banner
Chăm sóc mắt
/uploads/2024/moi-mat-thum.jpg_202404011504SS.jpg

Hội chứng nhức mỏi mắt (DES) có thể xảy ra sau khi tập trung vào một điểm nào đó trong một khoảng thời gian dài. Đây là tình trạng khá phổ biến với cuộc sống hiện đại, đặc biệt khi phải làm việc quá lâu trên màn hình máy tính, trên các thiết bị kỹ thuật số khác, tiếp xúc với ánh sáng chói mắt trong thời gian dài… đều có thể dẫn đến gây tổn thưởng cho đôi mắt.

Triệu chứng của mỏi mắt

Một số triệu chứng mỏi mắt bao gồm:

– Đau mắt, mắt mệt mỏi, mắt nóng rát hoặc ngứa mắt

– Chảy nước mắt hoặc khô mắt

– Nhìn mờ

– Đau đầu

– Đau cổ, vai hoặc lưng

– Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng

– Khó tập trung

– Khó mở mắt

– Mỏi mắt có thể xảy ra sau khi tập trung vào một điểm nào đó trong một khoảng thời gian dài.

Nguyên nhân gây nhức mỏi mắt

Một trong những nguyên nhân lớn nhất gây mỏi mắt là việc sử dụng màn hình kỹ thuật số hàng ngày trong vài giờ mỗi lần. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hơn 87% dân số Hoa Kỳ sử dụng một hoặc nhiều thiết bị kỹ thuật số trong hơn hai giờ mỗi ngày. Hơn 76,5% trẻ em Mỹ tập trung vào màn hình trong hơn hai giờ mỗi ngày.

Những đứa trẻ này có thể bị mỏi mắt hoặc gặp các tình trạng khác do tiếp xúc với thiết bị kỹ thuật số này. Những người nhìn vào màn hình liên tục trong hai hoặc nhiều giờ mỗi ngày có nguy cơ cao bị mỏi mắt bởi:

– Khi sử dụng máy tính, mắt ít chớp hơn (chớp mắt nhiều sẽ giúp hạn chế khô và mỏi mắt).

– Nhìn màn hình kỹ thuật số ở khoảng cách ngắn

– Sử dụng các thiết bị kỹ thuật số có ánh sáng chói hoặc phản chiếu

Trong một số trường hợp, mỏi mắt do mất cân bằng cơ mắt hoặc thị lực không được điều trị, có thể gây ra hoặc làm xấu đi tình trạng mỏi mắt khi sử dụng máy tính. Một số nguyên nhân khác có thể làm cho tình trạng mỏi mắt thêm nặng như:

– Ánh sáng chói trên màn hình

– Ngồi sai tư thế

– Không khí lưu thông, chẳng hạn như từ điều hòa không khí hoặc quạt gần đó

Một số nguyên nhân phổ biến khác gây ra tình trạng mỏi mắt gồm:

– Đọc sách liên tục không để mắt nghỉ ngơi.

– Lái xe đường dài và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến việc tập trung mắt quá nhiều.

– Tiếp xúc với ánh sáng hoặc ánh sáng chói.

– Mắt bị căng thẳng trong khi tập trung nhìn với ánh sáng mờ.

– Khô mắt hoặc mắt bị tật khúc xạ.

– Cảm thấy căng thẳng hoặc mệt mỏi.

Các cách đơn giản để bảo vệ mắt

  • Bạn cần tuân thủ những cách chữa mỏi điều tiết mắt sau đây để giúp đôi mắt sáng, khoẻ mạnh hơn.
  • 1. Thay đổi thói quen hàng ngày
  • - Chú ý ánh sáng xung quanh
  • Tình trạng mỏi mắt rất dễ xảy ra khi bạn thường xuyên làm việc, học tập trong điều kiện thiếu sáng bởi mắt phải điều tiết theo độ sáng của màn hình và bóng tối xung quanh. Điều kiện lý tưởng nhất khi làm việc với máy tính là bạn nên ngồi trong phòng sáng, tốt nhất là gần cửa sổ nơi có ánh sáng tự nhiên. Nên sắp xếp máy tính về một bên cửa sổ và giảm bớt ánh sáng bằng cách kéo rèm, không để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào màn hình và mắt.

Thay đổi tư thế ngồi

Nếu thường xuyên tiếp xúc với máy tính, hãy điều chỉnh khoảng cách từ màn hình máy tính đến mắt trong khoảng từ 45 - 70 cm. Tâm điểm màn hình cần nằm thấp hơn tầm mắt của bạn và chếch khoảng 10 - 15 độ để đầu, cổ được thoải mái. Lưu ý thả lỏng dáng ngồi, sử dụng ghế có tựa lưng để tránh nhức mỏi khi thời gian làm việc kéo dài.

Áp dụng những phương pháp phù hợp để cải thiện

- Quy tắc 20 - 20 - 20 để thư giãn mắt

Sau 20 phút làm việc hãy để mắt nghỉ ngơi 20 giây và nhìn vào cây xanh hoặc đồ vật ở xa với khoảng cách 20 feet (khoảng 6m). Động tác phóng tầm mắt ra xa sẽ giúp thư giãn cơ thể mi của mắt, từ đó xoa dịu cơn mệt mỏi.

