộp. Hãy cẩn thận để lens không trượt vào tay, sử dụng đầu ngón tay (không phải móng tay) để cầm lens.

Bước 3: rửa sạch lens bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

Bước 4: đặt kính áp tròng lên đầu ngón tay trỏ hoặc ngón giữa của bàn tay thuận. Quan sát kỹ để kiểm tra xem lens có bị rách hoặc hư hỏng không. Ngoài ra, hãy đảm bảo lens được đặt ở mặt phải. Nếu lens tạo thành cái bát và các cạnh hướng lên trên thì là đúng. Còn nếu lens trông giống như cái nắp (các cạnh bị lồi ra) thì cần phải đảo ngược lại.

Bước 5: giữ mí mắt trên mở bằng tay không thuận trong khi nhìn vào gương. Giữ mí mắt dưới bằng ngón giữa hoặc ngón đeo nhẫn của bàn tay thuận (ngón tay nào không cầm kính áp tròng). Hoặc bạn cũng có thể dùng ngón cái và các ngón tay của bàn tay không thuận để mở mí mắt trên, dưới thật rộng.

Bước 6: đặt lens vào mắt. Có thể nhìn về phía trước hoặc nhìn lên trần nhà khi đặt lens vào.

Bước 7: nhắm mắt từ từ và đảo một vòng để giúp cố định lens vào đúng vị trí. Ngoài ra, cũng có thể nhẹ nhàng xoa mí mắt đang nhắm, sau đó mở mắt và chớp nhẹ vài lần. Cuối cùng nhìn vào gương để xem lens có ở đúng vị trí trong mắt chưa. Nếu lens được đeo đúng cách, mắt bạn sẽ cảm thấy thoải mái và nhìn rõ ràng mọi vật thể xung quanh.

Lời khuyên dành cho người mới sử dụng kính áp tròng

Những lời khuyên hữu ích cho người mới sử dụng kính áp tròng:

- Trước khi đeo lens, hãy cắt ngắn móng tay để tránh việc vô tình làm xước mắt khi thực hiện quá trình đặt kính vào mắt.

- Luôn nhớ đeo kính áp tròng vào cùng một mắt (hoặc xác định rõ bên trái hoặc bên phải) để không gây nhầm lẫn giữa lens cho mỗi mắt.

- Chăm sóc mắt đúng cách, luôn để mắt được giữ ẩm và không bị khô. Điều này giúp duy trì sức khỏe mắt tốt hơn khi sử dụng kính áp tròng.

- Khi sử dụng các thiết bị điện tử nhớ chớp mắt đều đặn để tránh mệt mỏi mắt. Hành động này giúp giảm căng thẳng cho mắt khi tiếp xúc với ánh sáng màn hình trong thời gian dài.

Khi mới bắt đầu đeo len nên cắt ngắn móng tay để tránh làm xước mắt

Khi mới bắt đầu đeo len nên cắt ngắn móng tay để tránh làm xước mắt

Chăm sóc đúng cách khi đeo lens

- Tuân thủ lịch trình mà bác sĩ đưa ra về việc đeo và thay kính áp tròng.

- Làm sạch và bảo quản theo hướng dẫn. Nếu bảo quản lens trong hộp trong khoảng thời gian dài nên khử trùng lại trước khi đeo. Không bao giờ đeo kính áp tròng đã được bảo quản 30 ngày trở nên mà không khử trùng lại.

- Khám mắt theo lịch mà bác sĩ đưa ra. Kính áp tròng có thể bị cong vênh và giác mạc cũng thay đổi hình dạng theo thời gian. Do đó để đảm bảo lens vừa vặn, phù hợp với mắt, đừng quên khám mắt theo định kỳ.

- Không tắm, bơi, sử dụng bồn nước nóng hoặc làm bất kỳ hành động nào để nước lọt vào mắt trước khi đeo lens.

- Không đeo lens khi ngủ.

- Rửa tay sạch bằng xà phòng và lau khô trước khi chạm vào kính áp tròng.

- Bất kể sử dụng dung dịch vệ sinh kính áp tròng loại nào cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ. Chà kính áp tròng bằng ngón tay, sau đó rửa lens bằng dung dịch trước khi ngâm.

- Đừng bao giờ cho kính áp tròng vào miệng để làm ướt, nước bọt không phải là dung dịch vô trùng.

- Không sử dụng dung dịch muối tự chế hoặc thuốc nhỏ làm ướt để khử trùng lens vì đây không phải là chất khử trùng.

- Sử dụng dung dịch mới cho mỗi lần làm sạch và khử trùng kính áp tròng. Không nên dùng lại dung dịch cũ.

- Không đổ dung dịch vệ sinh kính áp tròng vào chai khác.

- Không để đầu chai dung dịch vệ sinh kính áp tròng chạm vào bất kỳ bề mặt nào.

- Giữ hộp đựng kính áp tròng luôn sạch sẽ. Nên rửa hộp bằng dung dịch vô trùng (không phải nước máy) sau đó để hộp mở khô tự nhiên.

- Thay hộp ít nhất 3 tháng 1 lần hoặc thay ngay nếu bị nứt hay hư hỏng.

Xem thêm: 10 cách đơn giản để có đôi mắt đẹp

Những điều cần biết để sử dụng, bảo quản và vệ sinh kính áp tròng tốt nhất

Chăm sóc kính áp tròng rất quan trọng

Để đảm bảo hiệu quả tối đa và giảm nguy cơ nhiễm trùng, việc bảo quản và vệ sinh kính áp tròng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Quá trình chăm sóc lens được lựa chọn cẩn thận bởi bác sĩ để phù hợp với loại tròng kính, vật liệu làm tròng và cách sử dụng của bạn. Vật liệu kính áp tròng và dung dịch làm sạch có thể tác động lẫn nhau, ảnh hưởng đến quá trình khử trùng.

Nếu bạn muốn thay đổi dung dịch vệ sinh cho kính áp tròng của mình, hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để đảm bảo rằng việc thay đổi này sẽ an toàn và phù hợp với loại lens cụ thể mà bạn đang sử dụng. Điều này giúp duy trì được chất lượng và an toàn khi sử dụng kính áp tròng.

Tuyệt đối không sử dụng dung dịch làm sạch lens đã hết hạn

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA Hoa Kỳ) đã khuyến nghị các nhà sản xuất dung dịch nên dán nhãn chai có ghi ngày loại bỏ bên cạnh ngày hết hạn thông thường. Ngày loại bỏ là ngày nên vứt bỏ dung dịch sau khi mở (thường là trong vòng 90 ngày nhưng thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất và loại dung dịch). Do đó, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi chuyên gia y tế để nắm rõ thông tin. Cần lưu ý rằng các dung dịch vệ sinh kính áp tròng không có chất bảo quản nên được loại bỏ trong vòng 24 giờ sau khi mở.