Bài tập thể dục cho đôi mắt sáng khỏe

Bước 1: Lần lượt đưa mắt nhìn lên trên, nhìn xuống dưới, nhìn bên trái, nhìn bên phải, mỗi lần thực hiện kéo dài 3 giây (lặp lại 3 lần)

Bước 2: Nhìn chéo lên phải 3 giây, tiếp tục nhìn chéo dưới bên trái 3 giây (lặp lại 3 lần)

Bước 3: Đảo mắt 1 vòng bên phải 3 giây, sau đó đảo mắt 1 vòng bên trái 3 giây. Chớp mắt vài lần

Bước 4: Nhắm chặt mắt trong 10 giây, thư giãn mắt

Bước 5: Mở mắt to trong 10 giây, tiếp tục chớp mở mắt

Bước 6: Cuối cùng xoa lòng bàn tay vào nhau, áp lên mắt để mắt được thư giãn tối đa\

- Bật chế độ night shift trên điện thoại

Cách khác để giảm mỏi mắt khi sử dụng điện thoại là bật chế độ “night shift”. Chế độ này sẽ giảm các tia sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại. Nhờ vậy, màn hình thiết bị trở nên vàng ấm và trông dịu mắt hơn. Việc chuyển màu màn hình sang gam vàng giúp người dùng đỡ mỏi mắt khi sử dụng điện thoại trong trời tối và hạn chế việc ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Sử dụng dung dịch nhỏ mắt chứa Vitamin B12 (Cyanocobalamin)

Vitamin B12 cần thiết cho dây thần kinh thị giác để truyền thông tin và tín hiệu chính xác từ mắt đến não của bạn. Nếu thiếu hụt Vitamin B12 có thể gây tổn hại dây thần kinh thị giác, thậm chí làm giảm thị lực.

Khi mắt bạn nhìn mờ kèm theo nhức mỏi, rất có thể đôi mắt bạn cần nhiều Vitamin B12 hơn. Để cải thiện tình trạng mỏi mắt do điều tiết, bạn có thể bổ sung Vitamin B12 cho mắt từ thực phẩm dinh dưỡng hoặc dung dịch nhỏ mắt.

/uploads/2024/vai-tro-cua-vitamin-doi-voi-co-the.jpg_202404011504SS.jpg

Bệnh thiếu vitamin A là bệnh hay gặp ở trẻ <3 tuổi. Thiếu vitamin A làm trẻ chậm lớn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, tăng nguy cơ tử vong, khô mắt dẫn tới hậu quả mù loà.

Vai trò của vitamin A trong cơ thể

Vitamin A tham gia vào quá trình tăng trưởng, nếu thiếu vitamin A trẻ kém ăn, chậm lớn. Vitamin A kết hợp với một protein đặc hiệu tạo thành Rhodopsin, chất này cần thiết cho sự nhìn khi thiếu ánh sáng, do đó biểu hiện sớm của bệnh là giảm khả năng thích nghi với bóng tối.

Vitamin A tham gia vào quá trình biệt hóa các tổ chức biểu mô như ở da, khí quản, ruột non. Khi thiếu vitamin A, sản xuất các niêm dịch giảm, khô và sừng hóa các niêm mạc (dạ dày, thực quản, phế quản,...) biểu mô kết mạc, giác mạc, tuyến lệ bị sừng hóa dẫn đến khô mắt.

Vitamin A tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch. Thiếu vitamin A gây suy giảm miễn dịch, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn.

Tác hại của thiếu Vitamin A

Trên thế giới hàng năm có khoảng 500 nghìn trẻ bị mù và khoảng 40 triệu trẻ em bị thiếu vitamin A ở mức độ nhẹ và vừa.

Ở Việt nam:

  • Tại cộng đồng: Có 0,7% trẻ em bị khô mắt do thiếu vitamin A, 70 nghìn trẻ em có triệu chứng thiếu vitamin A và 4400 trẻ bị mù.
  • Tại bệnh viện: Thường gặp ở bệnh nhân bị suy dinh dưỡng (25,5% bệnh nhân suy dinh dưỡng có triệu chứng thiếu vitamin A và 9,1% bị mù do thiếu vitamin A).

Nguyên nhân thiếu vitamin A

Do cung cấp thiếu

  • Ăn quá nhiều bột gạo nhưng không có dầu mỡ.
  • Trẻ nuôi nhân tạo bằng sữa bò tách bơ.
  • Ăn ít rau quả, thức ăn động vật có nhiều vitamin A.

Do hấp thu kém

  • Trẻ bị bệnh tiêu chảy kéo dài.
  • Trẻ mắc các bệnh gan mật: Suy gan, tắc mật.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.
  • Trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn: sởi, lỵ.

Điều kiện thuận lợi

  • Hay gặp ở trẻ nhỏ vì nhu cầu cao gấp 5 - 6 lần so với trẻ lớn và người lớn.
  • Hay gặp ở trẻ nuôi nhân tạo, trẻ bị suy dinh dưỡng, bị nhiễm khuẩn.

Triệu chứng Thiếu vitamin A

- Khô mắt mô tả một quang phổ của các bệnh về mắt do vitamin A thiếu hụt. Nó được đặc trưng bởi tình trạng khô kết mạc và giác mạc bệnh lý, gây ra bởi chức năng không đầy đủ của các tuyến lệ và được biểu hiện bằng các đốm Bitot (các khu vực tăng sinh tế bào vảy bất thường và sừng hóa của kết mạc), tiến triển thành bệnh xơ hóa giác mạc (khô) và keo sừng (mềm).

- Thiếu vitamin A cũng gây ra bệnh quáng gà và bệnh võng mạc vì vitamin A là chất nền cho các sắc tố thị giác cảm quang trong võng mạc.

- Xương kém phát triển.

- Các vấn đề về da liễu không đặc hiệu, chẳng hạn như tăng sừng, tăng sừng nang lông, và sự phá hủy các nang lông và thay thế chúng bằng các tuyến tiết chất nhờn.

- Suy giảm hệ thống miễn dịch qua trung gian dịch thể và tế bào do tác động trực tiếp và gián tiếp lên tế bào thực bào và tế bào T dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng: tiêu chảy, viêm phổi…

Các cách bổ sung vitamin A hiệu quả

Nguyên nhân chủ yếu của việc thiếu vitamin A chính là do khẩu phần ăn thiếu đi thực phẩm chứa loại chất này. Do đó, người bệnh cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất một cách hợp lý. Sau đây là một số cách phổ biến giúp cơ thể bổ sung vitamin A hiệu quả:

  • Bổ sung từ thực phẩm: Cà rốt, gan động vật, khoai lang, bí ngô, ớt chuông đỏ, cần tây,...
  • Bổ sung từ thức uống: Sữa và các chế phẩm từ sữa, sinh tố xoài, nước ép bưởi, nước ép dưa hấu,...
  • Bổ sung thông qua thực phẩm chức năng

- Khuyến cáo bổ sung định kỳ cho các quần thể đặc hữu về tình trạng thiếu vitamin A, với liều lượng sau (trong đó 1 microgram retinol = 3,3 đơn vị quốc tế):

Chỉ định:

  • Cho tất cả những trẻ khô mắt.
  • Những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng

Đường uống:

Tuổi Trẻ < 1 tuổi Trẻ > 1 tuổi

  • Tổng liều 300.000 đơn vị 600.000 đơn vị.
  • Ngày 1 100.000 đv 200.000 đv.
  • Ngày 2 100.000 đv 200.000 đv.
  • Sau 2 tuần 100.000 đv 200.000 đv.

Đường tiêm bắp sâu: Liều bằng 1/2 liều uống. Cho những trẻ bị bệnh gan mật, rối loạn tiêu hoá kéo dài, nôn nhiều.

Chú ý: Khi dùng vitamin A phải theo dõi ngộ độc vitamin A không. Biểu hiện như trẻ nôn, chóng mặt, nhức đầu, tăng bài tiết mồ hôi, thóp căng phồng, nhìn đôi, miệng lưỡi sưng tấy, chảy máu, vàng da, kém ăn. Xét nghiệm thấy giảm prothrombin, tăng canxi máu, tăng lipid máu.

Tại mắt: Nhỏ dung dịch chloramphenicol 0,4% hoặc vitamin A tan trong nước ngày 2 - 3 lần.

Phòng bệnh thiếu vitamin A

Phòng bệnh bằng chế độ ăn cho bà mẹ và trẻ em

Đối với bà mẹ: Khi có thai và cho con bú cần ăn nhiều thức ăn giàu vitamin A, ăn tăng dầu mỡ.

Đối với trẻ:

  • Cho trẻ bú sớm, ngay sau đẻ từ 30 phút đến 1 giờ, bú hoàn toàn trong 4 - 6 tháng đầu, bú kéo dài 18 - 24 tháng.
  • Ăn bổ sung từ 4 - 6 tháng trở lên, ăn theo ô vuông thức ăn.

Uống vitamin A liều cao

Nếu không có đủ vitamin A, nên ưu tiên cho những trẻ có nguy cơ đe doạ thiếu vitamin A như trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, trẻ bị sởi, lỵ, trẻ bị suy dinh dưỡng vừa và nhẹ, viêm phổi kéo dài, vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao.

Trẻ < 6 tháng: nếu chỉ có bú mẹ thì không cần uống.

Nếu nuôi nhân tạo cho uống 50.000 đv/lần, 6 tháng uống 1 lần.

  • Trẻ dưới 1 tuổi: 100.000 đv/lần; 6 tháng/lần.
  • Trẻ trên 1 tuổi: 200.000 đv/lần; 6 tháng /lần.
  • Đối với người mẹ: sau đẻ trong tháng đầu có thể uống 200.000 đv/lần.

Khi mang thai và cho con bú nếu nghi ngờ thiếu vitamin A thì uống 10.000 đv/ngày, uống trong 2 tuần.

/uploads/2024/nho-mat-thum.jpg_202404011404SS.jpg

Sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Áp dụng đúng một số lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa những tai biến do sử dụng thuốc nhỏ mắt sai cách.

Dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác

Tương tự như những đồ dùng cá nhân, không nên dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác. Bạn nên biết, vi khuẩn, bụi bẩn và mầm bệnh có thể lây giữa người với người. Vì vậy, bạn hãy tránh việc dùng chung thuốc với người khác để không phải mắc những bệnh không đáng có.

Không chú ý đến thời hạn sử dụng của thuốc

Một trong những sai lầm khi sử dụng thuốc nhỏ mắt là không phân biệt được hạn sử dụng kể từ ngày sản xuất và hạn dùng sau khi mở nắp. Một thuốc khi chưa mở nắp có hạn sử dụng có thể lên đến 2 năm từ ngày sản xuất. Tuy nhiên, sau khi mở nắp thì hầu hết thuốc chỉ còn được dùng trong 15 đến 30 ngày để đảm bảo vô trùng. Bạn nên ghi trên lọ ngày mở nắp. Bạn không sử dụng thuốc sau thời hạn cho phép vì có thể gây hại cho mắt. Nếu không rõ thời gian, bạn có thể hỏi bác sĩ, dược sĩ hoặc xem trên nhãn thuốc

Sử dụng thuốc nhỏ mắt không theo chỉ định

Theo các bác sĩ nhãn khoa, việc sử dụng thuốc nhỏ mắt bừa bãi là rất nguy hiểm. Đặc biệt, những thuốc co mạch hoặc corticoid có thể gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, giảm thị lực…khi dùng không đúng chỉ định. Ngoài ra, nhầm lẫn khi dùng thuốc nhỏ mắt có thể xảy ra do khó phân biệt với các loại thuốc khác. Điều này có thể gây hại cho mắt, thậm chí là bị bỏng. Một số mẹo để tránh nhầm lẫn như:

Thuốc nhỏ mắt chưa hết hạn vẫn dùng tiếp

Rất nhiều người không thường xuyên dùng thuốc nhỏ mắt nên có khi một lọ dùng đến tận mấy tháng. Hay có người trong quá trình điều trị về mắt, cảm thấy mắt đã tốt lên và không cần sử dụng thuốc nữa nhưng vì tiếc mà không vứt đi, để lúc khác sử dụng tiếp. Đó là các sai lầm khiến đôi mắt bạn đứng trước các rủi ro không hề nhỏ.