Cần bảo quản và vệ sinh kính áp tròng kĩ càng trong quá trình sử dụng

Cần bảo quản và vệ sinh kính áp tròng kĩ càng trong quá trình sử dụng

Sử dụng kính áp tròng và mỹ phẩm như thế nào?

Bạn có thể đeo kính áp tròng và sử dụng mỹ phẩm cùng nhau một cách an toàn và thoải mái với những mẹo sau:

- Đeo lens trước khi trang điểm.

- Đeo kính áp tròng cứng thấm khí (RGP) sau khi trang điểm.

- Tránh dùng mascara làm dài mi vì có thể chứa sợi gây kích ứng mắt. Ngoài ra, cũng không nên sử dụng mascara không thấm nước vì loại này không dễ làm sạch bằng nước và làm ố kính áp tròng mềm. Nên thay mascara ít nhất 3 tháng 1 lần.

- Tháo lens trước khi tẩy trang.

- Chọn kem dưỡng ẩm không chứa dầu.

- Không sử dụng kem dưỡng da tay hoặc nước hoa trước khi đeo lens.

- Sử dụng keo xịt tóc trước khi đeo kính áp tròng. Nếu sử dụng trong khi đeo lens, hãy nhắm mắt lại.

- Chớp mắt thường xuyên khi dùng máy sấy tóc để mắt không bị khô.

- Không để sơn móng tay, nước hoa, nước tẩy trang gần kính áp tròng vì có thể làm hỏng nhựa.

- Chọn kem nền dạng lỏng, không dị ứng vì chúng có thể để lại một lớp màng trên kính áp tròng.

Xem thêm: Những điều cần biết để bảo vệ mắt đúng cách

Trên đây là những thông tin cần thiết mà bất kỳ ai đeo len cũng cần nắm rõ để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Đừng quên theo dõi thuốc nhỏ mắt Eyemiru để đón đọc những chủ đề hữu ích khác nhé!

/uploads/2023/07.2023/tam-nhin-hinh-ong-la-gi-thumbnail.jpg_202311272111SS.jpg

Tầm nhìn hình ống (tunel vision) còn có tên gọi khác là mất thị lực ngoại biên. Tình trạng này sẽ khiến người mắc phải gặp khó khăn trong việc nhìn thấy các vật thể ở tầm nhìn rộng. Mất thị lực ngoại biên thường là vấn đề tạm thời nhưng cũng có thể làm thay đổi thị lực vĩnh viễn. Hãy cùng Eyemiru tìm hiểu những điều cần biết về tầm nhìn hình ống qua bài viết dưới đây.

Tầm nhìn hình ống hay mất thị lực ngoại biên là gì?

Tầm nhìn hình ống là tình trạng khó hoặc không thể nhìn thấy các vật thể nằm ngoài tầm nhìn trung tâm. Sở dĩ được gọi là tầm nhìn hình ống vì khi mắc phải vấn đề này giống như đang nhìn vào một đường hầm, đó là chỉ có thể nhìn thấy những gì ở ngay trước mắt.

Tầm nhìn được hiểu là toàn bộ khu vực mà một người nhìn thấy khi mắt hướng về phía trước mà không di chuyển và được chia làm 2 phần:

- Tầm nhìn trung tâm: là những gì xuất hiện ở ngay trước mắt. Các vật thể trong tầm nhìn trung tâm sẽ sắc nét và rõ ràng hơn vì đây là những gì mà mắt tập trung vào.

- Tầm nhìn ngoại vi: bao gồm những gì bạn có thể nhìn thấy mà không thuộc tầm nhìn trung tâm. Bạn sẽ nhìn thấy các vật thể ở tầm nhìn ngoại vi từ khóe mắt và chúng thường kém rõ ràng hơn so với tầm nhìn trung tâm.

Mất thị lực ngoại biên xảy ra ở một bên mắt hoặc cả hai mắt

Mất thị lực ngoại vi có thể xảy ra ở một bên mắt hoặc cả hai mắt cùng lúc

Các triệu chứng của tầm nhìn hình ống

Khi mắc chứng mất thị lực ngoại biên, bên cạnh việc gặp khó khăn khi nhìn các vật thể nằm ngoài tầm nhìn trung tâm thì bạn còn dễ bị vấp ngã hơn hoặc khó lái xe, di chuyển qua đám đông. Điều này là do tầm nhìn hạn chế.

Các triệu chứng khác sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tầm nhìn hình ống. Có thể kể đến một số triệu chứng như mất thị lực trung tâm, khó nhìn ở những khu vực có ánh sáng yếu.

Trong những trường hợp khác, việc mất thị lực ngoại biên không hề có bất kỳ triệu chứng nào. Ví dụ như bệnh tăng nhãn áp - một nguyên nhân gây ra chứng mất thị lực ngoại biên, thường không có triệu chứng gì cho đến giai đoạn sau.

Xem thêm: 4 vấn đề về mắt phổ biến và các biện pháp bảo vệ mắt

Nguyên nhân gây ra tầm nhìn đường ống là gì?

Nguyên nhân gây ra mất thị lực ngoại biên thường liên quan đến các vấn đề về mắt hoặc các bộ phận khác liên quan đến thị lực như não bộ, mạch máu, dây thần kinh. Trong đó, một số bệnh về mắt phổ biến gây ra tầm nhìn đường hầm bao gồm:

- Bệnh tăng nhãn áp

- Viêm võng mạc sắc tố

- Bệnh võng mạc liên quan đến tiểu đường

- Bong võng mạc

- Viêm dây thần kinh thị giác

- Tắc tĩnh mạch võng mạc (RVO)

Các vấn đề sức khỏe khác có tác động đến chứng mất thị lực ngoại biên bao gồm:

- Đau nửa đầu

- Bệnh động mạch cảnh

- Đột quỵ

- Chấn thương não

- Huyết áp cao

- Hội chứng Stickler

Một số nguyên nhân gây ra tầm nhìn hình ống sẽ làm thay đổi tầm nhìn ngoại biên vĩnh viễn. Trong khi đó, các trường hợp tầm nhìn hình ống khác chỉ là tạm thời và sẽ biến mất khi được điều trị.

Cách điều thị chứng mất thị lực ngoại biên là gì?

Cách điều trị mất thị lực ngoại biên đều tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Phác đồ điều trị thường đa dạng, được cá nhân hóa để phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc có thể được áp dụng để điều trị mất thị lực ngoại biên. Ví dụ, nếu nguyên nhân của vấn đề này liên quan đến bệnh tăng nhãn áp, bác sĩ có thể kê đơn cho các loại thuốc nhỏ mắt nhằm giảm áp lực trong mắt và kiểm soát tình trạng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, phẫu thuật có thể được coi là một phương pháp điều trị hữu ích cho mất thị lực ngoại biên. Ví dụ đối với bệnh tăng nhãn áp, phẫu thuật có thể được thực hiện nhằm giảm áp lực trong mắt và ngăn chặn quá trình mất thị lực diễn ra.

Bệnh tăng nhãn áp là một trong những nguyên nhân gây ra tầm nhìn hình ống

Bệnh tăng nhãn áp là một trong những nguyên nhân gây ra tầm nhìn hình ống

Những câu hỏi thường gặp về chứng mất thị lực ngoại biên

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) có gây ra tầm nhìn hình ống không?

Rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Những người bị ADHD thường gặp rắc rối với tình trạng thiếu chú ý, mất tập trung, bốc đồng và hiếu động thái quá. Một số người mắc ADHD, đặc biệt là trẻ em trở nên quá tập trung vào các hoạt động họ yêu thích như trò chơi điện tử. Hiện tượng siêu tập trung này là tầm nhìn hình ống, đây không phải là triệu chứng bệnh lý mà là mất thị lực ngoại biên và thường được sử dụng như một phép ẩn dụ cho việc ai đó chỉ có thể tập trung vào hoạt động cụ thể.

Những cơn hoảng loạn có thể gây ra mất thị lực ngoại biên không?

Bạn có thể gặp rất nhiều triệu chứng về thể chất và tinh thần trong cơn hoảng loạn. Một số mắc chứng rối loạn hoảng sợ có cảm giác như tầm nhìn của họ đang bị thu hẹp. Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế nếu bạn gặp cơn hoảng loạn kéo dài hơn 15 phút hoặc ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày.

Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng mất thị lực ngoại biên?

Để ngăn ngừa tình trạng mất thị lực ngoại biên, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

- Kiểm tra định kỳ sức khỏe mắt: thực hiện kiểm tra định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề mắt. Việc này rất quan trọng để điều trị kịp thời và ngăn chặn các vấn đề nghiêm trọng hơn về thị lực.

- Chăm sóc sức khỏe tổng thể: lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe mắt. Bạn cần chú ý đến việc ăn uống cân đối, bao gồm thức ăn giàu vitamin và khoáng chất tốt cho mắt như vitamin A, C, E, kẽm và omega-3. Việc tập thể dục đều đặn cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe mắt.

Xem thêm: Khám phá lợi ích của vitamin và khoáng chất đối với thị lực mắt

- Kiểm soát bệnh lý liên quan đến thị lực: nếu bạn mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp hoặc các vấn đề sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến mắt, quản lý bệnh tình thông qua việc điều trị đúng cách và theo dõi sức khỏe thường xuyên là cực kỳ quan trọng.

- Bảo vệ mắt khỏi tác động bên ngoài: đeo kính chống tia UV khi ra ngoài giúp bảo vệ mắt khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, khi làm việc trong môi trường có nguy cơ gây tổn thương cho mắt, như công việc liên quan đến hàn thì cần đeo kính bảo hộ. Hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh sáng màn hình điện tử cũng giúp giảm mỏi mắt.

- Tập thể dục cho mắt và nghỉ ngơi: thực hiện các bài tập thể dục cho mắt như nhìn xa gần hoặc đảo mắt để cải thiện sự linh hoạt và giảm mỏi mắt. Đồng thời, nghỉ ngơi đúng cách sau thời gian dài sử dụng mắt cũng rất quan trọng.

- Tuân thủ lịch trình kiểm tra mắt: đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao về mất thị lực ngoại biên hoặc có tiền sử về vấn đề mắt, việc thực hiện kiểm tra định kỳ là điều không thể bỏ qua.

Xem thêm: Các bài tập mắt có giúp cải thiện thị lực không?

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn chặn chứng mất thị lực ngoại biên

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn chặn chứng mất thị lực ngoại biên

Việc chăm sóc mắt không chỉ giúp duy trì sức khỏe thị lực mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn. Do đó cần chủ động thực hiện các biện pháp trên để bảo vệ sức khỏe mắt tốt nhất. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về chứng mất thị lực ngoại biên hay tầm nhìn hình ống là gì. Đừng quên theo dõi thuốc nhỏ mắt Eyemiru để đón đọc những chủ đề khác nhé!

/uploads/2023/07.2023/kho-mat-khi-ngu-day-thumbnail.jpg_202311262111SS.jpg

Đã bao giờ bạn thức dậy sau một đêm ngon giấc và cảm thấy như mắt mình có bụi chưa? Hoặc đôi mắt khô đến mức bạn phải chớp mắt vài lần mới nhìn rõ? Tình trạng này không phải là hiếm gặp. Vậy tại sao khô mắt khi ngủ dậy? Hãy cùng Eyemiru tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây.

Nguyên nhân của tình trạng khô mắt khi ngủ dậy là gì?

1. Màng nước mắt bị tổn thương

Đôi mắt lúc nào cũng được bao phủ bởi một lớp màng nước mắt có tác dụng bôi trơn và bảo vệ đôi mắt. Khi màng nước mắt bị tổn thương, bạn sẽ mắc phải tình trạng gọi là hội chứng khô mắt. Khô mắt xảy ra khi tuyến lệ không tiết đủ nước mắt hoặc nước mắt không chứa đủ dầu nên khiến chúng bay hơi quá nhanh.

Màng nước mắt bị tổn thương còn có liên quan đến sự lão hóa. Sự thay đổi nội tiết tố sau thời kỳ mãn kinh hoặc một số tình trạng tự miễn dịch nhất cũng có thể gây ra khô mắt.

Xem thêm: 5 lợi ích của nước mắt đối với sức khỏe

Khô mắt khi ngủ dậy do nhiều nguyên nhân

Khô mắt khi ngủ dậy do nhiều nguyên nhân

2. Tuyến dầu bị tắc

Các ống dẫn dọc theo mí mắt tạo nên lớp dầu của màng nước mắt. Nếu không có loại dầu này, nước mắt sẽ bay hơi quá nhanh và gây khô mắt. Khi tuyến dầu bị tắc hoặc viêm, chúng không thể tiết dầu vào nước mắt của bạn dẫn đến tình trạng khô mắt.

3. Mí mắt mở

Khi ngủ, mí mắt của bạn đóng lại và giữ màng nước mắt đúng vị trí. Điều này giúp mắt bạn không bị khô đồng thời thay thế cho việc chớp mắt thường làm trong ngày. Nhưng một số người ngủ với đôi mắt mở một phần và khiến họ thức dậy với tình trạng khô mắt. Chẳng hạn như những người đã phẫu thuật trên mặt, hàm, bị đột quỵ, mắc bệnh Grave, bệnh bại liệt Bell hoặc hội chúng Ramsay Hunt thường gặp khó khăn trong việc nhắm mắt hoàn toàn khi ngủ.

Xem thêm: Tips chăm sóc vùng da quanh mắt bị khô

4. Thuốc

Một số loại thuốc có ảnh hưởng đến nước mắt và dẫn đến khô mắt, phổ biến như: thuốc huyết áp, thuốc dị ứng, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen.