Trên thực tế, lọ thuốc nhỏ mắt khi được mở ra, rất dễ biến chất và sản sinh vi khuẩn. Bởi vậy, cần sử dụng càng sớm càng tốt và chỉ nên dùng trong khoảng 1 tháng. Sau 1 tháng, dù không dùng hết thì cũng nên vứt bỏ.

Tùy ý sử dụng thuốc nhỏ mắt

Nhiều người sẽ tự ý mua thuốc nhỏ mắt khi cảm thấy mắt khó chịu mà thậm chí không rõ tình trạng mắt mình như thế nào, nên dùng loại thuốc gì. Các thành phần trong thuốc nhỏ mắt là khác nhau, có những loại chủ yếu là nước muối sinh lý, có loại bổ sung thêm vitamin, các chất bổ mắt…

Ví dụ như sẽ có một vài loại thuốc chống chỉ định cho người bị tăng nhãn áp, nếu bị bệnh này mà không chú ý, sử dụng thuốc này rất dễ gây tổn thương mắt. Do đó, nếu mắt cảm thấy khó chịu, cần nên đến bệnh viện kiểm tra để bác sĩ kê thuốc nhỏ phù hợp nhất cho đôi mắt của bạn.

Nhỏ nhiều loại thuốc cùng lúc

Nếu bạn đang sử dụng nhiều loại thuốc nhỏ mắt một lúc, bạn nên có thời gian nghỉ giữa các lần nhỏ các loại thuốc khác nhau. Sau khi nhỏ loại thuốc được kê đơn, bạn có thể đợi 30 phút rồi sau đó mới nhỏ loại thuốc không cần kê đơn.

Các loại thuốc khác nhau có thể sẽ tương tác với nhau gây nóng rát mắt hoặc chảy nước mắt, và làm giảm hiệu quả của thuốc. Nếu loại thuốc cần kê đơn của bạn chỉ cần nhỏ 1 lần trong ngày, thì bạn sẽ có cả ngày để nhỏ các loại thuốc còn lại. Trao đổi với bác sỹ để biết được khoảng cách thời gian tốt nhất giữa các lần nhỏ thuốc.

Lạm dụng thuốc

Nhiều người có thói quen nhỏ thuốc nhỏ mắt khi mắt nhức mỏi hoặc có dấu hiệu mắc bệnh, vì họ nghĩ rằng dùng thuốc nhỏ mắt sẽ chống lại được các triệu chứng này và tạo cảm giác dễ chịu tức thì. Thói quen này kéo dài và đôi khi người dùng vô tình mắc phải chứng “nghiện” thuốc nhỏ mắt.

Có thể bạn chưa biết rằng việc lạm dụng thuốc nhỏ mắt hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt không đúng cách dễ gây những tác dụng phụ không đáng có. Các chất chống viêm, kháng sinh, chất bảo quản có trong thuốc nhỏ mắt khi dùng lâu dài gây nhiều tác dụng phụ cho mắt: viêm, cườm nước, thủng mắt, thậm chí gây mù lòa

Nhỏ thuốc sai cách

Nhỏ thuốc sai cách có thể làm thuốc giảm hiệu quả, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng xấu đến mắt. Một số lưu ý bạn cần biết để tránh các sai lầm khi sử dụng thuốc nhỏ mắt:

Bạn hãy tháo kính áp tròng trước khi nhỏ thuốc và chỉ mang lại sau khi nhỏ ít nhất 20 phút. Kính có thể cản trở sự phân bố và hấp thu thuốc, làm giảm hiệu quả thuốc.

Tránh để miệng lọ thuốc chạm vào mắt và lông mi; nên để lọ cách mắt khoảng 1 inch khi nhỏ mắt.

Rửa sạch tay trước khi nhỏ mắt để tránh bụi và vi khuẩn từ tay rơi vào mắt hoặc vào lọ thuốc.

Không nên giữ lại lọ thuốc đã dùng sau khi khỏi bệnh.

Không rửa ống thuốc

Không sử dụng thuốc đã bị đổi màu hoặc kết tủa.

Nhỏ thuốc vào giữa mắt.

Không chớp mắt mạnh sau khi nhỏ; nên nhắm mắt nhẹ trong vài giây hoặc chớp mắt như bình thường.

Ấn nhẹ ngón tay vào tuyến lệ bên hông sống mũi sau khi nhỏ thuốc để tránh thuốc theo hệ thống nước mắt hấp thu nhanh vào máu, giúp giảm tác dụng phụ tiềm ẩn.

Đeo kính áp tròng khi đang nhỏ mắt

Nếu không tháo kính áp tròng, việc hấp thụ thuốc nhỏ mắt sẽ bị cản trở và giảm hiệu quả điều trị bệnh.

Nên: Tháo kính áp tròng ra trước khi nhỏ thuốc vào mắt.