5. Bụi, lông thú cưng

Bụi, lông thú cưng có thể gây khô mắt ngay cả khi bạn không có tiền sử dị ứng. Độ ẩm thấp do điều hòa hay máy sưởi cũng là nguyên nhân làm bạn khô mắt khi ngủ.

Làm thế nào để không bị khô mắt khi ngủ dậy?

Thay đổi không gian ngủ

Dù nguyên nhân gây khô mắt là gì, việc thay đổi không gian ngủ là bước quan trọng đầu tiên mà bạn có thể thực hiện để giảm thiểu tình trạng này. Đặc biệt là tập trung vào việc làm sạch môi trường ngủ để giảm thiểu các chất gây dị ứng như bụi và lông thú cưng. Việc giặt ga trải giường, mền, vỏ gối hàng tuần bằng nước nóng có thể loại bỏ một lượng lớn bụi bẩn, giúp không gian ngủ trở nên sạch sẽ hơn. Nếu bạn sử dụng quạt khi ngủ, hãy di chuyển nó ra xa đầu giường để tránh luồng gió thổi trực tiếp vào mắt.

Thời gian sử dụng thiết bị điện tử kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng khô mắt. Do đó, việc cho đôi mắt nghỉ ngơi thường xuyên là cần thiết và thực hiện một số bài tập mắt, massage nhẹ nhàng hoặc nhìn xa trong vài phút để giảm căng thẳng cho mắt.

Hơn nữa, hạn chế việc hút thuốc cũng là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe mắt. Khói thuốc không chỉ có hại cho hệ hô hấp mà còn có thể gây tổn thương cho màng nước mắt, làm tăng nguy cơ mắt khô và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe mắt.

Những thay đổi nhỏ trong môi trường sống và thói quen hàng ngày có thể góp phần lớn vào việc giảm thiểu tình trạng khô mắt khi ngủ và bảo vệ mắt tốt hơn.

Thường xuyên vệ sinh không gian phòng ngủ để tránh các tác nhân gây dị ứng

Thường xuyên vệ sinh không gian phòng ngủ để tránh các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, lông thú cưng…

Sử dụng thuốc mỡ hoặc nước mắt nhân tạo

Nước mắt nhân tạo là một giải pháp hữu ích để cung cấp chất bôi trơn và độ ẩm cho đôi mắt ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Do đó, việc sử dụng nước mắt nhân tạo trước khi ngủ có thể giúp ngăn chặn tình trạng khô mắt.

Ngoài ra, thuốc mỡ cũng là một lựa chọn tốt để giữ ẩm cho mắt, đặc biệt là khi màng nước mắt bị tổn thương. Thuốc mỡ thường có khả năng duy trì độ ẩm lâu hơn so với nước mắt nhân tạo. Tuy nhiên, điểm yếu của thuốc mỡ là mất thời gian để làm sạch ra khỏi mắt vào buổi sáng, có thể tạo cảm giác khó chịu ban đầu. Sử dụng thuốc mỡ cần có sự hướng dẫn và khuyến nghị của bác sĩ để đảm bảo rằng bạn đang sử dụng chúng đúng cách và an toàn.

Việc lựa chọn giữa nước mắt nhân tạo và thuốc mỡ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và hướng dẫn của chuyên gia y tế. Sử dụng các loại sản phẩm này có thể cải thiện đáng kể tình trạng khô mắt và mang lại sự thoải mái khi thức dậy vào buổi sáng.

Chườm ấm

Chườm ấm mí mắt trước khi đi ngủ không chỉ giúp kích thích tuyến dầu mở ra mà còn có thể tăng cường lượng dầu tự nhiên bổ sung vào màng nước mắt suốt đêm. Đây là một biện pháp đơn giản và hiệu quả. Bạn có thể mua túi chườm ấm sẵn có hoặc tự làm một chiếc túi bằng một chiếc tất sạch và cơm trắng nóng. Lưu ý nên kiểm tra nhiệt độ cơm trước khi đặt lên mí mắt để tránh gây tổn thương cho da và mắt.

Ngoài việc chườm ấm mí mắt, việc sử dụng các sản phẩm như dầu gội hoặc sữa rửa mặt không gây cay mắt cũng là một phương pháp hữu ích hỗ trợ giảm triệu chứng khô mắt khi đi ngủ. Sản phẩm này không chỉ giúp làm sạch mặt mà còn không gây kích ứng cho vùng quanh mắt, từ đó giúp duy trì độ ẩm và sự thoải mái cho đôi mắt khi ngủ.

Việc kết hợp nhiều biện pháp như vậy có thể tăng cường tác động tích cực đối với việc giữ ẩm và bảo vệ đôi mắt khỏi tình trạng khô khi ngủ.

Tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế về thuốc của bạn

Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, việc tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế về khả năng ảnh hưởng của chúng đối với tình trạng khô mắt là điều cần thiết. Trong một số trường hợp, chuyên gia y tế có thể đề xuất thay đổi sang loại thuốc không gây ảnh hưởng đến khả năng tiết nước mắt. Điều này có thể bao gồm việc thay đổi liều lượng hoặc sử dụng các thuốc có thành phần không ảnh hưởng đến độ ẩm mắt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc thay đổi hoặc dừng thuốc một cách đột ngột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do đó, việc điều chỉnh loại thuốc cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Việc tham khảo ý kiến chuyên gia y tế sẽ giúp bạn có thông tin chính xác và cụ thể về tác động của thuốc đối với tình trạng khô mắt. Từ đó có thể thực hiện các điều chỉnh phù hợp để bảo vệ sức khỏe của mắt một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Chườm ấm mí mắt trước khi đi ngủ giúp kích thích tuyến dầu mở ra

Chườm ấm mí mắt trước khi đi ngủ giúp kích thích tuyến dầu mở ra

Nếu tình trạng khô mắt khi ngủ dậy kéo dài và gây ra những phiền toái trong cuộc sống, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về việc khô mắt khi ngủ dậy. Để tìm hiểu thêm các chủ đề khác, đừng quên theo dõi thuốc nhỏ mắt Eyemiru nhé!

/uploads/2023/07.2023/co-nen-deo-lens-khong-thumbnail.jpg_202311251611SS.jpg

Kính áp tròng hay lens là một lựa chọn thay thế phổ biến cho kính mắt mang đến sự tiện lợi và vẻ ngoài thu hút hơn. Nhưng liệu kính áp tròng có phải là sự lựa chọn đúng đắn và tối ưu cho tất cả mọi người? Dù mang đến nhiều lợi ích nhưng vẫn có không ít nhược điểm khiến chúng không phù hợp với một số người. Ở bài viết dưới đây hãy cùng Eyemiru đi tìm câu trả lời cho câu hỏi có nên đeo lens không?

Kính áp tròng là gì?

Kính áp tròng hay còn gọi là lens là loại kính được thiết kế ôm sát vào giác mạc, có hình chảo và độ cong phù hợp với bề mặt của mắt mà không cần đến gọng kính. Lens được sản xuất từ các vật liệu như nhựa tổng hợp, silicone hydrogel hoặc các chất liệu khác có khả năng tạo ra một lớp mỏng, có độ bền cao và khả năng thẩm thấu oxy tốt.