Không tuân thủ thời gian nhỏ thuốc mắt

Nhiều người cứ thấy mắt khó chịu, ngứa ngáy, mỏi mắt… là lấy thuốc nhỏ mắt ra dùng mà không chú ý đến thời gian dùng thuốc.

Tuy nhiên, đây cũng là quan niệm sai lầm. Với mỗi loại thuốc trị bệnh về mắt lại có quy định về liều lượng, thời gian sử dụng nhất định. Việc sử dụng tùy tiện có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, kéo dài thời gian điều trị, thậm chí làm cho điều trị trở nên khó khăn hơn.

Nên: Tuyệt đối tuân thủ theo đúng liều lượng, thời gian dùng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định và hướng dẫn. Đặc biệt là thuốc điều trị glocom buộc phải dùng đúng thời gian theo chỉ dẫn bác sĩ

/uploads/2024/con-trung-art-thum.jpg_202404011404SS.jpg

Việc côn trùng không may đụng trúng vào mắt gây nên những tổn thương rất dễ xảy ra. Nếu các bạn không có sự bảo vệ tốt cho đôi mắt của mình thì tất nhiên gặp tình huống này rất cao.

Những trường hợp côn trùng bay vào mắt thường gặp

Có thể thấy rằng điều kiện khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt trong thời tiết giao mùa, đây cũng chính là thời điểm sinh sản của rất nhiều loài côn trùng. Nếu lúc này bạn đi đường và không đeo kính bảo vệ thì tỉ lệ bạn bị côn trùng đụng trúng mắt sẽ là cực kì cao. Và bạn lưu ý rằng một vài loại côn trùng có dịch thể gây bỏng rát. Việc bị côn trùng bay vào mắt sẽ cực kỳ nguy hiểm như những lúc khi đang lái xe.

Khi côn trùng dính vào mắt của bạn. Với kết cấu cơ thể không may gặp phải vài loài có gai nhọn, có độc cũng như chúng sẽ phản ứng mạnh gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho giác mạc. Nếu lúc này mà bạn không xử lý lấy chúng ra đúng cách, bạn có thể bị viêm nhiễm giác về mạc. Việc viêm nhiễm trong thời gian dài mà không được điều trị kịp thời sẽ khiến bạn bị giảm thị lực và có thể dẫn đến bị mù.

Như vậy chúng ta có những trường hợp côn trùng bay vào mắt như:

Khi bạn đang tham gia chạy xe ở trên đường.

Côn trùng bị thu hút bởi các ánh đèn trong nhà và bay vào.

Đi qua khu vực mà có quá nhiều côn trùng.

Khi đang ngủ bạn cũng hay bị côn trùng chui vào mắt.

Một số hành động cần tránh khi côn trùng bay vào mắt

Dụi mắt

Mắt bị côn trùng bay vào sẽ khiến phần kết mạc bị đỏ ửng do kích ứng. Lúc này hành động dụi mắt sẽ khiến mắt bị tổn thương nặng hơn khi có dị vật, khiến chúng đi vào sâu trong mắt hơn, nguy cơ gây tróc biểu mô giác mạc, rách võng mạc, nhiễm trùng mắt hay thậm chí là tạm thời mù lòa.

Không dụi mắt khi có công trùng kẹt trong mắt, khiến mắt tổn thương thêm.

Thổi vào mắt

Nhiều người hay có thói quen nhờ người khác thổi vào mắt thì có côn trùng bay vào. Các chuyên gia nhãn khoa nhận xét hành động này là vô cùng nguy hiểm bởi trong nước bọt của chúng ta chứa khá nhiều vi khuẩn gây hại, chúng có thể xâm nhập vào mắt và gây viêm nhiễm.

Đặc biệt nếu loại côn trùng kẹt trong mắt là loại có nọc độc thì việc thổi càng khiến chúng tiết nhiều độc tố hơn. Hay thậm chí lông của nó còn có khả năng xuyên vào làm chảy nước mắt, viêm nhiễm, suy giảm thị lực.

Tự nhỏ thuốc nhỏ mắt

Không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm nhất là corticoid nếu bạn chưa được bác sĩ thăm khám và kê đơn. Nhỏ thuốc có thể làm dịu mắt ngay lúc đó nhưng sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe và thị lực về sau.

Sử dụng lá cây đắp mắt

Tuyệt đối không dùng các loại lá cây, côn trùng đắp mắt theo lời người khác chỉ khi công dụng chưa được kiểm chứng.

Các phương án xử lý

Khi côn trùng bay vào mắt, cách xử trí đúng là cần nhúng mắt vào một cốc nước sạch và nháy mắt liên tục để côn trùng trôi ra ngoài. Nếu cảm thấy côn trùng hay một phần của côn trùng còn trong mắt khiến mắt cộm, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, đau nhức mắt thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa mắt để các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.

– Chớp mắt thật nhanh: Phản xạ chớp mắt chính là cách tốt để làm sạch mắt. Chớp mắt nhanh có thể loại bỏ được các loại côn trùng nhỏ. Nếu bị chảy nước mắt, nên để nước mắt chảy ra ngoài để loại bỏ sạch côn trùng trong mắt một cách tự nhiên.

– Dùng gạc hoặc khăn ướt: Làm ẩm một miếng gạc, hoặc miếng vải nhỏ bằng cotton với nước sạch, sau đó nhẹ nhàng chấm lên mắt để lấy côn trùng mắt kẹt trong mắt. Lưu ý không chà hoặc tạo quá nhiều lực lên giác mô của mắt, vì đây là khu vực rất nhạy cảm, có thể bị đau nếu chạm vào.

– Kéo mí mắt: Thao tác này được thực hiện cụ thể là kéo mí mắt rồi lại chớp mắt vài lần nữa, sẽ giúp lấy các dị vật nhỏ ra khỏi mí mắt, nên lặp lại quá trình nhiều lần nếu chưa lấy được dị vật.

– Dùng thuốc nhỏ mắt: Nếu côn trùng vẫn ở trong mắt sau khi chớp mắt nhiều lần, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt giúp quá trình đẩy côn trùng ra ngoài được nhanh chóng.

Việc điều trị lấy dị vật sinh học rất nan giải. Do lông côn trùng rất nhỏ, dài, dễ gãy nên quá trình lấy dị vật ra là rất khó khăn. Nếu muốn lấy hết dị vật thì có thể làm tổn thương giác mạc trầm trọng. Trường hợp không lấy được dị vật, bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, chống viêm tích cực. Việc điều trị cần kéo dài cho đến khi quá trình viêm ổn định, để thải hết lông côn trùng.

Cách phòng tránh côn trùng bay vào mắt

Việc điều trị bệnh do côn trùng bay vào mắt nhìn chung cũng khá phức tạp và khó khăn. Quá trình này cũng tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc. Bên cạnh đó, người bệnh cũng gặp nguy cơ suy giảm thị lực của mắt nên việc phòng tránh rất đáng lưu tâm. Ngoài việc phải xử lý loại bỏ côn trùng đúng cách ra. Bạn cần biết cách phòng tránh mắt tổn thương bởi các loại côn trùng.

Đeo kính mỗi khi di chuyển trên đường

Chúng ta thường sẽ cảm thấy bị loá mắt và khó chịu khi đeo kính đi đường. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng để thực hiện thói quen đeo kính hoặc đội nón bảo hiểm trang bị kính chắn gió. Bạn có thể sử dụng loại kính mát chống lóa để đeo mỗi khi di chuyển. Ngoài việc tránh côn trùng bay vào mắt, kính cũng giữ sạch đôi mắt khỏi những khói bụi trên đường.

Ngoài nguy cơ bị côn trùng bay vào mắt mỗi khi di chuyển trên đường, điều này có thể xảy ra trong chính ngôi nhà thân yêu của chúng ta. Ban đêm, nhiều côn trùng nhỏ có thể bay vào nhà và chui vào mắt khi chúng ta đang ngủ. Để bảo vệ tốt nhất sự an toàn cho gia đình, bạn có thể lắp đặt cửa lưới chống muỗi và côn trùng. Nhờ đó, bạn có một không gian sống thật thoải mái và đảm bảo an toàn.

Vì đôi mắt cực kỳ tinh tế nhạy cảm, chúng có thể bị ảnh hưởng lớn bởi những tác động nhỏ nhất. Nếu có bất cứ thứ gì đã dính vào mắt, bạn phải cố gắng loại bỏ chúng càng sớm càng tốt. Hãy thực hiện sơ cứu đúng cách  để loại bỏ các dị vật hiệu quả.

 

/uploads/2024/giam-mo-mi-mat-tren.jpg_202403120003SS.jpg

Bọng mỡ mí mắt thường xuất hiện khi da bị lão hóa, stress, mất ngủ, ăn uống thiếu điều độ, thai sản… Để cải thiện khuyết điểm này bạn cần chế độ chăm sóc hợp lí và tỉ mỉ. Cũng như kết hợp với phương pháp massage giảm mỡ mí mắt.

Vai trò của mí mắt

Mí mắt là một kết cấu phức hợp gồm da, các mô dưới da, cơ vòng mi, sụn mi và kết mạc phần sụn mi giúp che kín và bảo vệ mặt trước của mắt. Ngoài ra mí mắt cũng hỗ trợ cung cấp độ ẩm cần thiết cho mắt thông qua việc chớp mắt.

Nhìn chung, mí mắt có vai trò:

  • Duy trì tính thẩm mỹ cho mắt.
  • Bảo vệ các thành phần bên trong mắt (như giác mạc).
  • Ngăn ngừa bụi hoặc dị vật rơi vào trong mắt.
  • Khi chớp mí mắt, nước mắt dàn đều giúp mắt luôn trơn ướt, nhìn rõ ràng và loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trong mắt.

Những nguyên nhân dẫn đến mỡ mí mắt trên

- Do lão hóa: Đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”, cũng là nơi tố cáo tuổi tác của chị em nhiều nhất, khi càng nhiều tuổi, vùng da mắt se càng chùng nhão, lớp mỡ trên mí mắt càng to dần lên và sụp xuống, nếu không may xuất hiện thêm quầng thâm thì sẽ khiến chị em bị già hơn tuổi thật rất nhiều.

- Do di truyền: Theo nghiên cứu, không ít những người trẻ cũng gặp tình trạng mỡ mí mắt trên xuất hiện khá nhiều, hiện tượng này hầu hết đều do di truyền, “kế thừa” lại từ ông bà hoặc ba mẹ.

- Bên cạnh 2 nguyên nhân trên thì mỡ mí mắt còn xuất hiện do quá trình sinh hoạt không đều độ, mất cân đối, stress kéo dài, mất ngủ liên tục...

Cách làm giảm mỡ mí mắt trên

Dù mỡ mí mắt trên xuất hiện vì bất kỳ nguyên nhân nào thì việc xử lí chúng là điều cần thiết để giúp chị em có thể xoá bỏ tự ti và tự tin hơn, cùng xem có những cách làm giảm mỡ mí mắt trên nào nhé!