Việc đeo kính áp tròng sẽ tạo ra một lớp màng nước mỏng ngăn cách giữa bề mặt của mắt và kính áp tròng. Lớp màng này giúp kính di chuyển theo sự chuyển động tự nhiên của mắt. Nước mắt sẽ liên tục thay mới lớp màng này, làm giảm nguy cơ bám vi khuẩn và bảo vệ mắt. Đồng thời, lớp nước này còn bôi trơn, giảm ma sát giữa giác mạc và kính áp tròng, từ đó giảm thiểu tình trạng trầy xước.

Chức năng chính của kính áp tròng là điều chỉnh các vấn đề liên quan đến các tật khúc xạ của mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị. Có nhiều loại kính áp tròng khác nhau với công dụng và màu sắc đa dạng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.

Xem thêm: 8 cách bảo vệ mắt cận để hạn chế tăng độ

Đeo lens là lựa chọn phổ biến để khắc phục các tật khúc xạ

Đeo lens là lựa chọn phổ biến để khắc phục các tật khúc xạ

Kính áp tròng có những loại nào?

Có một số loại kính áp tròng được sử dụng phổ biến bao gồm:

- Loại mềm: được biết đến với tên gọi là kính tiếp xúc mềm hoặc kính thấm nước vì có tác dụng ngậm nước. Kính áp tròng loại mềm thường chứa từ 40 đến 80% nước có tác dụng thẩm thấu oxygen và mang lại cảm giác thoải mái.

- Loại cứng: thường có kích thước nhỏ, phù hợp với giác mạc và được làm từ nguyên liệu LRPO, có khả năng tối ưu hóa việc thẩm thấu oxygen.

- Kính dùng hàng ngày: dành cho những người chỉ đeo kính khi cần thiết trong một khoảng thời gian ngắn.

- Kính dùng hàng tháng: được làm từ silicone hydrogel có tác dụng tăng cường khả năng thấm oxy cho giác mạc.

- Kính đổi màu mắt: thay đổi màu của tròng mắt theo nhu cầu cá nhân.

- Kính bảo vệ mắt: được thiết kế để chống lại tác động của UV, bảo vệ mắt khỏi các tác động có hại từ ánh nắng mặt trời.

Có nên đeo lens không?

Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu về ưu nhược điểm của việc đeo kính áp tròng:

Ưu điểm

- Điều chỉnh tật khúc xạ, mang đến tầm nhìn rõ ràng hơn.

- Gọn nhẹ, tiện lợi, không bị nhòe khi gặp trời mưa hay gọng kính bị trượt xuống như khi đeo kính mắt thông thường.

- Phù hợp với những người hay chơi thể thao, vận động mạnh mà không lo bị rơi ra.

- Đeo kính áp tròng sẽ mang đến tầm nhìn rộng hơn vì kính ở trong mắt.

- Vật liệu hiện đại giúp tròng kính ít bị khô hoặc kính ứng mắt.

Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng kính áp trong không phải là lựa chọn tối ưu với tất cả mọi người vì có những nhược điểm như:

- Kính áp tròng thường đắt hơn mắt kính, đặc biệt nếu cần thay thế thường xuyên.

- Cần bảo quản, vệ sinh thường xuyên để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mắt.

- Có thể gây khô mắt và nếu đeo quá lâu dễ dẫn đến khó chịu hoặc thậm chí tổn thương mắt.

- Nếu mắc phải các vấn đề về mắt như dị ứng thì đeo lens không phải là lựa chọn tốt nhất.

- Khó khăn trong việc đeo và tháo kính áp tròng.

Đeo lens thường gọn nhẹ hơn so với đeo kính mắt

Đeo lens thường gọn nhẹ hơn so với đeo kính mắt

Cách chọn kính áp tròng phù hợp

Việc chọn kính áp tròng phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và thoải mái cho đôi mắt. Dưới đây là một số bước bạn có thể tham khảo khi chọn kính áp tròng:

- Khám mắt: đầu tiên và quan trọng nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn chính xác. Sau khi kiểm tra bác sĩ sẽ đưa ra đề xuất về loại kính áp tròng phù hợp với tình trạng mắt của bạn.

- Xác định mục đích sử dụng: bạn cần đeo lens để khắc phục các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị hay chỉ phục vụ nhu cầu về thẩm mỹ hoặc bảo vệ mắt khỏi tác động của tia UV.

- Chọn loại kính phù hợp: dựa trên hướng dẫn của bác sĩ, bạn hãy chọn loại kính áp tròng phù hợp với nhu cầu. Đồng thời đảm bảo kích thước và độ ôm của kính áp tròng phù hợp với mắt để mang lại cảm giác thoải mái, đồng thời giảm nguy cơ gây kích ứng hoặc tổn thương mắt.

- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng: việc chăm sóc và vệ sinh kính áp tròng đúng cách sẽ giúp bảo vệ mắt và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.

- Kiểm tra định kỳ: thường xuyên kiểm tra lại để đảm bảo kính áp tròng vẫn phù hợp và không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho sức khỏe mắt.

Xem thêm: Duy trì sức khỏe mắt bằng các biện pháp giữ vệ sinh mắt hàng ngày

Khi đeo kính áp tròng cần lưu ý điều gì?

Khi đeo kính áp tròng, có một số điều quan trọng cần lưu ý để đảm bảo an toàn và thoải mái khi sử dụng bao gồm:

- Luôn rửa tay kỹ trước khi chạm vào kính áp tròng. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn và bảo vệ đôi mắt của bạn.

- Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế về cách đeo, cách bảo quản và thời gian sử dụng kính.

- Chỉ sử dụng dung dịch chuyên dụng để làm sạch và bảo quản kính áp tròng. Không sử dụng nước hoặc dung dịch khác không được khuyến nghị.

- Không sử dụng kính khi ngủ, luôn tháo kính áp tròng ra trước khi đi ngủ, trừ khi được chỉ định sử dụng qua đêm.

- Tuân thủ thời gian sử dụng kính áp tròng được khuyến nghị. Không sử dụng lâu hơn thời gian quy định để tránh gây kích ứng hoặc tổn thương cho mắt.

- Kiểm tra kính áp tròng để đảm bảo không bị hỏng, trầy hoặc nứt.

- Không chia sẻ kính áp tròng của bạn với người khác. Mỗi người sử dụng cần có kính áp tròng riêng để tránh lây nhiễm vi khuẩn hoặc các vấn đề khác.

Những câu hỏi thường gặp khi đeo lens

1. Kính áp tròng có thể bị “lạc” trong mắt không?

Do cấu trúc của mắt, kính áp tròng không thể di chuyển ra phía sau mắt. Mặc dù việc đeo lens hơi lệch khỏi vị trí bình thường và trượt dưới mí mắt là điều khá phổ biến nhưng bạn sẽ dễ dàng di chuyển chúng trở lại vị trí cũ.