Cách làm giảm mỡ mí mắt trên bằng nha đam

Nha đam là nguyên liệu không quá xa lạ với chị em, không chỉ là loại thực phẩm có nhiều công dụng, nha đam còn được sử dụng như một nguyên liệu thần thánh giúp loại bỏ mỡ mí mắt trên vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện: Trước khi đi ngủ, sử dụng nha đam đã rửa sạch và loại bỏ lớp gel nhờn để đắp 15 phút lên vùng mí mắt trên có nhiều mỡ thừa. Thực hiện đều đặn ít nhất 3 lần/tuần.

Cách làm giảm mỡ mí mắt trên bằng khoai tây

Khoai tây là thực phẩm chứa các enym cần thiết cho việc điều trị quầng thâm, bọng mỡ mí mắt trên. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng khoai tây làm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hàng ngày, đây còn đc xem là “bảo bối” trong việc chăm sóc sắc đẹp cho chị em.

Cách thực hiện: Cắt khoai tây thành lát mỏng sau đó để trong ngăn mát tủ lạnh 5-10 phút rồi đắp khoai tây lên vùng mắt 10-15 phút, sau đó rửa sạch vùng mắt lại với nước. Phương pháp sẽ phát huy tác dụng tối đa nếu được thực hiện vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy.

Cách làm giảm mỡ mí mắt trên bằng Hút mỡ mí mắt trên

Nếu như sau khi thực hiện các phương pháp trên mà vẫn không mang lại kết quả như ý muốn thì bạn cũng đừng quá lo lắng, vì đặc điểm của các phương pháp dân gian này là thường đem lại hiệu quả thẩm mỹ không cao và bạn phải kiên trì thực hiện liên tục tròn khoảng thời gian khá dài.

Hút mỡ mí mắt trên là một phương pháp thẩm mỹ đang được chị em yêu thích vì mang lại kết quả nhanh chóng và xử lý mỡ thừa, da chùng nhão triệt để.

Đây chỉ là một tiểu phẫu nhỏ được thực hiện ở mi trên của đôi mắt bằng một đường mổ nhỏ. Sau khi đánh dấu cẩn thận, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ và thực hiện kỹ thuật bóc mỡ mí mắt trên, sau đó cắt mỡ mí mắt trên đi, đồng thời thắt chặt cơ nâng mi trên và loại bỏ da thừa vùng mí mắt trên cùng lúc. Tiếp theo bác sĩ sẽ may lại vết mổ bằng chỉ thẩm mỹ siêu nhỏ nên hoàn toàn không để lại sẹo xấu sau khi phẫu thuật.

Massage

Massage cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện bọng mắt. Có 3 cách massage thường được áp dụng là:

– Massage bầu mắt: dùng hai đầu ngón tay vuốt nhẹ hai bầu mắt trong khoảng 15 phút. Vừa vuốt vừa thư giãn. Sau khi thực hiện xong, hãy rửa mặt lại với nước sạch để giữ vệ sinh cho mắt.

– Massage xung quanh mắt: dùng hai đầu ngón tay xoa tròn theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 5 phút và đổi ngược lại. Sau đó, thực hiện đắp khăn ấm 3 phút để kết thúc quá trình này.

– Massage đuôi mắt: dùng ngón áp út vuốt dọc theo chiều từ đầu mắt đến đuôi mắt, rồi dùng ngón trỏ và ngón giữa xoay tròn nhẹ đuôi mắt. Thực hiện khoảng 10 phút mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt.

 



/uploads/2024/dau-mat-do-nhin.jpg_202403120003SS.jpg

Bệnh đau mắt đỏ có thể gây ảnh hưởng xấu đến thị lực nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách. Bệnh rất dễ lây nhiễm, nếu một thành viên trong gia đình bị đau mắt đỏ rất dễ lây cho cả nhà.

Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh hay không?

Vì không có những kiến thức cơ bản về căn bệnh này nên nhiều người vẫn cho rằng, chỉ cần nhìn vào người bị bệnh đau mắt đỏ là sẽ lây bệnh. Chính vì thế, phương pháp đeo kính râm khi đau mắt đỏ sẽ giúp hạn chế khả năng nhìn vào người bệnh và phòng ngừa lây nhiễm. 

Tuy nhiên, quan điểm “Nhìn vào người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh” là sai lầm. Khi nhìn vào mắt người bệnh, bạn sẽ không thể lây bệnh vì nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh này đó là vi khuẩn và virus. Khi bị bệnh, virus sẽ có nhiều trong gỉ mắt, nước mắt của người bệnh, thậm chí sẽ có trong mũi, miệng và nước bọt của người bị nhiễm bệnh. 

Có rất nhiều cách khiến cho virus có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường bên ngoài và xâm nhập vào cơ thể những người không bị bệnh. Chẳng hạn như, khi tay người lành có dính nước mắt hay dịch tiết của người bệnh và họ vô tình dụi vào mắt, hoặc bắt tay người bệnh hay dùng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là khăn mặt của người bệnh, chậu rửa mặt, bát đũa của bệnh nhân,… Ngoài ra, nếu bạn chạm tay vào nắm đấm cửa hay nút bấm thang máy có dính virus từ người bệnh thì bạn cũng có nguy cơ lây bệnh. 

Dấu hiệu tình trạng đau mắt đỏ đang lây lan xung quanh bạn

Dấu hiệu nhận biết tình trạng đau mắt đỏ của đối phương đang có nguy cơ lây lan xung quanh bạn rất quan trọng. Người đau mắt đỏ thường có những dấu hiệu nhận biết như:

  • Tròng trắng của mí mắt xuất hiện tình trạng đỏ hồng.
  • Nước mắt chảy liên tục không thể kiểm soát.
  • Ghèn đóng nhiều trên mí mắt, lông mi. Đặc biệt là sau khi ngủ dậy.
  • Thi thoảng xuất hiện chất dịch màu xanh lá cây hoặc trắng chảy ra từ mắt.
  • Cảm giác khó chịu ở một hoặc cả hai mắt.
  • Ngứa mắt.
  • Tầm nhìn mờ, hạn chế không còn được như lúc chưa bệnh.
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng, gió.
  • Mí mắt bị sưng phù.

Ngoài ra, bản thân người bệnh cũng có thể phân biệt được tình trạng đau mắt đỏ do virus hay vi khuẩn gây ra. Từ đó cung cấp cho bác sĩ khi đi khám bệnh để bác sĩ dễ dàng tầm soát và điều trị chính xác. Nhận biết bệnh đau mắt đỏ bằng những yếu tố đơn giản như:

  • Tuổi tác: Virus gây ra hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ ở người lớn.
  • Nhiễm trùng tai: Nếu trẻ con bị viêm kết mạc do vi khuẩn, thông thường trẻ cũng bị nhiễm trùng tai cùng lúc. Vậy người lớn có thể xem con mình có bị tình trạng viêm trùng tai không.
  • Lượng dịch tiết ra: Nhiều dịch tiết ra từ mắt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Màu sắc hoặc sắc thái của tròng trắng mắt: Màu cá hồi (hồng nhạt) có thể là dấu hiệu của nhiễm virus. Màu đỏ có nhiều khả năng viêm kết mạc do vi khuẩn gây nên.
  • Nếu bệnh ở một hoặc cả hai mắt: Nếu bạn bị đau mắt đỏ ở cả hai mắt, có thể nguyên nhân do virus gây ra.

Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng lây lan mắt đỏ

Lây lan đau mắt đỏ trong dân gian hay tỉ tê là do nhìn vào mắt của người bệnh. Tuy nhiên, đây là yếu tố không có căn cứ và khoa học vẫn chưa chứng minh.

Các bác sĩ đã chỉ ra những yếu tố lây mắt đỏ phải kể đến như:

  • Tiếp xúc với chất tiết từ người bệnh (ghèn mắt, nước mắt, nước bọt) là một trong những nguồn lây nhiễm khá mạnh và phổ biến. Bởi tiền đau mắt đỏ thường không có triệu chứng và bản thân người mắc cũng không hay biết, trong khoảng thời gian đó họ vẫn đi học, đi làm, sinh hoạt bình thường, vô tình lây lan cho người khác.
  • Lây qua đường hô hấp: Nước bọt, nước mũi khi người bệnh hắt xì có thể bắn trong không khí khiến virus, vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào vật chủ khỏe mạnh.
  • Tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của bệnh nhân: khăn tắm, dùng chung ly nước, khăn mặt, bát đũa…
  • Qua đường quan hệ tình dục: Con đường tuy gián tiếp như hoàn toàn căn cứ, việc quan hệ tình dục sẽ khiến người bệnh và người khỏe mạnh có những cử chỉ thân mật, ôm hôn, từ đó virus, vi khuẩn lây sang thuận tiện.
  • Tiếp xúc gián tiếp qua cầm, nắm, chạm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như đồ chơi, tay nắm cửa, nút bấm cầu thang máy.

Những cách giúp hạn chế tình trạng lây lan đau mắt đỏ

Vì đau mắt đỏ chưa có vaccine, chưa có thuốc đặc trị và dễ bị tái phát và đặc biệt mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và chính người vừa hết bệnh có thể là nguồn lây trong vòng 1 tuần sau khỏi bệnh. Vì vậy, nên tuân thủ các biện pháp ngay cả khi chưa mắc bệnh lẫn người đang mắc bệnh:

1. Người khỏe mạnh

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân đúng cách, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn và sau khi cầm nắm những vật dụng dùng chung như nắm cửa, nút bấm cầu thang máy,…
  • Hạn chế dùng chung những vật dụng cá nhân: khăn tắm, khăn lau mặt, chậu rửa mặt,…
  • Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng kèm nước sạch, phơi khăn nơi có đủ ánh sáng mặt trời để có thể tiêu diệt được một số vi khuẩn gây bệnh.
  • Hạn chế dùng tay dụi vào mắt, vì lúc đó, bản thân người khỏe mạnh hoàn toàn không biết tay có mang mầm bệnh hay không, vô tình dụi mắt, tạo điều kiện cho virus gây bệnh đau mắt đỏ lây lan.

2. Người đang bị đau mắt đỏ

 Với người đang đau mắt đỏ, việc hạn chế tình trạng lây lan cho người khác vô cùng cần thiết. Người bệnh có thể thực hiện bằng cách sau:

  • Rửa tay thường bằng xà phòng, nước rửa tay khô hoặc dung dịch sát khuẩn
  • Rửa mắt ít nhất 3 lần/ngày vào các thời điểm: sáng, trưa, tối bằng dung dịch muối pha loãng (0.9% lượng muối).
  • Trong thời gian bị đau mắt đỏ, tuyệt đối không được dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn lau mặt, chăn gối với người khỏe mạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với người chưa bị tình trạng đau mắt đỏ.
  • Hạn chế đến những nơi đông người, vì vô tình bạn sẽ mang mầm bệnh đến cho người khác.
  • Tuyệt đối không tự làm “bác sĩ tại nhà” bằng cách dùng những bài thuốc dân gian từ lá trầu, lá dâu… đắp trực tiếp lên mắt.
  • Đeo kính râm giúp mắt hạn chế tiếp xúc với ánh sáng vừa giúp bạn hạn chế dụi mắt, giảm thiểu khả năng lây bệnh.
  • Nên đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng của đau mắt đỏ để được chỉ định điều trị kịp thời, không nên để tình trạng kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.