2. Đeo lens liên tục có an toàn không?

Có những loại kính áp tròng được thiết kế để đeo liên tục trong thời gian dài. Kính áp tròng đeo liên tục thường là loại kính mềm được làm từ nhựa dẻo cho phép oxy đi qua giác mạc. Khi đeo lens thường xuyên bạn cần nhớ vệ sinh đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm trùng mắt. Do đó, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của các chuyên viên y tế về cách chăm sóc mắt cũng như kính áp tròng. Thông thường tần suất vệ sinh là mỗi tuần một lần bằng dung dịch đã được phê duyệt.

3. Đeo kính áp tròng có đau không?

Kính áp tròng được thiết kế đặc biệt để dễ đeo và thoải mái, đồng thời không làm tổn thương đến mắt. Việc đeo lens trong vài lần đầu có thể làm bạn cảm thấy lạ, không thoải mái nhưng bạn sẽ nhanh chóng quen với cảm giác này. Trong trường hợp bạn thấy khó chịu, có thể bụi bẩn đã bám vào mắt phía sau và gây kích ứng. Do đó cần việc vệ sinh kính áp tròng và đôi mắt là rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh mắt Eyemiru Wash mỗi ngày để làm sạch bụi bẩn hay cặn trang điểm để bảo vệ mắt tốt hơn.

Xem thêm: Tất tần tật về nước rửa mắt của Nhật Eyemiru Wash có tốt không

Sử dụng Eyemiru Wash để làm sạch đôi mắt mỗi ngày

Sử dụng Eyemiru Wash để làm sạch đôi mắt mỗi ngày

Nhìn chung, việc có nên đeo lens không tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi người. Tuy nhiên khi đeo cần chú ý vệ sinh cũng như bảo quản đúng cách để đảm bảo an toàn cho mắt. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc có những thông tin bổ ích về việc đeo lens. Để tìm hiểu những chủ đề khác cũng như về thuốc nhỏ mắt Eyemiru, đừng quên truy cập Eyemiru nhé!

/uploads/2023/07.2023/nhuoc-thi-la-gi-thumbnail.jpg_202311231611SS.jpg

Nhược thị (lazy eye) là một trong những vấn đề về thị lực phổ biến nhất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thị lực của trẻ phát triển ở khoảng thời gian đầu đời. Do đó, việc phát hiện và điều trị nhược thị càng sớm càng tốt là rất quan trọng. Nếu không, trẻ bị nhược thị sẽ không phát triển thị lực bình thường và khỏe mạnh. Vậy nhược thị là gì, làm thế nào để phát hiện trẻ bị nhược thị? Hãy cùng Eyemiru tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Nhược thị là gì?

Nhược thị là tình trạng suy giảm tầm nhìn của một mắt do không sử dụng nhiều trong quá trình phát triển thị lực. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thường sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian nếu không được điều trị.

Nếu trẻ bị nhược thị, một mắt sẽ nhìn mờ và mắt còn lại nhìn rõ. Khi đó não bộ của trẻ sẽ chỉ sử dụng mắt có tầm nhìn rõ ràng đồng thời “phớt lờ” mắt kia. Vì vậy sẽ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào mắt khỏe và thị lực của mắt yếu trở nên tệ hơn. Đây là một bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

Nhược thị là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị mất thị lực và ảnh hưởng đến khoảng 5% trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh nhược thị được chia làm hai loại là nhược thị thực thể (suy giảm thị lực ở mắt không thể phục hồi) và nhược thị chức năng (có thể khôi phục thị lực sau khi điều trị).

Nhược thị hay còn gọi là mắt lười

Nhược thị hay còn gọi là mắt lười

Triệu chứng của bệnh nhược thị là gì?

Không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận biết liệu trẻ có bị nhược thị hay không. Về mặt thể chất, trẻ sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào khác biệt để bạn phát hiện nếu trẻ bị nhược thị. Việc chẩn đoán bệnh nhược thị cần có sự can thiệp của y tế. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể theo dõi cách trẻ tương tác với đồ vật và không gian xung quanh để phát hiện biểu hiện bất thường của trẻ, chẳng hạn như:

- Va vào đồ vật, đặc biệt là ở một bên cơ thể của trẻ.

- Thường xuyên nghiêng đầu sang một bên.

- Nhắm một mắt hoặc nheo mắt nhiều.

- Có lác mắt và mí mắt sụp xuống.

- Mắt yếu có thể không thẳng hàng với mắt khỏe, trông lệch tâm hoặc giống như không khớp với hướng mà trẻ đang nhìn.

Nguyên nhân gây ra bệnh nhược thị

Nguyên nhân phổ biến nhất của nhược thị là do các vấn đề về thị lực hoặc các vấn đề về cấu trúc của mắt, bao gồm:

Tật khúc xạ

Tật khúc xạ đề cập đến vấn đề về hình dạng tự nhiên của mắt hoặc khả năng tập trung của chúng khiến tầm nhìn bị mờ. Nếu trẻ mắc tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị mà không được điều trị ngay thì có thể dẫn đến nhược thị.

Xem thêm: 8 cách bảo vệ mắt cận để hạn chế tăng độ

Lác mắt

Lác mắt xảy ra khi hai mắt không thẳng hàng với nhau. Đôi mắt thường di chuyển cùng nhau trong cùng lúc. Do đó khi một trong hai mắt di chuyển mà không khớp với mắt kia, bộ não sẽ bắt đầu phụ thuộc vào mắt này hơn mắt kia.

Cấu trúc của mắt

Bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến chức năng mắt của trẻ đều có thể gây mờ mắt và dẫn đến nhược thị, bao gồm:

- Sụp mí mắt, đặc biệt nếu một mí mắt sụp xuống đủ để che một phần mắt của trẻ.

- Đục thủy tinh thể.

- Các vấn đề với giác mạc.

Ai có nguy cơ mắc bệnh nhược thị?

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể bị nhược thị, trong đó những trẻ dễ bị nhược thị hơn đó là:

- Có tiền sử gia đình mắc các vấn đề về mắt.

- Phát triển chậm.

- Sinh non (sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ).

- Cân nặng khi sinh thấp (dưới 2,5kg).

Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhược thị

Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhược thị

Cách chẩn đoán và điều trị nhược thị

Chẩn đoán

Để được chẩn đoán chính xác về bệnh nhược thị, bạn cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra xem thị lực giữa hai mắt có khác nhau không. Để kiểm tra tầm nhìn của trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, bác sĩ có thể che một mắt của trẻ và đánh giá cách trẻ theo dõi một vật chuyển động tốt như thế nào. Ngoài ra, bác sĩ còn quan sát phản ứng của trẻ khi bị che một mắt. Nếu một bên mắt bị nhược thị và mắt còn lại bị che, trẻ sẽ cố gắng nhìn lên trên hoặc dưới miếng che, kéo nó ra hay khóc.

Ngoài ra, trẻ còn được khám mắt toàn diện để kiểm tra các vấn đề về mắt khác có thể ảnh hưởng đến thị lực. Trong một số trường hợp, thị lực kém ở một bên mắt không phải là bệnh nhược thị mà là tật khúc xạ. Do vậy việc cho trẻ khám mắt định kỳ là điều cần thiết để sớm phát hiện và điều trị những vấn đề bất thường ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt đối với trẻ có tiền sử gia đình mắc các bệnh về mắt nghiêm trọng.

Cách điều trị

Nhược thị sẽ được điều trị bằng cách để não bộ sử dụng bên mắt yếu hơn để nhìn. Phương pháp này sẽ điều chỉnh cũng như tăng cường kết nối giữa não và cả hai mắt của trẻ để khắc phục tình trạng nhược thị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến nhất:

- Đeo miếng che mắt: trẻ bị nhược thị sẽ đeo miếng che mắt ở bên mắt khỏe trong ít nhất vài giờ mỗi ngày. Việc chặn tầm nhìn từ mắt khỏe sẽ buộc não sử dụng mắt yếu, từ đó tăng cường sức mạnh cho bên mắt này.

- Kính mắt: đeo kính có thể điều chỉnh tật khúc xạ gây nhược thị. Khi thị lực của trẻ được cải thiện, não sẽ quay trở lại sử dụng cả hai mắt để nhìn. Vì vậy, trẻ có thể cần kính và các phương pháp điều trị khác cùng một lúc.

- Thuốc nhỏ mắt: bác sĩ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt (thường là atropine) cho mắt khỏe để làm mờ tạm thời và buộc não phải sử dụng mắt yếu hơn. Thuốc nhỏ mắt này an toàn và không ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.

- Phẫu thuật nhược thị: trường hợp này rất hiếm và chỉ được sử dụng khi trẻ bị đục thủy tinh thể hoặc có các vấn đề về cấu trúc khác ở mắt mà những phương pháp khác không thể khắc phục.

Đeo miếng che mắt cần phải thoải mái nhưng vẫn cố định ở đúng vị trí

Đeo miếng che mắt cần phải thoải mái nhưng vẫn cố định ở đúng vị trí

Hầu hết trẻ cần được điều trị nhược thị trong ít nhất vài tháng. Dù với phương pháp nào, bạn cũng cần kiên trì và theo dõi tình trạng cũng như thực hiện đúng với căn dặn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất. Trong thời gian điều trị, trẻ sẽ gặp khó khăn để làm quen với những thay đổi về thị lực. Do vậy bạn nên giải thích cho trẻ hiểu tại sao trẻ cần đeo miếng che mắt, đeo kính hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt. Đồng thời đừng quên khen thưởng, cổ vũ trẻ vì đã kiên trì và khuyến khích trẻ sử dụng mắt yếu hơn thường xuyên. Bên cạnh đó, việc bạn đồng hành cùng trẻ trong quá trình này là rất quan trọng, đặc biệt là khi trẻ cảm thấy chán nản.

Xem thêm: 9 tips bảo vệ đôi mắt cho trẻ mà bố mẹ không thể không biết

Những câu hỏi về bệnh nhược thị ở trẻ em

1. Bệnh nhược thị có thể ngăn ngừa không?

Bạn không thể ngăn ngừa bệnh nhược thị hoặc các vấn đề về thị lực khác gây ra bệnh này. Điều tốt nhất có thể làm là kiểm tra mắt định kỳ.

2. Bệnh nhược thị có tự hết khi trẻ lớn lên không?

Nhược thị không tự biết mất. Nếu không được điều trị có thể gây ra tình trạng mất thị lực vĩnh viễn. Nhược thị có thể điều trị ở thanh thiếu niên và người lớn nhưng mất nhiều thời gian hơn và thường kém hiệu quả hơn.

3. Tần suất khám mắt cho trẻ bao lâu là hợp lý?

Đối với trẻ nhỏ nên khám mắt trong mỗi lần khám sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bắt đầu đi học, tần suất là 1-2 năm/lần.

Nhược thị là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến thị lực của trẻ và không thể ngăn ngừa được. Cách tốt nhất để phát hiện sớm là kiểm tra thị lực thường xuyên. Với những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về nhược thị là gì cũng như biết cách chăm sóc sức khỏe mắt của trẻ tốt hơn. Để tham khảo các thông tin khác về mắt và thuốc nhỏ mắt Eyemiru, hãy theo dõi Eyemiru mỗi ngày nhé!

/uploads/2023/07.2023/quang-ga-la-gi-thumbnail.jpg_202311230911SS.jpg

Đa số chúng ta đều gặp khó khăn khi nhìn trong bóng tối hơn là ánh sáng. Tuy nhiên nếu bạn thấy mình va phải đồ đạc khi di chuyển trong phòng tối hoặc gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm thì rất có thể bạn đã bị quáng gà. Vậy bệnh quáng gà là gì, triệu chứng như thế nào và làm thế nào để cải thiện? Hãy cùng Eyemiru tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Bệnh quáng gà là gì?

Bệnh quáng gà (nyctalopia) hay còn gọi là chứng mù đêm. Đây là bệnh lý thoái hóa sắc tố võng mạc mắt khiến bạn không thể nhìn rõ vào ban đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu như rạp chiếu phim. Tình trạng này thường liên quan đến việc không có khả năng thích nghi nhanh chóng từ môi trường có ánh sáng tốt sang môi trường kém ánh sáng.

Đôi mắt liên tục điều chỉnh theo ánh sáng. Khi ở trong điều kiện thiếu sáng hoặc không có ánh sáng, đồng sẽ giãn ra để tạo điều kiện cho nhiều ánh sáng đi vào mắt hơn. Sau đó ánh sáng được tiếp nhận bởi võng mạc - phần mô ở phía sau mắt chứa tất cả các tế bào hình que và hình nón. Tế bào hình nón giúp bạn nhìn thấy màu sắc. Còn tế bào hình que giúp bạn nhìn thấy trong bóng tối. Khi những tế bào này không hoạt động tốt do chấn thương hoặc bệnh lý thì bạn sẽ gặp khó khăn hoặc không thể nhìn thấy trong bóng tối.

Bệnh quáng gà được đặc trưng bởi tình trạng giảm tầm nhìn vào thời điểm thiếu ánh sáng

Bệnh quáng gà được đặc trưng bởi tình trạng giảm tầm nhìn vào thời điểm thiếu ánh sáng

Các triệu chứng của bệnh quáng gà là gì?

Triệu chứng chính của bệnh quáng gà là khó nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu. Nhưng nếu mọi người đều gặp khó khăn khi nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu, vậy làm thế nào để xác định những gì bạn đang trải qua có bình thường hay không?

Câu trả lời là mức độ rắc rối ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn như thế nào. Nếu bạn khó nhìn khi trời rất tối chẳng hạn như trong rạp chiếu phim và sinh hoạt trong ngày mà không gặp nhiều khó khăn thì là điều bình thường. Nhưng nếu chỉ ánh sáng mờ cũng đủ khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động thông thường thì chắc chắn đã đến lúc cần kiểm tra mắt. Các triệu chứng của quáng gà bao gồm:

- Khó đọc hoặc nhìn thấy tivi trong điều kiện ánh sáng yếu.

- Nheo mắt liên tục trong môi trường ánh sáng kém.

- Thị lực khó điều chỉnh khi di chuyển giữa vùng sáng và vùng tối.

Nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà là gì?

Quáng gà xảy ra khi tế bào hình que ở phía sau mắt bị tổn thương. Điều này có thể do một số bệnh về mắt và tình trạng thiếu vitamin A gây ra. Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh quáng gà cao hơn nếu mắc một trong những bệnh lý về mắt sau:

- Đục thủy tinh thể.

- Bệnh tăng nhãn áp.

- Cận thị.

- Thoái hóa điểm vàng.

- Viêm võng mạc sắc tố.

- Bệnh võng mạc tiểu đường.

- Lão hóa, do tế bào hình que “già” đi và không hoạt động tốt.

Quáng gà thường gặp ở những người lớn tuổi

Quáng gà thường gặp ở những người lớn tuổi, vì họ có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể

Xem thêm: 4 vấn đề về mắt phổ biến và các biện pháp bảo vệ mắt

Làm thế nào để điều trị bệnh quáng gà?

Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh sẽ quyết định cách điều trị là gì:

- Nếu quáng gà do cận thị: thị lực sẽ được cải thiện khi đeo kính cận kể cả vào ban ngày hay ban đêm.

- Đối với quáng gà do bệnh đục thủy tinh thể: việc phẫu thuật là cách điều trị bệnh quáng gà và cải thiện thị lực của người mắc bệnh này.

- Quáng gà do thiếu vitamin A: nên bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ, vì vitamin A sẽ gây ra những tác dụng phụ nếu sử dụng quá liều.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc điều trị sẽ không thể khắc phục hoàn toàn bệnh quáng gà. Tùy thuộc vào khả năng nhìn rõ trong bóng tối, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong một số hoạt động, đặc biệt là lái xe. Nhưng nếu công việc của bạn bắt buộc phải lái xe vào ban đêm thì một số mẹo dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện việc này dễ dàng hơn:

1. Vệ sinh kính chắn gió, đèn pha

Bạn có nhớ lần cuối cùng bạn vệ sinh đèn pha và kính chắn gió là khi nào không? Nếu bạn khó nhìn rõ vào ban đêm thì nên giữ kính chắn gió và kính xe sạch sẽ để tránh cản trở tầm nhìn. Vết bẩn và bụi sẽ làm cho tình trạng khó nhìn tăng lên. Còn việc lau sạch đèn pha có tác dụng để càng nhiều ánh sáng chiếu xuống đường càng tốt, nhiều ánh sáng sẽ giúp bạn dễ nhìn hơn.

2. Căn chỉnh đèn pha và thay cần gạt nước mới

Bạn có biết nên kiểm tra căn chỉnh đèn pha sau mỗi 12.000 dặm không? Đèn pha hướng quá cao hoặc quá thấp sẽ không chiếu sáng con đường phía trước như bình thường. Điều này sẽ làm cho việc nhìn thấy vào ban đêm trở nên khó khăn hơn. Do đó khi bảo dưỡng ô tô theo định kỳ bạn nên yêu cầu căn chỉnh đèn pha. Ngoài ra, hãy thay cần gạt nước sau mỗi 6 - 12 tháng để giúp kính chắn gió luôn sạch sẽ, đặc biệt là khi thời tiết xấu.

3. Điều chỉnh gương chiếu hậu và đèn cabin

Kiểm tra sổ tay hướng dẫn sử dụng ô tô để tìm hiểu xem gương chiếu hậu có chế độ lái xe ban đêm hay không. Điều này có tác dụng làm giảm độ chói trong khi bạn vẫn nhìn thấy đèn pha của những chiếc xe khác. Nếu gương chiếu hậu không có tính năng lái xe ban đêm, có thể cân nhắc mua chiếc mới. Ngoài ra, nếu bảng điều khiển ô tô sáng lên vào ban đêm hoặc có hệ thống đèn nội thất khác, hãy giảm độ sáng xuống mức thấp nhất có thể. Điều này sẽ giảm thiểu độ tương phản giữa bên trong và bên ngoài xe, giúp bạn dễ nhìn hơn.

4. Không nhìn vào đèn của xe đang tới

Khi lái xe ban đêm đừng nhìn vào đèn pha của xe đang chạy tới. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng khó thực hiện hơn bạn nghĩ rất nhiều. Đa số mọi người đều có xu hướng nhìn về phía ánh sáng, nhưng ánh sáng chói này khiến cho việc nhìn thấy càng khó khăn hơn. Thay vào đó, hãy cố gắng tập trung vào vạch đường màu trắng hoặc vàng ở bên phải sẽ giúp bạn không vô tình nhìn vào luồng xe đang chạy tới trong khi vẫn giữ được tầm nhìn về phía trước.

Bệnh quáng gà có thể ngăn ngừa được không?

Bạn không thể ngăn ngừa quáng gà nếu nguyên nhân là di truyền, nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi thói quen sinh hoạt của mình. Hãy thử những điều sau để ngăn ngừa bệnh quáng gà:

- Tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều vitamin A như cà rốt, bí đỏ, rau chân vịt, trứng…

- Đeo kính râm khi ra ngoài vào thời điểm nắng nóng cực điểm giúp bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời. Tia UV làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và bệnh nhãn áp. Do đó nên lựa chọn loại kính râm có những tính năng như: ngăn chặn ít nhất 99% tia UVA, UVB; bảo vệ đôi mắt từ mọi hướng và lọc 75% - 90% ánh sáng xanh.

- Khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về mắt.

- Tập thể dục thường xuyên để giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Đồng thời còn làm giảm huyết áp và lượng đường trong mắt.

Xem thêm: Điều gì xảy ra với thị lực khi cơ thể bị thiếu vitamin A?

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A để ngăn ngừa bệnh quáng gà

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A để ngăn ngừa bệnh quáng gà

Bệnh quáng gà không mang tính nguy hiểm nghiêm trọng nhưng sẽ gây ra những khó khăn cho thị lực trong môi trường ánh sáng kém. Do vậy việc thăm khám và điều trị là cần thiết để có thể sinh hoạt bình thường, đặc biệt là an toàn hơn khi lái xe vào ban đêm. Với bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh quáng gà. Để tham khảo các thông tin khác về mắt và thuốc nhỏ mắt Eyemiru, hãy theo dõi Eyemiru mỗi ngày nhé!